Sông Lam sạt lở nghiêm trọng, nhiều ha đất sản xuất của nông dân bị mất

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - Tình trạng sạt lở trầm trọng bờ sông Lam đoạn qua xã Xuân Lam (huyện Nghi Xuân) khiến nhiều ha đất sản xuất của người dân nơi đây bị “nuốt” mất và đang ngày càng bị thu hẹp thêm.

Ngày 12.1, phóng viên Báo Lao Động có mặt tại bờ sông Lam đoạn thuộc địa bàn xã Xuân Lam ghi nhận bờ sông đoạn này dài gần 2km bị sạt lở nặng nề. Tình trạng sạt lở tạo thành những hàm ếch sâu nên tiếp tục sạt lở thêm từng ngày.

Nhiều nông dân xã Xuân Lam đang gieo sạ lúa tại đây - cho biết, phần diện tích đất sản xuất hoa màu ngô, lạc trước đây của bà con đã bị sông Lam “nuốt” mất với chiều sâu khoảng 150m, dài gần 2km. Nay không còn đất sản xuất hoa màu nữa, đến phần đất ruộng của người dân cũng đã bị đe dọa khi sông đã áp sát bờ ruộng.

Theo một lãnh đạo xã Xuân Lam, tình trạng sạt lở dọc sông Lam qua địa bàn xã diễn ra nhiều năm nay, bình quân mỗi năm sạt lở sâu vào thêm khoảng 5 - 7m, nhất là những năm có lũ lụt lớn, sạt lở càng nhiều hơn. Hậu quả, đã thu hẹp đất sản xuất hoa màu của khoảng 50 - 60 hộ dân các thôn 1, 2, 3 và bắt đầu đe dọa đến phần đất ruộng của họ. Trước tình hình đó, xã đã nhiều lần đề xuất một dự án kè bờ sông chống sạt lở khu vực với chiều dài khoảng 1,5km, tuy nhiên đến nay thực hiện được.

Về nguyên nhân gây sạt lở lớn bờ sông ở đó, vị này cho biết, do dòng chảy sông Lam đoạn này đổ thẳng vào đất sản xuất gây ra sạt lở.

Nơi đây cũng có một số bãi tập kết cát lớn nhưng không có mỏ cát. Hằng ngày, tàu thuyền chở cát tử mỏ khai thác ở địa phận tỉnh Nghệ An về tập kết tại đó.

Sau đây là một số hình ảnh sạt lở mà phóng viên Báo Lao Động ghi lại:

Sạt lở ăn sâu vào đất sản xuất của người dân. Ảnh: Trần Tuấn.
Sạt lở ăn sâu vào đất sản xuất của người dân. Ảnh: Trần Tuấn
Sạt lở tiến sâu vào đất nông nghiệp. Ảnh: Trần Tuấn.
Sạt lở tiến sâu vào đất nông nghiệp. Ảnh: Trần Tuấn
Dấu vết sạt lở còn mới, cứ tiếp diễn hàng ngày. Ảnh: Trần Tuấn.
Dấu vết sạt lở còn mới, cứ tiếp diễn hàng ngày. Ảnh: Trần Tuấn
Chiều dài sạt lở gần 2km. Ảnh: Trần Tuấn.
Chiều dài sạt lở gần 2km. Ảnh: Trần Tuấn
Bụi tre trồng chống sạt lở cũng bị lở trơ gốc. Ảnh: Trần Tuấn.
Bụi tre trồng chống sạt lở cũng bị lở trơ gốc. Ảnh: Trần Tuấn
Nhiều vị trí sạt lở đều rất nặng nề. Ảnh: Trần Tuấn.
Nhiều vị trí sạt lở đều rất nặng nề. Ảnh: Trần Tuấn
Lở tiến sát đến ruộng của dân nên họ rất lo lắng mất đất sản xuất. Ảnh: Trần Tuấn.
Lở tiến sát đến ruộng của dân nên họ rất lo lắng mất đất sản xuất. Ảnh: Trần Tuấn
Khu vực sạt lở là các bãi tập kết cát rất lớn. Ảnh: Trần Tuấn.
Khu vực sạt lở là các bãi tập kết cát rất lớn. Ảnh: Trần Tuấn
Tàu chở cát qua lại trên sông để đưa về bãi tập kết bên bờ sông Lam đoạn sạt lở nặng nề ở xã Xuân Lam. Ảnh: Trần Tuấn.
Tàu chở cát qua lại trên sông để đưa về bãi tập kết bên bờ sông Lam đoạn sạt lở nặng nề ở xã Xuân Lam. Ảnh: Trần Tuấn
Cặp tàu lớn đang chờ chuyển cát lên bãi tập kết.
Cặp tàu lớn đang chờ chuyển cát lên bãi tập kết.
TRẦN TUẤN
TIN LIÊN QUAN

Sạt lở áp sát vuông tôm, người dân không dám thả nuôi

HOÀNG LỘC |

Một đoạn sạt lở ảnh hưởng đến 15ha nuôi tôm ở huyện Cầu Ngang (tỉnh Trà Vinh) sẽ được gia cố trước Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.

Người dân biệt thự phố núi Đà Nẵng sống chung với đường sạt lở

THÙY TRANG - TRẦN THI |

Nằm dưới chân núi Sơn Trà, con đường biệt thự Lương Hữu Khánh (phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng) nay vắng người qua lại vì e ngại điểm sạt lở vài chục mét. Tình trạng này đã xảy ra hơn 2 tháng nhưng chưa được sửa chữa. Người dân ở nhà vài chục tỉ đồng nhưng cũng lắc đầu ngao ngán vì đường sạt lở, mưa lớn thì ngập nước.

Sạt lở nghiêm trọng khiến hàng trăm mét đê hữu sông Hồng bị đổ sập

Tô Công |

Phú Thọ - Những ngày qua, tình trạng sạt lở bờ sông đã khiến hàng trăm mét đê hữu sông Hồng đoạn qua địa bàn xã Tuy Lộc, huyện Cẩm Khê bị đổ sập.

Thổn thức ngắm mai anh đào trên miền cao nguyên đá Hà Giang

Linh Boo |

Đầu năm mới, những triền núi, sườn đồi Hà Giang nhuộm sắc hồng rực rỡ của hoa mai anh đào nở rộ, bừng lên sức sống.

Nga chuẩn bị cuộc chiến pháp lý về tài sản bị phương Tây phong tỏa

Linh Nhi |

Các cuộc thảo luận về việc tịch thu hoàn toàn tài sản bị phong tỏa của Nga gần đây đã trở nên thường xuyên hơn ở các thủ đô phương Tây.

Bản tin công đoàn: Nhân viên y tế TPHCM sắp được nhận phụ cấp ưu đãi nghề

NHÓM PV |

Bản tin công đoàn: Bãi bỏ thu nhập đặc thù, áp dụng chế độ tiền lương thống nhất; Nhân viên y tế TPHCM sắp được nhận phụ cấp ưu đãi nghề; Thiệt thòi của tài xế công nghệ khi không được tham gia BHXH bắt buộc...

Xê dịch thông minh trong kỷ nguyên bùng nổ kết nối

ANH VŨ |

Xu hướng xê dịch trong dịp nghỉ Tết đang ngày càng lan rộng, nhất là với thế hệ trẻ Việt Nam. Giữa cuộc sống đầy bận rộn, nhiều người trẻ chọn một chuyến du lịch như một bước khởi đầu năm mới thay vì đón Tết theo cách truyền thống.

Trò chuyện với ông Hồ Quang Cua - cha đẻ của loại gạo ngon nhất thế giới

BÍCH PHƯỢNG - PHONG LINH |

Vượt qua 30 mẫu gạo của 10 quốc gia tham dự, gạo ST25 mang thương hiệu Gạo Ông Cua của Việt Nam tiếp tục lần thứ 2 đoạt giải Gạo ngon nhất thế giới vào cuối năm 2023. Ngay trên bờ ruộng thực nghiệm gạo ST25, kỹ sư Hồ Quang Cua, cha đẻ của giống gạo này, đã chia sẻ với Báo Lao Động về hành trình 20 năm kiên trì theo đuổi mục tiêu tạo ra những hạt gạo không chỉ ngon mà còn phải lành.

Sạt lở áp sát vuông tôm, người dân không dám thả nuôi

HOÀNG LỘC |

Một đoạn sạt lở ảnh hưởng đến 15ha nuôi tôm ở huyện Cầu Ngang (tỉnh Trà Vinh) sẽ được gia cố trước Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.

Người dân biệt thự phố núi Đà Nẵng sống chung với đường sạt lở

THÙY TRANG - TRẦN THI |

Nằm dưới chân núi Sơn Trà, con đường biệt thự Lương Hữu Khánh (phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng) nay vắng người qua lại vì e ngại điểm sạt lở vài chục mét. Tình trạng này đã xảy ra hơn 2 tháng nhưng chưa được sửa chữa. Người dân ở nhà vài chục tỉ đồng nhưng cũng lắc đầu ngao ngán vì đường sạt lở, mưa lớn thì ngập nước.

Sạt lở nghiêm trọng khiến hàng trăm mét đê hữu sông Hồng bị đổ sập

Tô Công |

Phú Thọ - Những ngày qua, tình trạng sạt lở bờ sông đã khiến hàng trăm mét đê hữu sông Hồng đoạn qua địa bàn xã Tuy Lộc, huyện Cẩm Khê bị đổ sập.