Chỉ phát hiện 2/250 tài xế vi phạm nồng độ cồn: Tín hiệu đáng mừng

Tô Thế |

Hà Nội - Ghi nhận tại một chốt kiểm tra nồng độ cồn tối 18.2, trong hơn 250 tài xế bị kiểm tra, chỉ phát hiện 2 người vi phạm nồng độ cồn. Đây thật sự là tín hiệu đáng mừng trong nỗ lực thực hiện quy định "đã uống rượu, bia thì không lái xe".

 
Ghi nhận của PV báo Lao Động tối 18.2, tại chốt kiểm tra nồng độ cồn của Tổ công tác liên ngành Y11/141 (Công an TP Hà Nội) đoạn ngã tư Tràng Thi - Quán Sứ. Chỉ trong thời gian ngắn triển khai lập chốt, hàng loạt tài xế được yêu cầu dừng phương tiện để kiểm tra nồng độ cồn.
 
Theo thống kê trong khoảng nửa thời gian ca trực, hơn 250 tài xế đã được yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn. Trong đó nhiều nhất là tài xế điều khiển ôtô.
 
Nhiều người trong số đó là tài xế nữ.
 
Đến khoảng 21h10 cùng ngày, Tổ công tác phát hiện tài xế N.C.T (trú tại quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) điều khiển xe ôtô BKS 59C-95X.XX vi phạm nồng độ cồn ở mức 0,032 mg/lít khí thở. Với lỗi vi phạm trên, tài xế T. sẽ bị xử phạt 7 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 11 tháng và tạm giữ phương tiện 7 ngày. Ngoài ra tại thời điểm kiểm tra, tài xế T. không xuất trình được giấy phép lái xe, giấy đăng ký xe theo quy định.
 
"Vừa rồi tôi có uống nửa lon bia ở nhà. Sau lần này chắc chắn tôi sẽ không tái phạm." - tài xế N.C.T chia sẻ.
 
 
Sau đó khoảng 20 phút, Tổ công tác phát hiện tài xế T.Đ.H (trú tại quận Ba Đình, Hà Nội) điều khiển xe ôtô BKS 30Y-08XX vi phạm nồng độ cồn ở mức 0,184 mg/lít khí thở.
 
Với lỗi vi phạm trên, tài xế H. sẽ bị xử phạt hành chính 7 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 11 tháng và tạm giữ phương tiện 7 ngày.
 
Trong nửa ca trực, Tổ công tác liên ngành Y11/141 đã kiểm tra nồng độ cồn với hơn 250 tài xế. 2 trong số đó vi phạm (ở mức thấp nhất Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP) - PV).
 
Theo Trung tá Nguyễn Đức Huấn, Đội phó Đội CSGT số 12 (Phòng CSGT, Công an TP Hà Nội), Tổ trưởng Tổ công tác Y11/141, thời gian qua lực lượng chức năng ở các địa phương, đặc biệt là Hà Nội đã rất quyết liệt trong việc xử lý vi phạm nồng độ cồn. Qua tình hình thực tế cho thấy, số người vi phạm đã giảm rõ rệt.
 
"Theo tôi đánh giá thì ý thức của người dân đã tốt hơn rất nhiều so với trước. Đã uống rượu, bia thì không lái xe - đang dần trở thành thói quen của mỗi người dân chứ không chỉ đơn thuần là câu khẩu hiệu tuyên truyền. Đó thực sự là một tín hiệu đáng mừng." - Trung tá Nguyễn Đức Huấn cho hay.
 
Việc quyết liệt xử lý vi phạm nồng độ cồn thời gian qua đã giúp tai nạn giao thông giảm sâu. Và với chỉ đạo mới nhất của Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh, Hà Nội sẽ làm mạnh tay hơn nữa trong công tác này. Đối với các trường hợp có hành vi chống đối, cản trở, nếu cấu thành tội phạm, lực lượng chức năng sẽ xử lý hình sự theo quy định. "Nghiêm cấm việc can thiệp" cũng là chủ trương vừa được Chủ tịch UBND TP Hà Nội yêu cầu nhằm nghiêm cấm về hành vi can thiệp, tác động vào quá trình kiểm tra, xử lý vi phạm nồng độ cồn của lực lượng thực thi công vụ.

Theo Phòng Cảnh sát giao thông (Công an TP Hà Nội), từ ngày 14.12.2022 đến nay, lực lượng chức năng đã kiểm tra, xử lý hơn 10.000 trường hợp vi phạm nồng độ cồn, phạt tiền hơn 57 tỉ đồng; tạm giữ hơn 10.000 phương tiện các loại. Số lượng người vi phạm ở mức vượt quá 0,4mg/L khí thở là 1.524 trường hợp (chiếm 15,1%).

Tô Thế
TIN LIÊN QUAN

Không chấp hành yêu cầu đo nồng độ cồn, bị phạt thế nào?

nam dương |

Bạn đọc có email khatranxxx@gmail.com gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Xin hỏi, nếu người điều khiển xe ô tô không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của cảnh sát giao thông thì bị phạt thế nào?

Không ký vào biên bản, còn đòi kiểm tra máy đo khi vi phạm nồng độ cồn

Phúc Ly |

TPHCM - Bị CSGT phát hiện vi phạm nồng độ cồn ở mức cao nhất (vượt mức 0,4 miligam/lít khí thở), anh M không đồng ý ký biên bản, đồng thời yêu cầu được kiểm tra máy đo nồng độ cồn.

Theo chân tổ CSGT tăng cường xử lý vi phạm nồng độ cồn ở TP.Phan Thiết

DUY TUẤN |

Bình Thuận - Vi phạm nồng độ cồn được đánh giá là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến nhiều vụ tai nạn giao thông tại TP.Phan Thiết nên Đội CSGT-TT Công an TP.Phan Thiết có tổ kiểm tra, xử lý vi phạm nồng độ cồn trong khung giờ từ 20h đến 2h sáng hôm sau. Kiểm soát nồng độ cồn của các lái xe cũng là trọng tâm của CSGT Bình Thuận trong năm 2023. Việc xử lý nghiêm vi phạm nồng độ cồn nhằm làm giảm tai nạn giao thông, đảm bảo an toàn cho người dân lưu thông trên đường.

Giờ thứ 9: Lấy vợ hơn tuổi - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Danh dự, tình yêu, sự trân trọng, tất cả đều bị cuốn đi bởi những cơn bão ghen tuông gây nên. Chúng ta đã chứng kiến nhiều thảm cảnh bắt nguồn từ những trận đánh ghen đầy nước mắt. Biết hậu quả sẽ là như vậy, nhưng chính người trong cuộc lại không thể làm chủ được bản thân mình. Chính điều đó đã dẫn đến những kết cục vô cùng đau lòng.

Người dân có thể mua được biển số đẹp hay không?

Nhóm PV |

Thông tin về trường hợp hai vợ chồng ở xã Sông Nhạn, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai bốc được 4 biển số "siêu đẹp" cho xe máy trong cùng một ngày được dư luận quan tâm và Bộ Công an đã vào cuộc để xác minh, làm rõ vụ việc. Từ vụ việc này, nhiều bạn đọc quan tâm đến quy trình cấp biển số xe cho xe ôtô, xe gắn máy được thực hiện thế nào và người dân có thể chủ động mua được biển số xe đẹp hay không?

Xe buýt phóng nhanh, lấn làn khiến người đi đường ám ảnh

HOA LỆ |

Hà Nội - Cách lái xe của một số tài xế xe buýt hiện nay được nhiều người đi đường ví như hung thần trên đường phố, ám ảnh và mất thiện cảm.

Văn hóa bánh mì

Bài và ảnh Việt Văn |

Theo nhiều giả thiết, bánh mì Việt Nam có nguồn gốc từ Pháp với những chiếc bánh Baguette (bánh mì Pháp hay còn gọi là bánh mì dài) đầu tiên du nhập vào Việt Nam, đặc biệt là Sài Gòn có thể từ năm 1859, sau khi người Pháp chiếm thành Gia Định.

Nhiều cây xanh ở Hà Nội vẫn bị "đeo gông"

Thái Mạnh |

Mặc dù việc nới gông cho cây xanh đã được các đơn vị chức năng thực hiện, tuy nhiên, theo ghi nhận vẫn còn nhiều cây xanh trên các tuyến đường như Láng, Võ Chí Công, Phạm Văn Đồng,... vẫn chịu tình trạng bị "đeo gông siết cổ".

Không chấp hành yêu cầu đo nồng độ cồn, bị phạt thế nào?

nam dương |

Bạn đọc có email khatranxxx@gmail.com gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Xin hỏi, nếu người điều khiển xe ô tô không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của cảnh sát giao thông thì bị phạt thế nào?

Không ký vào biên bản, còn đòi kiểm tra máy đo khi vi phạm nồng độ cồn

Phúc Ly |

TPHCM - Bị CSGT phát hiện vi phạm nồng độ cồn ở mức cao nhất (vượt mức 0,4 miligam/lít khí thở), anh M không đồng ý ký biên bản, đồng thời yêu cầu được kiểm tra máy đo nồng độ cồn.

Theo chân tổ CSGT tăng cường xử lý vi phạm nồng độ cồn ở TP.Phan Thiết

DUY TUẤN |

Bình Thuận - Vi phạm nồng độ cồn được đánh giá là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến nhiều vụ tai nạn giao thông tại TP.Phan Thiết nên Đội CSGT-TT Công an TP.Phan Thiết có tổ kiểm tra, xử lý vi phạm nồng độ cồn trong khung giờ từ 20h đến 2h sáng hôm sau. Kiểm soát nồng độ cồn của các lái xe cũng là trọng tâm của CSGT Bình Thuận trong năm 2023. Việc xử lý nghiêm vi phạm nồng độ cồn nhằm làm giảm tai nạn giao thông, đảm bảo an toàn cho người dân lưu thông trên đường.