Sau mưa lũ, người dân bất an vì sạt lở tiến sát nhà

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - Sau 2 đợt mưa lũ vừa qua, nhiều hộ dân sinh sống ven sông Ngàn Trươi, Ngàn Mọ ở Hà Tĩnh bị sạt lở đe dọa, tiến sát vào nhà nên rất lo lắng, bất an dù đã được khắc phục tạm thời.

Người dân bất an

Đợt mưa lũ lớn ngày 29 - 31.10 đã qua nhưng gia đình ông Nguyễn Văn Lâm (53 tuổi, trú thôn 6, xã Quang Thọ, huyện Vũ Quang) vẫn chưa thể nào yên tâm khi mà vừa qua, sạt lở đã khiến cây cối, một phần lớn con đường vào nhà ông bị nuốt chửng xuống sông Ngàn Trươi.

Theo ông Lâm, sạt lở xảy ra vào khoảng hơn 2 giờ sáng 30.10. Khi cả nhà đang ngủ say thì nghe một tiếng ùm lớn, chạy ra xem mới biết nước lũ về lớn trên sông gây ra sạt lở.

Vị trí sạt lở chỉ còn cách tường nhà ông Lâm chừng hơn 50 cm khiến ngôi nhà cấp 4 của gia đình bị đe dọa. Hôm sau, chính quyền địa phương cùng bà con hàng xóm đã đến giúp gia đình ông Lâm chặt cọc tre để gia cố tạm thời bờ sông.

Ông Lâm phải gia cố chống đỡ mái che trước sân vì sợ sạt lở ảnh hưởng gây mất an toàn. Ảnh: Anh Tuấn.
Ông Lâm phải gia cố chống đỡ mái che trước sân vì sợ sạt lở ảnh hưởng gây mất an toàn. Ảnh: Anh Tuấn

Sạt lở cũng đã làm sân nhà ông Lâm xuất hiện nhiều vết nứt dài nên ông còn phải chặt tre làm cọc trụ chống đỡ mái tôn ở sân.

"Dù đã kè tạm như vậy rồi nhưng gia đình tôi vẫn còn bất an, lo lắng lắm. Mong sao có nguồn kinh phí để kè kiên cố thì mới yên tâm được” - ông Lâm chia sẻ.

Sạt lở bờ sông Ngàn Mọ đoạn qua xã Cẩm Duệ, huyện Cẩm Xuyên cũng xảy ra phức tạp, khó khắc phục.

Như ở điểm sạt lở sau nhà gia đình ông Cao Nam Tình (60 tuổi, ở thôn Phương Trứ) xảy ra vào đợt mưa lũ ngày 11.10 đã khiến tường và một phần vách chuồng chăn nuôi bị đổ xuống sông.

Đến ngày 14.10 chính quyền địa phương đã huy động 200 người, vận chuyển 100 khối đá hộc, 50 chiếc lưới thép cùng hàng trăm cọc tre tiến hành kè tạm gia cố.

Kè chống sạt lở sông Ngàn Mọ sau nhà ông Tình. Ảnh: Trần Tuấn.
Kè chống sạt lở sông Ngàn Mọ sau nhà ông Tình. Ảnh: Trần Tuấn

Thế nhưng, chỉ được vài tuần, khi đợt mưa khác đến đã kéo một phần bờ kè tạm và một dãy dài kè cũ kế bên xuống sông.

Huyện Cẩm Xuyên sau đó đã phải huy động hàng chục cán bộ, chiến sĩ Ban chỉ huy Quân sự huyện cùng với hàng chục dân quân tự vệ của xã Cẩm Duệ tiến hành khắc phục, kè rọ đá hộc và đóng cọc tre chống sạt lở đoạn sau vườn gia đình ông Tình.

"Hiện, gia đình tôi tạm yên tâm sau khi đã được chính quyền quyền địa phương quan tâm, huy động nhân lực, vật lực khắc phục kè chống sạt lở sau vườn nhà. Thế nhưng, về lâu dài, rất mong có dự án kè bờ sông kiên cố thì mới thật sự yên tâm được” - ông Tình chia sẻ.

Sông Ngàn Mọ sạt lở cũng cuốn trôi tường rào và tiến sát vào nhà ở của gia đình bà Phạm Thị Lan (52 tuổi, ở thôn Thống Nhất, xã Cẩm Duệ). Dù đã được đóng cọc tre, rọ đá kè tạm nhưng bà vẫn chưa hết lo lắng, bất an.

Bà Lan dù đã kè tạm nhưng vẫn chưa yên tâm khi sạt lở đã tiến gần đến nhà ở. Ảnh: Trần Tuấn.
Bà Lan dù đã kè tạm nhưng vẫn chưa yên tâm khi sạt lở đã tiến gần đến nhà ở. Ảnh: Trần Tuấn

Mong có một dự án kè kiên cố bờ sông

Ông Đặng Văn Thành - Phó Chủ tịch UBND xã Cẩm Duệ - cho hay, tình trạng sạt lở sông Ngàn Mọ qua địa bàn sau 2 đợt mưa lũ vừa qua rất phức tạp với nhiều vị trí sạt lở đe dọa đến nhà dân và công trình chăn nuôi.

Xã đã chủ động khắc phục đợt 1 và báo cáo huyện khắc phục đợt 2. Tuy nhiên, về lâu dài rất mong huyện, tỉnh bố trí kinh phí thực hiện dự án kè bờ sông cho kiên cố thì mới hạn chế được sạt lở một cách hiệu quả nhất.

Tại sông Minh qua phường Trung Lương (thị xã Hồng Lĩnh) cũng xảy ra sạt lở lớn sau 2 đợt mưa lũ vừa qua. Đáng lo ngại là sạt lở đã ảnh hưởng đến khuôn viên Di tích lịch sử văn hóa Đền Cả - Dinh đô quan Hoàng Mười.

Sạt lở sông Minh đe dọa đến khuôn viên di tích lịch sử văn hóa Đền Cả - Dinh đô quan Hoàng Mười. Ảnh: Trần Tuấn.
Sạt lở sông Minh đe dọa đến khuôn viên Di tích lịch sử văn hóa Đền Cả - Dinh đô quan Hoàng Mười. Ảnh: Trần Tuấn

Ông Nguyễn Công Lộc - Chủ tịch UBND phường Trung Lương - cho biết, sau sạt lở, chính quyền địa phương đã báo cáo cấp trên. UBND thị xã Hồng Lĩnh sau đó cũng đã báo cáo với Chi cục Thủy lợi và UBND tỉnh Hà Tĩnh để có phương án kè khắc phục tạm thời.

Còn về lâu dài địa phương mong muốn có một dự án kè kiên cố bờ sông để chống sạt lở đồng thời bảo vệ được công trình Di tích lịch sử văn hóa Đền Cả - Dinh đô quan Hoàng Mười.

TRẦN TUẤN
TIN LIÊN QUAN

Mất hết nhà đất vì sạt lở, cả gia đình phải đi ở tạm người thân

HOÀNG LỘC |

Sau sạt lở đoạn bờ sông Cổ Chiên, thuộc xã An Bình (huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long), gia đình ông Nguyễn Văn Vui bị ảnh hưởng nghiêm trọng, buộc phải di dời tìm nơi ở tạm.

Hơn 100 điểm sạt lở bờ sông, bờ biển, Bến Tre tổ chức ứng phó

Thành Nhân |

Theo thống kê, toàn tỉnh Bến Tre có 112 điểm sạt lở bờ sông, bờ biển, với tổng chiều dài khoảng 134km. Trước nguy cơ mức độ sạt lở ở nhiều điểm có xu hướng ngày càng nghiêm trọng, Bến Tre xây dựng tổng thể đề án phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển trên địa bàn để ứng phó.

2 năm 3 lần sạt lở, người dân cù lao An Bình mong có nơi an toàn

HOÀNG LỘC |

Từ ngày 2 - 4.11, tại xã An Bình, huyện Long Hồ (tỉnh Vĩnh Long) liên tiếp xảy ra sạt lở ở một đoạn bờ sông với chiều dài hơn 100m, ăn sâu vào đất liền hơn 30m. Ước thiệt hại gần 100 triệu đồng và 1 hộ gia đình phải di dời đến nơi ở an toàn.

Cải tạo, làm mới hình ảnh chợ Bến Thành nhưng vẫn lưu giữ văn hóa

Ngọc Lê |

Chợ Bến Thành hơn 100 năm tuổi nằm tại trung tâm TPHCM đang chờ được chỉnh trang. Mới đây Quận 1 đã đề xuất cải tạo chợ Bến Thành theo 2 giai đoạn, tiết giảm một số hạng mục, với tổng kinh phí gần 140 tỉ đồng.

Không khí lạnh rất mạnh áp sát miền Bắc, trời rét đậm, có nơi dưới 11 độ C

MINH HÀ |

Do ảnh hưởng của không khí lạnh, khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời chuyển rét, vùng núi Bắc Bộ có nơi rét đậm, rét hại, nhiệt độ thấp nhất phổ biến từ 15-18 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 11 độ C.

Giáo viên cần linh hoạt hơn trong dạy học tích hợp

Trà My |

Đối với chương trình dạy học tích hợp ở bậc THCS, giáo viên không chỉ là người cung cấp kiến thức mà còn là người điều phối, hỗ trợ học sinh quá trình học tập.

Tăng tốc thi công nút giao nghìn tỉ, sớm khơi thông cửa ngõ khu Đông TPHCM

HỮU CHÁNH |

Chủ đầu tư đang huy động lượng lớn nhân lực và thiết bị thi công nút giao An Phú để công trình đạt tiến độ, kỳ vọng sớm khơi thông cửa ngõ phía Đông TPHCM vốn đã quá tải nhiều năm qua.

Nhiều người vui mừng khi đăng ký cấp lại biển số đẹp đã định danh thành công

LÂM ANH |

Sau thông tin về việc một số biển xe máy sau khi làm thủ tục thu hồi sẽ không cấp lại khi chủ xe đăng ký xe khác, mới đây, nhiều trường hợp đã có thể đăng ký cấp lại biển số đã định danh (trong đó có biển số đẹp và siêu đẹp) thành công sau nhiều ngày tháng chờ đợi.

Mất hết nhà đất vì sạt lở, cả gia đình phải đi ở tạm người thân

HOÀNG LỘC |

Sau sạt lở đoạn bờ sông Cổ Chiên, thuộc xã An Bình (huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long), gia đình ông Nguyễn Văn Vui bị ảnh hưởng nghiêm trọng, buộc phải di dời tìm nơi ở tạm.

Hơn 100 điểm sạt lở bờ sông, bờ biển, Bến Tre tổ chức ứng phó

Thành Nhân |

Theo thống kê, toàn tỉnh Bến Tre có 112 điểm sạt lở bờ sông, bờ biển, với tổng chiều dài khoảng 134km. Trước nguy cơ mức độ sạt lở ở nhiều điểm có xu hướng ngày càng nghiêm trọng, Bến Tre xây dựng tổng thể đề án phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển trên địa bàn để ứng phó.

2 năm 3 lần sạt lở, người dân cù lao An Bình mong có nơi an toàn

HOÀNG LỘC |

Từ ngày 2 - 4.11, tại xã An Bình, huyện Long Hồ (tỉnh Vĩnh Long) liên tiếp xảy ra sạt lở ở một đoạn bờ sông với chiều dài hơn 100m, ăn sâu vào đất liền hơn 30m. Ước thiệt hại gần 100 triệu đồng và 1 hộ gia đình phải di dời đến nơi ở an toàn.