Thói quen dừng xe ngay dưới lòng đường để mua đồ của người Hà Nội

Nhật Minh |

Thời gian qua, tại nhiều tuyến phố lớn ở Hà Nội xuất hiện các chợ cóc, chợ tự phát ngang nhiên lấn chiếm vỉa hè, lòng đường. Không ít người dân có thói quen dừng xe ngay dưới lòng đường để mua đồ. Điều này được đánh giá là tiềm ẩn nhiều nguy hiểm.

Mỗi sáng đi làm, chị Nguyễn Thị Mỹ Duyên (28 tuổi, quận Thanh Xuân, Hà Nội) phải chật vật lưu thông qua đoạn đường Vũ Tông Phan (Hà Nội) bởi khu chợ cóc trái phép “mọc” lên ở hai bên đường.

“Tuyến đường này vốn có diện tích nhỏ, nay còn bị các tiểu thương ngang nhiên lấn chiếm khiến nguy cơ ùn tắc, hỗn loạn giao thông giờ cao điểm càng tăng cao” - chị Duyên cho hay.

Chị Duyên cho biết, việc các tiểu thương bày bán hàng hoá, đồ ăn ngay cạnh lòng đường, gần những rãnh nước bẩn tiềm ẩn nhiều nguy cơ về an toàn vệ sinh thực phẩm.

“Các loại rác thải được tiểu thương vứt ngay trên vỉa hè, lòng đường gây cản trở lối đi của người dân, bốc mùi hôi thối” - chị Duyên nói thêm.

Là người dân sinh sống gần khu vực phố Cầu Mới (Thanh Xuân, Hà Nội), anh Ngô Quốc Tuấn thường xuyên bắt gặp cảnh tượng hàng loạt tiểu thương ngang nhiên bày bán hoa quả, đồ ăn tràn ra lòng đường để thu hút, chào mời khách mua.

"Nhiều phương tiện ngang nhiên dừng đỗ ở hai bên đường để mua bán gây cản trở giao thông, mất trật tự an ninh khu vực” - anh Tuấn nói.

Anh Tuấn mong rằng, tình trạng trên sẽ sớm được giải quyết để trả lại lòng đường và vỉa hè cho người dân.

Tiểu thương xả rác ngay trước sạp bán hàng, lấn chiếm lối đi lại của người dân trên đường Vũ Tông Phan (Thanh Xuân, Hà Nội). Ảnh: Nhật Minh
Tiểu thương xả rác ngay trước sạp bán hàng, lấn chiếm lối đi lại của người dân trên đường Vũ Tông Phan (Thanh Xuân, Hà Nội). Ảnh: Nhật Minh

Theo ghi nhận của Báo Lao Động vào sáng 16.4, tại nhiều tuyến phố ở Hà Nội như phố Cầu Mới, đường Vũ Tông Phan..., xuất hiện nhiều tiểu thương họp chợ, bán hàng trái phép trên vỉa hè và dưới lòng đường.

Trên phố Vũ Tông Phan (đoạn từ cầu Khương Hạ tới cầu Lủ), nhiều tiểu thương ngang nhiên bày bán hàng hoá, rau, thịt, hoa quả trên vỉa hè, bất chấp biển cấm. Thậm chí, nhiều tiểu thương xả các loại rác thải ngay dưới lòng đường, gây mất mỹ quan đô thị, nguy hiểm cho người dân qua lại.

Bên cạnh đó, tuyến phố này xuất hiện nhiều xe tải, xe bán hoa quả của các tiểu thương dừng, đỗ bừa bãi, lấn chiếm lòng đường của người dân. Vào giờ cao điểm buổi sáng, nhiều người dừng xe trái phép ở hai bên đường để mua hàng tại các sạp hàng hóa, gây ùn tắc giao thông.

Các tiểu thương bày bán hàng hoá ngay dưới lòng đường tại đường Vũ Tông Phan. Ảnh: Nhật Minh
Các tiểu thương bày bán hàng hoá ngay dưới lòng đường tại đường Vũ Tông Phan. Ảnh: Nhật Minh

Tình trạng tương tự cũng diễn ra tại phố Cầu Mới (Thanh Xuân, Hà Nội). Dọc tuyến phố xuất hiện nhiều tình trạng buôn bán trái phép, nhếch nhác. Thậm chí, các hoạt động chế biến, giết mổ thịt gia súc, gia cầm được thực hiện ngay tại chỗ, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất vệ sinh an toàn thực phẩm.

Gần khu vực phố Cầu Mới (Thanh Xuân, Hà Nội), hoạt động mua bán trái phép diễn ra tấp nập. Ảnh: Nhật Minh
Gần khu vực phố Cầu Mới (Thanh Xuân, Hà Nội), hoạt động mua bán trái phép diễn ra tấp nập. Ảnh: Nhật Minh
Tiểu thương tại phố Cầu Mới bày hàng hoá tràn ra lòng đường để chào mời khách mua. Ảnh: Nhật Minh
Tiểu thương tại phố Cầu Mới bày hàng hoá tràn ra lòng đường để chào mời khách mua. Ảnh: Nhật Minh
Các tiểu thương ngang nhiên lấn chiếm vỉa hè và lòng đường trên đường Vũ Tông Phan (Thanh Xuân, Hà Nội). Ảnh: Nhật Minh
Các tiểu thương ngang nhiên lấn chiếm vỉa hè và lòng đường trên đường Vũ Tông Phan (Thanh Xuân, Hà Nội). Ảnh: Nhật Minh

Theo Điều 35 của Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định, cấm các hành vi như: họp chợ, mua bán hàng hoá trên đường bộ; phơi thóc (lúa), rơm rạ, nông sản hoặc để vật khác trên đường bộ; đặt biển quảng cáo trên đất của đường bộ; đổ rác hoặc phế thải không đúng nơi quy định; xây, đặt bục, bệ trái phép trên đường...

Theo quy định xử phạt của Khoản 1, Điều 12 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP, phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng đối với cá nhân, 200.000 - 400.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi bán hàng rong hoặc bán hàng nhỏ lẻ khác trên lòng đường đô thị, trên vỉa hè các tuyến phố có quy định cấm bán hàng (trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điểm c, Khoản 2, Điểm b, Khoản 5, Điểm e, Khoản 6 của Điều này).

Nhật Minh
TIN LIÊN QUAN

Hà Nội sắp cưỡng chế thu hồi đất thi công tuyến đường hơn 6.000 tỉ đồng

HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Huyện Phú Xuyên sẽ tiến hành công tác kiểm đếm bắt buộc tài sản trên đất, cương quyết cưỡng chế thu hồi đất của một số hộ dân để bàn giao mặt bằng thi công tuyến đường hơn 6.000 tỉ đồng sau nhiều năm chậm trễ.

Nguyên nhân công nhân ưu tiên đi chợ cóc hơn chợ truyền thống

VÂN HI |

Mặc dù, lượng hàng hóa, nông sản không dồi dào nhưng công nhân, người lao động vẫn ưu tiên đi chợ cóc, chợ công nhân hơn các khu chợ truyền thống vì ngoài giá cả bình dân còn thuận tiện.

Khó quản lý chợ cóc, chợ tạm ở Hà Nội

THU GIANG |

Hàng loạt chợ cóc, chợ tạm đang lấn chiếm lòng đường, vỉa hè tại TP Hà Nội thời gian qua, không chỉ gây mất mỹ quan đô thị, trật tự giao thông, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm...

Dự báo năm nay bão tố dễ hình thành, dễ mạnh lên

Thanh Hà |

Các chuyên gia dự báo bão cảnh báo, ngoài số lượng bão lớn hơn bình thường, những cơn bão trong mùa bão năm nay dự kiến dễ hình thành và dễ mạnh lên nhờ có các điều kiện thuận lợi.

Vụ bé gái 12 tuổi mang thai, đối tượng xâm hại có thể đối diện án chung thân hay tử hình

Nhóm PV |

Hà Nội - Bé gái 12 tuổi mang thai 38 tuần ở huyện Thanh Trì phải chỉ định mổ đẻ. Hiện tại, đối tượng tình nghi không thừa nhận hành vi xâm hại, cơ quan Cảnh sát điều tra đang chờ giám định ADN để củng cố hồ sơ. PV Lao Động đã có cuộc phỏng vấn độc quyền với ông Nguyễn Ngọc Hùng - Trưởng Văn phòng Luật sư Kết nối (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), luật sư đại diện của nạn nhân.

Doanh nghiệp điện mặt trời ở Gia Lai kêu cứu vì chưa được trả tiền điện

THANH TUẤN |

Gia Lai - 2 doanh nghiệp điện mặt trời mái nhà tại huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai vừa gửi giấy đề nghị thanh toán tiền điện trong thời gian 3 năm lên Công ty Điện lực Gia Lai (thuộc Tổng Công ty Điện lực miền Trung). Việc chậm trả tiền điện khiến doanh nghiệp như ngồi trên đống lửa vì ôm nợ và trả lãi đều đặn cho ngân hàng…

Cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm

HẠNH AN |

Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm là một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà các bộ, cơ quan, địa phương cần tập trung thực hiện trong năm 2023.

Công nhân buồn nôn, chóng mặt khi hít phải mùi hôi thối trong khu công nghiệp ở Đà Nẵng

Nguyễn Linh |

Ngày 17.3, Ban quản lý Khu công nghệ cao và các khu công nghiệp TP Đà Nẵng cho biết, đã đề nghị Công ty TNHH Bamboo Việt - Đà Nẵng liên hệ làm việc với người dân sinh sống tại khu dân cư Hoà Hiệp 4, phường Hoà Hiệp Nam, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng về việc xả khí thải gây ô nhiễm môi trường.

Hà Nội sắp cưỡng chế thu hồi đất thi công tuyến đường hơn 6.000 tỉ đồng

HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Huyện Phú Xuyên sẽ tiến hành công tác kiểm đếm bắt buộc tài sản trên đất, cương quyết cưỡng chế thu hồi đất của một số hộ dân để bàn giao mặt bằng thi công tuyến đường hơn 6.000 tỉ đồng sau nhiều năm chậm trễ.

Nguyên nhân công nhân ưu tiên đi chợ cóc hơn chợ truyền thống

VÂN HI |

Mặc dù, lượng hàng hóa, nông sản không dồi dào nhưng công nhân, người lao động vẫn ưu tiên đi chợ cóc, chợ công nhân hơn các khu chợ truyền thống vì ngoài giá cả bình dân còn thuận tiện.

Khó quản lý chợ cóc, chợ tạm ở Hà Nội

THU GIANG |

Hàng loạt chợ cóc, chợ tạm đang lấn chiếm lòng đường, vỉa hè tại TP Hà Nội thời gian qua, không chỉ gây mất mỹ quan đô thị, trật tự giao thông, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm...