Sinh viên ký túc xá suốt ngày ăn cơm bụi: Thèm lắm bữa cơm gia đình

Phương Trang |

Nhiều sinh viên đi học xa quê đã chọn ở ký túc xá. Tuy nhiên, ở đây không được nấu ăn, nhiều người suốt ngày chỉ có “cơm hàng cháo chợ”.

Ăn cơm tiệm quanh năm đến phát ngán - đó là nỗi lòng chung của nhiều sinh viên. Đỗ Lê Quang (sinh viên năm nhất, Đại học Luật Hà Nội) cũng mang trong lòng nỗi buồn xa nhà, phải sống trong cảnh “cơm hàng cháo chợ”.

Lê Quang bày tỏ: “Từ ngày ra Hà Nội học tập, tôi đã chọn ký túc xá để sinh sống. Ở đây không cho phép sinh viên nấu nướng nên tôi phải đi ăn hàng suốt ngày. Đồ ăn ở đây hôm mặn, hôm nhạt, nêm nếm không hợp khẩu vị của mình. Có nhiều lúc ăn chỉ để no chứ không thấy ngon lành gì”.

Bạn trẻ này đã đổi nhiều quán cơm “bụi”. Chỗ thức ăn ngon thì cơm quá khô, nhuốt không nổi. Có chỗ cơm dẻo, ngon thì đồ ăn nguội ngắt, không thể ăn. Nếu ra ngoài thuê trọ thì Lê Quang có thể tự nấu ăn theo sở thích của mình rồi.

“Tôi muốn ở trong ký túc xá một phần vì an ninh. Tiền phòng mỗi tháng khá rẻ, hợp với tài chính của gia đình tôi. Một tháng tiền phòng là 500.000 đồng, tiền điện nước nữa tổng sẽ khoảng hơn 600.000 đồng. Nhưng với tình trạng này, chắc hết kỳ tôi sẽ xin đi làm thêm, sau đó sẽ chuyển ra ngoài sống cho tự do, thoải mái”, Quang tâm sự.

Quang quê ở Nghệ An nên khi ra Hà Nội sinh sống và học tập, việc ăn uống không hợp khẩu vị. “Mỗi bữa ăn của tôi khoảng 30.000 đồng – 40.000 đồng, so với giá thành không phải rẻ mà đồ ăn còn không được ngon”, Quang bày tỏ.

Ngày nào Lê Quang cũng phải suy nghĩ hôm nay ăn gì. Theo bạn này, ở trọ thoải mái hơn nhiều, muốn ăn gì thì mua về nấu, nêm nếm theo khẩu vị của mình. Một ngày ăn cơm bụi 2 bữa làm bạn này ngán đến tận cổ, đồ ăn ở ngoài thì mắc nhưng không đầy đủ dưỡng chất.

Phùng Diệu Linh (sinh viên năm 4, Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải) chỉ mong đến cuối tuần để được về ăn cơm với gia đình.

Linh luôn trân trọng những khoảnh khắp sum vầy bên gia đình. Ảnh: Diệu Linh
Linh luôn trân trọng những khoảnh khắp sum vầy bên gia đình. Ảnh: Diệu Linh

Diệu Linh tâm sự: “Cứ 1 tháng, tôi lại về quê thăm bố mẹ một lần. Quê tôi ở Thanh Hoá nên đi xe khách về cũng nhanh. Bố mẹ tôi sợ con gái ở ngoài không đảm bảo an ninh nên đã thuê cho tôi một phòng ở trong phòng ký túc xá để ở”.

Bạn trẻ này rất thích nấu ăn, nhưng khi ở trong kí túc xá lại không thể trổ tài nấu nướng. Linh đành phải đi ra ngoài ăn. Hầu hết các buổi trong tuần, bạn này đều ăn cơm “bụi”. Hôm nào Linh cảm thấy quá ngán không thể ăn nổi thì sẽ ăn đồ nước như bún hay phở.

“Ở ký túc xá chỉ chờ đến cuối tuần để về nhà ăn cơm mẹ nấu, với tôi không có gì ngon bằng cơm nhà. Tuy chỉ là những món ăn dân dã, từ những thứ có sẵn trong vườn nhưng ngon lắm, ở Hà Nội chẳng có món gì so sánh được. Tôi rất thèm hương vị cá kho mà mẹ tôi nấu”, Linh trải lòng.

Linh là một người sống nội tâm, tình cảm nên những bữa cơm gia đình được quây quần, trò chuyện vui vẻ là điều quan trọng nhất với bạn.

“Bình thường mẹ nấu cơm ở nhà thì không chịu ăn. Khi tôi đi học rồi mới hiểu được sự quan trọng của bữa cơm gia đình.  Thời gian đầu, khi mới ra Hà Nội, tôi gọi điện về nhà khóc với mẹ vì cơm không hợp khẩu vị. Khi ấy tôi đã bị tụt 3 cân sau 2 tháng ra Hà Nội”, Linh mắt ngấn lệ nói.

Linh hay qua nhà trọ của bạn bè để ăn “ké”. Mỗi lần được vào bếp nấu ăn bạn Linh lại vui tươi tới lạ thường. Tuy không phải món cao sang nhưng tự tay mình nấu cũng cảm thấy ngon.

Phương Trang
TIN LIÊN QUAN

Sinh viên khiếm thị mơ ước học Thạc sĩ ở Mỹ để giúp những người yếu thế

Cam Ly |

Nhận được sự quan tâm, trợ giúp từ thầy cô, bạn bè, không ít sinh viên khiếm thị đã được tiếp thêm động lực vượt qua “bóng tối”, tìm thấy niềm tin, ánh sáng từ cuộc sống.

Sinh viên và những áp lực năm cuối đại học

PHƯƠNG TRANG |

Nhiều sinh viên năm cuối của các trường đại học cảm thấy lo lắng, áp lực về thi tốt nghiệp, làm khóa luận tốt nghiệp, đi thực tập.

Kinh nghiệm để sinh viên mới ra trường có việc ngay

Mạnh Cường |

Sinh viên mới ra trường nếu đã có kinh nghiệm sẽ bớt lo lắng lúc đi xin việc. Vậy còn những người chưa có kinh nghiệm thì phải làm sao?

Chứng khoán: Xu hướng hồi phục yếu dần vì thiếu thông tin hỗ trợ

Gia Miêu |

Xu hướng ngắn hạn của chỉ số VN-Index vẫn là giảm điểm khi thị trường chứng khoán đã xuất hiện đỉnh sau và đáy sau thấp hơn đáy trước.

Người dân mong ngóng diện mạo mới của nút giao thông Chùa Bộc - Thái Hà

PHẠM ĐÔNG |

Hà Nội - Dự án đầu tư xây dựng hoàn thiện nút giao thông Chùa Bộc - Thái Hà (quận Đống Đa) đang tích cực công tắc giải phóng mắt bằng, nhằm tháo gỡ, tăng cường khả năng lưu thông cho một trong những khu vực chịu nhiều áp lực nhất trên địa bàn quận.

Chỉ trong vài ngày, một người đàn ông vi phạm nồng độ cồn đến 2 lần

Tô Thế |

Hà Nội - Tối 2.3, một người đàn ông điều khiển xe máy, vi phạm nồng độ cồn ở mức 0,280 miligam/1 lít khí thở. Quá trình làm việc với Tổ công tác liên ngành 141, người này rất hợp tác, tuy nhiên lại không xuất trình được giấy phép lái xe. Hỏi ra mới biết, cách đây vài ngày người này đã từng vi phạm nồng độ cồn, bị xử lý và tước giấy phép lái xe, cũng như thu giữ 1 xe máy.

9 cán bộ trung tâm đăng kiểm 29-12D bị điều tra hành vi nhận hối lộ

Quang Việt |

Công an huyện Sóc Sơn, Hà Nội đã tạm giữ hình sự 9 đối tượng thuộc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-12D để điều tra làm rõ hành vi nhận hối lộ.

Bức bối không lối thoát vì nạn thả rác từ tầng cao chung cư

Quý An |

Ở các thành phố lớn, nhiều chung cư mọc lên đáp ứng khá tốt nhu cầu nhà ở của người dân. Tuy nhiên, đôi khi có những hộ gia đình vô ý thức, thả rác từ tầng cao chung cư, trực tiếp đe dọa tính mạng người khác và gây mất vệ sinh chung.

Sinh viên khiếm thị mơ ước học Thạc sĩ ở Mỹ để giúp những người yếu thế

Cam Ly |

Nhận được sự quan tâm, trợ giúp từ thầy cô, bạn bè, không ít sinh viên khiếm thị đã được tiếp thêm động lực vượt qua “bóng tối”, tìm thấy niềm tin, ánh sáng từ cuộc sống.

Sinh viên và những áp lực năm cuối đại học

PHƯƠNG TRANG |

Nhiều sinh viên năm cuối của các trường đại học cảm thấy lo lắng, áp lực về thi tốt nghiệp, làm khóa luận tốt nghiệp, đi thực tập.

Kinh nghiệm để sinh viên mới ra trường có việc ngay

Mạnh Cường |

Sinh viên mới ra trường nếu đã có kinh nghiệm sẽ bớt lo lắng lúc đi xin việc. Vậy còn những người chưa có kinh nghiệm thì phải làm sao?