Thái Bình: Hệ lụy từ việc hơn 12 năm chưa thu hồi được 5.428 m2 đất

TRUNG DU |

Việc hơn 12 năm các cấp chính quyền từ xã đến tỉnh ở Thái Bình chưa thể thu hồi lại 5.428m2 đất của Công ty Thiện Tâm (dù đã có quyết định thu hồi) đã gây ra hậu quả phức tạp và là nguyên nhân dẫn đến khiếu kiện kéo dài.

Ngày 10.4, Báo Lao Động đăng tải bài viết "Thái Bình: Hơn 12 năm chưa lấy lại được 5.428 m2 đất dù đã có lệnh thu hồi" phản ánh vụ việc từ năm 2011, UBND tỉnh Thái Bình đã có quyết định thu hồi 5.428 m2 đất trước đó cho Công ty CP Mỹ nghệ Thiện Tâm (Công ty Thiện Tâm) thuê tại xã Nam Thanh, huyện Tiền Hải nhưng suốt hơn 12 năm qua doanh nghiệp này vẫn không chịu trả lại đất trên thực địa cho chính quyền đưa vào quản lý, sử dụng.

Vụ việc này đã gây ra những hệ lụy, kéo dài nhiều năm đến nay chưa thể giải quyết dứt điểm, làm xói mòn niềm tin của không ít người dân địa phương vào tính nghiêm minh của pháp luật.

8 người dân ròng rã gần chục năm đi đòi nợ công ty "ma"

Năm 2009, sau khi được UBND tỉnh Thái Bình đồng ý cho thuê, giao đất tại xã Nam Thanh, Công ty Thiện Tâm do ông Vũ Xuân Hiên (sinh năm 1960) làm giám đốc và vợ là bà Chu Tuyết Lụa (sinh năm 1963) làm phó giám đốc đã ký nhận vay nợ tiền mặt và mua nợ cát đen san lấp, vôi củ, vật liệu xây dựng... của 8 người khác nhau ở các xã trong huyện Tiền Hải, tổng số tiền hơn 223 triệu đồng. 

Đến khi Công ty Thiện Tâm không triển khai xây dựng hoàn thiện dự án đầu tư, không tổ chức bất kỳ hoạt động sản xuất nào và bị UBND tỉnh Thái Bình ra quyết định thu hồi lại đất, 8 người dân nói trên nhiều lần gặp gỡ đòi nợ nhưng ông Hiên, bà Lụa khất lần không trả.

Ông Lê Ngọc Quynh (bìa phải) và ông Đặng Xuân Núi (bìa trái) trao đổi với PV Lao Động. Ảnh: Trung Du
Ông Lê Ngọc Quynh (bên phải) và ông Đặng Xuân Núi trao đổi với PV Lao Động. Ảnh: Trung Du

Ông Lê Ngọc Quynh (sinh năm 1957, trú thôn Việt Thắng, xã Nam Thanh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình), cho biết: "Tôi cho Công ty Thiện Tâm vay 50 triệu đồng. Giấy biên nhận ngày 21.12.2009, ông Hiên là giám đốc ký, hẹn đến ngày 10.1.2010 sẽ trả cả gốc lẫn lãi. Sau đó đến nay hơn chục năm, tôi đi đòi nợ không được dù đã cùng 7 người khác đâm đơn kiện ra tòa. Tòa đã có bản án yêu cầu Công ty Thiện Tâm trả tiền cho chúng tôi, kể cả bên thi hành án cũng đã có thông báo cưỡng chế thi hành án nhưng hiện chúng tôi vẫn chưa đòi lại được tiền".

Coi thường luật pháp

Theo nội dung bản án dân sự sơ thẩm số 06/2011/DSST do Tòa án nhân dân huyện Tiền Hải ban hành ngày 30.9.2011: Công ty Thiện Tâm phải trả nợ ông Lê Ngọc Quynh 54.875.000 đồng; trả nợ cho ông Tạ Ngọc Sơn (sinh năm 1954, trú thôn Việt Thắng) 18.613.600 đồng; trả cho ông Tạ Công Phác (sinh năm 1968, trú thôn Việt Thắng) 5.235.075 đồng tiền mua nợ mỳ tôm, nước mắm, đường, thuốc lá.

Trả cho ông Đinh Văn Thiêm (sinh năm 1958, trú thôn Vĩnh Trà, xã Nam Trung) 14.035.39 đồng mua nợ cát đen san lấp; trả cho ông Đào Văn Thường (sinh năm 1955, trú thôn Việt Hùng, xã Nam Trung) 21.187.440 đồng mua nợ cát đen san lấp; trả cho ông Lương Xuân Giang (sinh năm 1962, trú thôn Rưỡng Trực, xã Nam Thắng) 30.827.500 đồng mua nợ cát vàng, đá, xi măng, sắt thép; trả cho ông Tạ Quang Rinh (sinh năm 1962, trú thôn Tam Bảo, xã Nam Hồng) 36.857.150 đồng mua nợ cát đen san lấp và trả cho ông Nguyễn Văn Hải (sinh năm 1964, trú thôn Cát Già, xã Tây Giang) 40.943.100 đồng mua nợ vôi củ.

Ngoài ra, Công ty Thiện Tâm còn phải chịu án phí sơ thẩm là 11.178.713 đồng.

Bản án
Bản án dân sự sơ thẩm số 06/2011/DSST do Tòa án nhân dân huyện Tiền Hải ban hành ngày 30.9.2011. Ảnh chụp tài liệu

Thế nhưng, kể từ đó đến nay, cả 8 nguyên đơn nói trên vẫn chưa ai nhận được một đồng nào từ phía bị đơn. Ngay cả tiền án phí sơ thẩm công ty này cũng không nộp. Lý do công ty này đưa ra là do khó khăn về vốn, dự án không triển khai được, tỉnh thu hồi đất.

Dù sau đó, ngày 4.9.2012, Chi cục Thi hành án dân sự huyện Tiền Hải đã có thông báo số 446/TB-THA về việc cưỡng chế thi hành án đối với Công ty Thiện Tâm nhưng vẫn không đòi được xu nào từ công ty này. Bởi tài sản của công ty chỉ là cát đã san lấp xuống đất, một số móng công trình dang dở và tường xây quây bao đổ nát... không có gì giá trị để cưỡng chế.

Thông báo cưỡng chế thi hành án số
Thông báo cưỡng chế thi hành án số 446/TB-THA ngày 4.9.2012 của Chi cục Thi hành án dân sự huyện Tiền Hải. Ảnh chụp tài liệu

Theo ông Đặng Xuân Núi (sinh năm 1950, trú thôn Ái Quốc, xã Nam Thanh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình), sở dĩ 8 người dân nói trên không đòi được tiền từ Công ty Thiện Tâm dù đã làm đầy đủ các thủ tục là bởi chính quyền tỉnh Thái Bình, huyện Tiền Hải và xã Nam Thanh chưa thực sự quyết liệt, quyết tâm trong việc thu hồi 5.428 m2 đất trước đây trót cho Công ty Thiện Tâm thuê.

"Nếu như các cấp chính quyền mạnh tay hơn thì phải có biện pháp thu hồi bằng được lại chỗ đất đó, yêu cầu công ty nhận gần 1,7 tỉ đồng đền bù giá trị tài sản còn lại trên đất. Thế thì công ty không thể vin vào cớ khó khăn, không có tiền trả cho 8 người kia. Đằng này, đất không đòi được, để hoang hóa gây lãng phí, 8 người dân thì mòn mỏi đi đòi tiền. Chính vì vậy, theo tôi, một mặt Công ty Thiện Tâm quá coi thường pháp luật, một mặt chính quyền chưa làm hết trách nhiệm, vẫn còn tâm lý 'đá bóng' trách nhiệm" - ông Núi nói.

Về vấn đề này, trao đổi với PV Lao Động, ông Phan Nguyên Giáp - Chánh Thanh tra huyện Tiền Hải - công nhận: "Bản thân ông Hiên giám đốc và vợ là bà Lụa phó giám đốc Công ty Thiện Tâm chắc cũng nợ nần nhiều nơi, chỉ cần có tiền, chắc chắn sẽ nhiều chỗ kéo đến đòi hết ngay. Có lẽ do vậy, Công ty Thiện Tâm nhiều lần không nhận số tiền đền bù tài sản còn lại trên đất gần 1,7 tỉ đồng đã được hội đồng định giá tài sản đưa ra, sau đó chuyển về huyện để trả cho công ty. Mặt khác, doanh nghiệp này đến nay vẫn trây ì, cố bám trụ chiếm giữ đất công".

TRUNG DU
TIN LIÊN QUAN

Thái Bình: Hơn 12 năm chưa lấy lại được 5.428 m2 đất dù đã có lệnh thu hồi

TRUNG DU |

Từ tháng 4 năm 2011, UBND tỉnh Thái Bình đã có quyết định thu hồi 5.428 m2 đất trước đó cho Công ty CP Mỹ nghệ Thiện Tâm thuê tại xã Nam Thanh, huyện Tiền Hải. Thế nhưng, suốt hơn 12 năm qua doanh nghiệp này vẫn không chịu trả lại đất trên thực địa cho chính quyền quản lý, sử dụng.

Thái Bình: Huyện Đông Hưng chỉ đạo xử lý vụ xưởng giấy gây ô nhiễm

TRUNG DU |

UBND huyện Đông Hưng (tỉnh Thái Bình) đã, đang khẩn trương chỉ đạo các đơn vị có liên quan và UBND xã Đông Cường xử lý triệt để các vấn đề sai phạm tại cơ sở sản xuất giấy tiền vàng mã ở thôn Hoành Từ.

Quảng trường Thái Bình: Sai sót kỹ thuật, 2 năm chưa thể nghiệm thu

TRUNG DU |

Công trình hạ tầng Quảng trường Thái Bình có vốn đầu tư hàng trăm tỉ đồng dù đã thi công xong từ năm 2020, nhưng đến nay vẫn chưa thể nghiệm thu, bàn giao và chính thức đưa vào vận hành, sử dụng.

Khởi động Chương trình “Doanh nghiệp tiêu biểu vì Người lao động” 2023

Thanh Thuỷ |

Năm 2023, chương trình sẽ tổ chức tiếp nhận hồ sơ đăng ký tham gia từ nay đến 15.05. Sau khi chấm điểm và hiệp y với các đơn vị liên quan, lễ vinh danh “Doanh nghiệp tiêu biểu vì người lao động” dự kiến tổ chức vào tháng 8.2023.

Hà Nội: Đăng kiểm hạ nhiệt, không còn xếp hàng dài cả cây số

Thái Mạnh |

Tình hình đăng kiểm tại Hà Nội hiện nay đã hạ nhiệt, nhiều chủ xe phấn khởi vì việc thực hiện đăng kiểm đã nhanh và dễ dàng hơn.

62 triệu USD đổ vào thị trường chứng khoán Việt Nam trong tháng 3

Đức Mạnh |

Tháng 3, Việt Nam ghi nhận thêm 62 triệu USD vào ròng trên thị trường chứng khoán. Trong đó, có 1.100 tỉ đồng từ các quỹ ETF và 201,8 tỉ đồng từ các quỹ chủ động.

Bác sĩ chỉ ra nguyên nhân khiến COVID-19 tăng mạnh

Nhóm PV |

Theo thống kê của Bộ Y tế, từ ngày 3 đến 10.4 cả nước thêm 419 ca mắc COVID-19, là tuần ghi nhận số ca cao nhất thời gian qua. Bác sĩ chỉ ra nhiều nguyên nhân khiến số ca nhiễm tăng mạnh.

Nhiều giải pháp nhằm hạn chế xếp hàng từ đêm chờ nhận BHXH một lần

Nam Dương - Phương Ngân |

Bảo hiểm xã hội (BHXH) TP Hồ Chí Minh đã đề ra nhiều giải pháp nhằm hạn chế tình trạng người lao động (NLĐ) xếp hàng từ đêm chờ nhận BHXH một lần tại BHXH huyện Hóc Môn.

Thái Bình: Hơn 12 năm chưa lấy lại được 5.428 m2 đất dù đã có lệnh thu hồi

TRUNG DU |

Từ tháng 4 năm 2011, UBND tỉnh Thái Bình đã có quyết định thu hồi 5.428 m2 đất trước đó cho Công ty CP Mỹ nghệ Thiện Tâm thuê tại xã Nam Thanh, huyện Tiền Hải. Thế nhưng, suốt hơn 12 năm qua doanh nghiệp này vẫn không chịu trả lại đất trên thực địa cho chính quyền quản lý, sử dụng.

Thái Bình: Huyện Đông Hưng chỉ đạo xử lý vụ xưởng giấy gây ô nhiễm

TRUNG DU |

UBND huyện Đông Hưng (tỉnh Thái Bình) đã, đang khẩn trương chỉ đạo các đơn vị có liên quan và UBND xã Đông Cường xử lý triệt để các vấn đề sai phạm tại cơ sở sản xuất giấy tiền vàng mã ở thôn Hoành Từ.

Quảng trường Thái Bình: Sai sót kỹ thuật, 2 năm chưa thể nghiệm thu

TRUNG DU |

Công trình hạ tầng Quảng trường Thái Bình có vốn đầu tư hàng trăm tỉ đồng dù đã thi công xong từ năm 2020, nhưng đến nay vẫn chưa thể nghiệm thu, bàn giao và chính thức đưa vào vận hành, sử dụng.