Doanh nghiệp điện mặt trời ở Gia Lai kêu cứu vì chưa được trả tiền điện

THANH TUẤN |

Gia Lai - 2 doanh nghiệp điện mặt trời mái nhà tại huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai vừa gửi giấy đề nghị thanh toán tiền điện trong thời gian 3 năm lên Công ty Điện lực Gia Lai (thuộc Tổng Công ty Điện lực miền Trung). Việc chậm trả tiền điện khiến doanh nghiệp như ngồi trên đống lửa vì ôm nợ và trả lãi đều đặn cho ngân hàng…

Ngày 17.4, bà Nguyễn Thị Mộng Huyền - Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Thanh Danh (có địa chỉ trạm điện đấu nối tại huyện Krông Pa) - cho biết, vừa gửi giấy đề nghị thanh toán lên Công ty Điện lực Gia Lai.

Trong thời gian từ tháng 3.2021 đến 3.2024, Điện lực Gia Lai chưa thanh toán tiền điện 36 tháng cho công ty với số tiền hơn 13 tỉ đồng, trong đó có hơn 2 tỉ đồng tiền lãi phạt chậm thanh toán.

Tương tự, căn cứ vào bảng chỉ số công tơ điện, sản lượng điện giao nhận, Công ty Điện lực Gia Lai cũng chưa thanh toán gần 13 tỉ đồng (hơn 2 tỉ đồng tiền lãi phạt chậm thanh toán) cho Công ty TNHH Năng lượng xanh Vạn Phát (địa chỉ tại huyện Krông Pa).

“Điện lực Gia Lai vẫn hợp đồng mua sản lượng điện của hai doanh nghiệp, nhưng qua 3 năm trời ròng rã vẫn chưa chịu thanh toán tiền. Việc làm này khiến doanh nghiệp rơi vào khó khăn, khi phải chịu trả lãi đều đặn cho phía ngân hàng vốn vay làm dự án. Nếu tình trạng trây ỳ trả nợ kéo dài, doanh nghiệp có thể phải phá sản, bán lại dự án điện” - bà Huyền cho hay.

Điện lực Gia Lai (thuộc Tổng Công ty Điện lực miền Trung) chưa thanh toán tiền điện 3 năm cho Thanh Danh và Vạn Phát. Ảnh: Thanh Tuấn
Điện lực Gia Lai (thuộc Tổng Công ty Điện lực miền Trung) chưa thanh toán tiền điện 3 năm qua cho công ty Thanh Danh và Vạn Phát. Ảnh: Thanh Tuấn

3 năm qua, xảy ra tranh chấp kéo dài giữa 2 doanh nghiệp điện mặt trời mái nhà này với Công ty Điện lực Gia Lai. Tại tòa, Tổng Công ty Điện lực Miền Trung (đơn vị chủ quản) cho rằng, công ty Thanh Danh và Vạn Phát đã tự ý lắp thêm 953 tấm pin dẫn đến sản lượng điện tăng bất thường, nên đã tạm ngừng thanh toán tiền điện cho hai doanh nghiệp này từ tháng 3.2021 đến nay.

Tòa án Nhân dân Cấp cao tại Đà Nẵng nhận định, Tổng Công ty Điện lực Miền Trung và Điện lực Gia Lai không có tài liệu, chứng cứ chứng minh vị trí cũng như thời gian doanh nghiệp lắp đặt các tấm pin. Ngoài ra, sản lượng điện từ tháng 4.2021 đến 9.2022 có sự tăng, giảm chứ không đơn thuần chỉ tăng. Do đó, ngành điện cho rằng, 2 doanh nghiệp tự ý lắp thêm các tấm pin là không có cơ sở.

Thực tế, qua thời gian dài 3 năm liên tiếp, Tổng Công ty Điện lực miền Trung vẫn tiến hành mua điện phát lên lưới của công ty Thanh Danh và Vạn Phát sản xuất được.

Vào năm 2022, tại phiên tòa sơ thẩm, Tòa án Nhân dân TP Pleiku, tỉnh Gia Lai cũng đã tuyên chấp nhận yêu cầu khởi kiện của 2 doanh nghiệp điện mặt trời mái nhà, buộc Điện lực Gia Lai và Tổng Công ty Điện lực Miền Trung phải có trách nhiệm thanh toán tiền mua điện và tiền lãi phạt chậm thanh toán.

THANH TUẤN
TIN LIÊN QUAN

"Vô lý khi vẫn giữ đề xuất điện mặt trời mái nhà dư thừa bán giá 0 đồng"

Cường Ngô |

Bộ Công Thương giữ đề xuất điện mặt trời mái nhà lắp tại nhà ở, cơ quan công sở để tự dùng và nối lưới quốc gia sẽ được bán giá 0 đồng.

Nhà máy điện mặt trời được phép bán trực tiếp cho khách hàng qua đường dây riêng

Cường Ngô |

Bộ Công Thương vừa hoàn thiện dự thảo nghị định của Chính phủ về cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện với khách hàng sử dụng điện lớn (DPPA), trong đó cho phép các nhà máy điện gió, điện mặt trời được phép bán trực tiếp cho khách hàng thông qua đường dây riêng hoặc lưới quốc gia.

Điện mặt trời mái nhà dùng thừa được bán lên lưới, giá điện liệu có tăng

Cường Ngô |

Theo Bộ trưởng Công Thương, nguồn điện mặt trời mái nhà có thể được liên kết và phát công suất dư thừa lên lưới điện quốc gia với mức giá theo thời điểm. Tức là người dân và doanh nghiệp có thể được trả tiền khi bán lượng điện dư thừa lên lưới điện quốc gia.

Vẫn đang khắc phục sai phạm tại dự án Mường Thanh Bắc Ninh

Trần Tuấn |

Trong tổng số 121 căn hộ khách sạn sở hữu 50 năm bị bán thành chung cư sở hữu lâu dài trái quy định, chủ đầu tư dự án Mường Thanh Bắc Ninh đang tiến hành đàm phán, mua lại 38 căn hộ còn lại.

Trường công ở Thái Bình vẫn dạy học trong ngày nghỉ Giỗ Tổ vì lý do bất ngờ

TRUNG DU |

Thái Bình - Dù là ngày nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương (10.3 Âm lịch), Trường Tiểu học&Trung học cơ sở (TH&THCS) Hiệp Hòa (xã Hiệp Hòa, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình) vẫn tổ chức dạy, học cho học sinh khối THCS, khiến nhiều phụ huynh học sinh bức xúc.

Hình ảnh 2 tuyến đường trọng điểm sẽ được Hà Nội mở rộng trong năm 2024

Vĩnh Hoàng |

Trong năm 2024, TP Hà Nội sẽ triển khai xây dựng nhiều công trình giao thông, trong đó có xây dựng, mở rộng 2 dự án giao thông quan trọng tại quận Thanh Xuân.

Băng núi, vượt sông trên tuyến đường Hồ Chí Minh qua Tuyên Quang

Nguyễn Tùng |

Hơn 13 km đường Hồ Chí Minh băng núi, vượt sông Lô đoạn qua tỉnh Tuyên Quang đưa vào sử dụng đã giúp phát triển kinh tế xã hội, từng bước hoàn thiện hạ tầng giao thông.

Khoảnh khắc đối tượng lái ôtô xông vào cướp tiệm vàng ở Hà Tĩnh

Tô Thế |

Rạng sáng ngày 18.4, Phòng Cảnh sát hình sự và Đội hình sự Công an Thành phố Hà Tĩnh, Công an Can Lộc đã bắt giữ Nguyễn Minh Toàn - đối tượng gây ra vụ cướp tiệm vàng ngày 17.4.

"Vô lý khi vẫn giữ đề xuất điện mặt trời mái nhà dư thừa bán giá 0 đồng"

Cường Ngô |

Bộ Công Thương giữ đề xuất điện mặt trời mái nhà lắp tại nhà ở, cơ quan công sở để tự dùng và nối lưới quốc gia sẽ được bán giá 0 đồng.

Nhà máy điện mặt trời được phép bán trực tiếp cho khách hàng qua đường dây riêng

Cường Ngô |

Bộ Công Thương vừa hoàn thiện dự thảo nghị định của Chính phủ về cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện với khách hàng sử dụng điện lớn (DPPA), trong đó cho phép các nhà máy điện gió, điện mặt trời được phép bán trực tiếp cho khách hàng thông qua đường dây riêng hoặc lưới quốc gia.

Điện mặt trời mái nhà dùng thừa được bán lên lưới, giá điện liệu có tăng

Cường Ngô |

Theo Bộ trưởng Công Thương, nguồn điện mặt trời mái nhà có thể được liên kết và phát công suất dư thừa lên lưới điện quốc gia với mức giá theo thời điểm. Tức là người dân và doanh nghiệp có thể được trả tiền khi bán lượng điện dư thừa lên lưới điện quốc gia.