Tên gọi Thừa Thiên Huế có từ khi nào?

PHÚC ĐẠT |

THỪA THIÊN HUẾ - Từ trước đến nay, chúng ta đã quen với danh xưng chính thức của tỉnh Thừa Thiên Huế, gắn kết từ thành phố Thừa Thiên thời Nguyễn và Huế trong quá trình đô thị hóa cuối thế kỷ XIX.

Theo hồ sơ phương án "Mô hình thành phố trực thuộc Trung ương" của Sở Nội vụ Thừa Thiên Huế, về mặt lịch sử, tên gọi “Thừa Thiên Huế” chỉ chính thức xuất hiện từ năm 1989, sau khi Quốc hội khóa VIII ban hành nghị quyết chia tách tỉnh Bình - Trị - Thiên thành 3 tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Bình và Quảng Trị.

Trước năm 1989, tên gọi của tỉnh thay đổi qua nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau và hợp nhất với các vùng đất Quảng Bình, Quảng Trị, với các tên gọi như lộ Thuận Hóa, phủ Thuận Hóa, xứ Thuận Hóa, phủ Triệu Phong, dinh Quảng Đức.

Đến năm 1822, vua Minh Mạng quyết định đổi dinh Quảng Đức thành phủ Thừa Thiên, là một trong 31 đơn vị hành chính cấp tỉnh của nhà nước phong kiến.

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, chính quyền nhân dân các địa phương được thành lập, kiện toàn. Lúc đó, phủ Thừa Thiên được đổi thành tỉnh Nguyễn Tri Phương.

Một góc TP. Huế hiện tại. Ảnh: Quảng An.
Một góc TP. Huế hiện tại. Ảnh: Quảng An.

Nhưng tên gọi này chỉ tồn tại trong vòng 2 tháng, đến ngày 9.10.1945, Hội đồng Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ban hành nghị quyết về tên gọi các đơn vị hành chính của cả nước; trong đó, tỉnh Nguyễn Tri Phương được đổi lại thành tỉnh Thừa Thiên và tồn tại đến tháng 3.1976.

Sau khi thống nhất đất nước, tháng 4.1976, tỉnh Bình - Trị - Thiên được thành lập trên cơ sở sáp nhập 3 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên. Năm 1989, tỉnh Bình - Trị - Thiên lại được tách ra thành 3 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế như ngày nay.

Như vậy, cùng với sự thăng trầm theo dòng chảy lịch sử dân tộc, tên gọi và địa giới hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế thay đổi theo từng thời kỳ lịch sử khác nhau và ổn định với tên gọi Thừa Thiên Huế từ năm 1989 đến nay.

TP. Huế nhìn từ trên cao. Ảnh: Quảng An.
TP. Huế nhìn từ trên cao. Ảnh: Quảng An.

Theo TS. Trần Đình Hằng - Phân viện trưởng, Phân viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam tại Huế, về danh xưng Thừa Thiên Huế, từ trước đến nay, chúng ta đã quen với danh xưng chính thức của tỉnh Thừa Thiên Huế, gắn kết từ thành tố "Thừa Thiên" thời Nguyễn và "Huế" trong quá trình đô thị hóa cuối thế kỷ XIX.

Thời Gia Long có Quảng Đức trong Ngũ Quảng (thêm Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi) và đến thời Minh Mệnh đã cho đổi Quảng Đức thành Thừa Thiên.

Chính thức đến thời Thành Thái, sự ra đời của thị xã Huế (1898 - 1899) bao gồm khu Thành Nội ở bờ Bắc và khu phố Tây ở bờ Nam sông Hương đã đem lại một diện mạo mới, sức sống mới cho đô thị Huế theo hướng hiện đại hóa. Đó là căn cứ cốt yếu để định danh tỉnh Thừa Thiên Huế sau khi tách tỉnh Bình - Trị - Thiên từ năm 1989 đến nay.

Yếu tố “thừa mệnh trời” trong chức năng đế đô của một vùng Kinh sư thời Nguyễn không còn nữa nhưng tinh thần Huế xuyên suốt vượt thời gian trong tiểu vùng văn hóa Huế đã lan tỏa khắp nơi trong ngoài nước với bao giá trị, hình ảnh có tính biểu tượng đặc trưng.

Danh xưng "Thành phố Thừa Thiên Huế" hay "Thành phố Huế" đều có lý với những luận chứng luận cứ xác đáng; nhưng rõ ràng, sự ngắn gọn tinh tế, gần gũi thân thương gắn liền nhiều giá trị nổi bật của địa danh Thành phố Huế vẫn là điều cần được chú ý.

Cũng theo Theo TS. Trần Đình Hằng và nhiều nhà nghiên cứu văn hóa - xã hội, về mặt văn hóa - xã hội, danh xưng “Thừa Thiên Huế” không được sử dụng một cách phổ biến như tên gọi “Huế” và cũng ít được mọi người biết đến hơn.

Danh từ “Huế” sẽ thuận lợi rất nhiều trong giao dịch quốc tế, vì bản thân từ “Huế” vừa ngắn gọn, dễ nghe, dễ đọc, dễ nhớ và mang âm sắc đặc trưng của một vùng đất nổi tiếng. Trong khi đó, tên gọi “Thừa Thiên Huế” lại trở nên khó tiếp nhận hơn đối với du khách là người nước ngoài.

Ngoài ra, theo các phương án thành lập các đơn vị hành chính thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, thành phố Huế sẽ được chia tách thành các quận. Theo đó, dĩ nhiên tên gọi của thành phố Huế (cũ) sẽ không còn. Vì vậy, việc lấy tên thành phố Huế cũng là cách bảo tồn và phát huy giá trị, danh tiếng của một vùng đất vốn đã khắc sâu vào tâm thức của mọi người từ khắp nơi trên toàn thế giới.

Sở Nội vụ Thừa Thiên Huế đưa ra hai phương án thành lập các đơn vị hành chính. Thứ nhất là mô hình 3 quận, 2 thị xã và 4 huyện. Trong đó TP Huế chia làm 2 quận, thị xã Hương Thủy nâng lên thành quận; thành lập thêm thị xã Phong Điền trên cơ sở hiện trạng huyện Phong Điền. 4 huyện gồm A Lưới, Quảng Điền, Phú Vang và huyện Nam Đông sáp nhập với Phú Lộc.

Phương án hai là 2 quận, 3 thị xã và 4 huyện. Thành phố Huế chia thành 2 quận; 3 thị xã (Hương Thủy, Hương Trà, Phong Điền) và 4 huyện gồm A Lưới, Quảng Điền, Phú Vang và Nam Đông sáp nhập với Phú Lộc.

Sở Nội vụ cũng đề xuất lấy tên TP Huế hoặc TP Thừa Thiên Huế khi tỉnh lên thành phố trực thuộc Trung ương. Tên gọi của các quận trong tương lai lựa chọn trong các cặp Phú Xuân - Thuận Hóa, Hương Giang - Ngự Bình, Phú Xuân - Thừa Thiên.

PHÚC ĐẠT
TIN LIÊN QUAN

Khảo sát ý kiến việc gọi là "Thành phố Huế" hay "Thành phố Thừa Thiên Huế"

PHÚC ĐẠT |

UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã lấy khảo sát của người dân và các chuyên gia về việc tên gọi sau khi lên thành phố trực thuộc Trung ương sẽ là "Thành phố Huế" hay "Thành phố Thừa Thiên Huế".

Thừa Thiên - Huế, cả tỉnh “lên”... thành phố

Hoàng Văn Minh |

Còn nhớ giữa năm 2009, sau khi có kết luận của Bộ Chính trị về việc đồng ý để tỉnh xây dựng và phát triển thành thành phố trực thuộc Trung ương trong một vài năm tới, ông Nguyễn Ngọc Thiện - nguyên Bộ trưởng Bộ VHTTDL, thời điểm ấy là Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế, khi được hỏi về hình hài của thành phố trực thuộc Trung ương đã trả lời: Cả tỉnh "lên" thành phố! Và giờ sau hơn 10 năm, Thừa Thiên - Huế đang đứng trước cơ hội cả tỉnh “lên” thành phố thật!

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khảo sát ý kiến việc gọi là "Thành phố Huế" hay "Thành phố Thừa Thiên Huế"

PHÚC ĐẠT |

UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã lấy khảo sát của người dân và các chuyên gia về việc tên gọi sau khi lên thành phố trực thuộc Trung ương sẽ là "Thành phố Huế" hay "Thành phố Thừa Thiên Huế".

Thừa Thiên - Huế, cả tỉnh “lên”... thành phố

Hoàng Văn Minh |

Còn nhớ giữa năm 2009, sau khi có kết luận của Bộ Chính trị về việc đồng ý để tỉnh xây dựng và phát triển thành thành phố trực thuộc Trung ương trong một vài năm tới, ông Nguyễn Ngọc Thiện - nguyên Bộ trưởng Bộ VHTTDL, thời điểm ấy là Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế, khi được hỏi về hình hài của thành phố trực thuộc Trung ương đã trả lời: Cả tỉnh "lên" thành phố! Và giờ sau hơn 10 năm, Thừa Thiên - Huế đang đứng trước cơ hội cả tỉnh “lên” thành phố thật!