Sau lũ lụt bà con nông dân cần lắm cây con giống

Nguyễn Trọng Hiếu |

Cơn lũ dữ vừa qua đi, để lại biết bao mất mát, thiệt hại cho tỉnh Quảng Bình nói chung và nhân dân vùng rốn lũ Lệ Thủy nói riêng. Trong đó, người bị thiệt hại nhiều nhất, nặng nề nhất chính là bà con nông dân, và các chủ nông trại, trang trại chăn nuôi.

Hơn lúc nào hết, bà con nông dân vùng lũ Lệ Thủy rất cần sự hỗ trợ, tiếp sức về cây, con giống và vốn liếng để họ khôi phục sản xuất, sớm ổn định cuộc sống. 

Tại huyện Lệ Thủy, trận lũ vừa qua đã để lại hậu quả rất nặng nề, trong đó đối tượng chịu tổn thất lớn nhất không ai khác chính là bà con nông dân các xã vùng giữa và các chủ trang trại, gia trại chăn nuôi ở các xã miền núi và phía trước của huyện. 

Chúng tôi có dịp đi đến các xã Thái Thủy, Tân Thủy, Dương Thủy; rồi ngược lên Mai Thủy, Phú Thủy, Trường Thủy, Văn Thủy ... ở đâu cũng nghe, được thấy những câu chuyện buồn, những cảnh tượng không vui về trâu, bò, lợn, gà và cá nuôi bị cuốn trôi theo dòng nước lũ; cây cối, vườn tược chết héo, chết hon, xơ xác, tiêu điều. 

Tại xã Văn Thủy - một xã miền núi của huyện Lệ Thủy rất hiếm khi ngập lũ, thế nhưng những cơn mưa to, gió lớn trong ngày đêm 14 tháng 10 đã gây nên trận lũ quét kinh hoàng làm cho bà con nhân dân và các chủ trang trại, gia trại ở đây trở tay không kịp, hàng trăm con trâu, bò, lợn, gà, vịt và hồ nuôi thả cá bị lũ cuốn trôi trong phút chốc... 

Anh Phạm Xuân Hoàng - Một chủ trang trại chăn nuôi theo mô hình V - A - C kết hợp ở xóm Bổn ( xã Thái Thủy ) giọng buồn buồn kể cho chúng tôi biết, tuy trang trại nhà anh nằm ở chổ đồi cao mấy năm nay không biết lũ lụt là gì, thế nhưng đến trưa 14 tháng 10, thấy trời càng lúc càng mưa to gió lớn, vợ chồng anh đã cẩn thận mua sắm lưới, dùng cọc gỗ giăng quanh hồ nuôi cá rộng hơn 2 sào để ngăn cá thoát ra ngoài nếu hồ bị đầy nước; ngoài ra còn chuẩn đầy đủ rơm, cỏ cho đàn bò 12 con và che chắn chuồng trại cho đàn lợn còn gần nữa tháng nữa mới xuất chuồng. Thế nhưng, đến khoảng 21 giờ đêm ấy, thấy nước lên nhanh, vợ chồng anh Hoàng vội cùng nhờ mấy người bà con xúc hết bầy heo, vừa chặt đứt dây cửa chuồng bò lùa lên đồi thì cũng là lúc vỡ bờ hồ cá, đàn gà, vịt trên 500 con và khoảng 3,5 tấn cá cùng hơn 3 tạ thức ăn cho gia cầm trôi vèo theo dòng nước lũ. Chị Mai - vợ anh Hoàng còn cho biết thêm, nhiều trang trại, gia trại bạn bè của anh chị ở các xã lân cận bị lũ cuốn trôi không chỉ ao cá mà cả trâu, bò, chuồng trại ... đau xót lắm ( ! ). 

Trường hợp của anh Nguyễn Văn Thông ( ở xã Liên Thủy ) cũng vậy, sau một thời gian làm công cho trang trại của chủ đại lý kinh doanh thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y Ngọc Bé. Khi tích lũy được số vốn kha khá và kinh nghiệm phòng trị các loại bệnh thú y, đầu năm 2014, vợ chồng anh Thông vay mượn thêm tiền từ anh em, bạn bè thuê đất ở xã Ngư Thủy Bắc xây dựng trang trại chăn nuôi lợn, gà. Trước lũ, trang trại anh Thông đang nuôi 30 con lợn thịt, hơn 1.000 gà công nghiệp trên 1 tháng tuổi và 1.000 gà kiến con đang trong thời gian úm sưởi, dự kiến sẽ xuất chuồng vào dịp tết Nguyên đán Đinh Dậu sắp tới ... Thế mà, vào đêm 15 tháng 10, gió to làm tốc mái lợp, mưa lớn nước dẫy đất cát tràn vào sàn nền xi măng, lại mất điện không sưởi ấm được, toàn bộ đàn gà bị ướt sũng chết sạch không còn một sợi lông ... Mặc đầu không đi đến tận nơi, nhưng qua anh Thông, chúng tôi được biết: các trang trại chăn nuôi tổng hợp do bạn anh Thông làm chủ như của anh Hải ( ở xã Mỹ Thủy ), anh Tuân ở Hưng Thủy đều bị lũ dữ cuốn trôi nhiều gia súc, gia cầm, con số thiệt hại khó có thể đong đếm hết được. 

Theo số liệu ban đầu của các cơ quan chức năng huyện Lệ Thủy, cơn lũ vừa qua đã gây ngập, hư hại 520 hec ta cây trồng hàng năm và lâu năm, làm héo chết không thể khôi phục 837 hec ta rau màu các loại; khoảng 2.591 tấn lương thực và 65 tấn thức ăn gia súc, gia cầm bị ướt hoặc bị hư hỏng; gần 634 hec ta diện tích nuôi cá ao hồ, cá - lúa và trên 3.600 con gia súc, gần 554.000 con gia cầm bị chết, cuốn trôi. 

Lũ lụt cũng đã làm cho 39 trạm bơm bị hư hỏng, 11 hồ chứa thủy lợi bị xói lở đập dâng; hơn 70 km đê, gần 41 km kênh mương và 8,7 km kè bị sạt lở, hư hỏng ... đã đưa tổng giá trị thiệt hại cho ngành sản xuất nông nghiệp của huyện Lệ Thủy ước tính lên đến trên 183 tỉ đồng. Đó là chưa kể trên 93 km đường giao thông nông thôn, giao thông nội đồng bị xói lở, hư hỏng và 36 cầu, cống bị phá hủy gây khó khăn đi lại cho người dân. 

Theo thống kê từ 28 xã, thị trấn trong toàn huyện, 127 trang trại và hàng trăm gia trại trên địa bàn đều bị thiệt hại nặng nề, trong đó có 30 trang trại chăn nuôi tổng hợp, 83 trang trại chăn nuôi và 3 trang trại nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại nặng nề. Trận lũ lớn vừa qua cũng cuốn trôi gần 269 tấn hạt giống lúa và hoa màu dự trữ của bà con nông dân Lệ Thủy, đó là chưa kể lượng giống bị ướt, hư hỏng, ẩm mốc có thể không nảy mầm, vậy muốn khôi phục sản xuất lại diện tích rau màu trước mắt và gieo trồng cây vụ Đông đang cận kè phải rất cần các loại giống. 

Mặt khác, vụ gieo cấy Đông - Xuân 2017 với diện tích trên 10.100 hec ta lúa, bà con nông dân huyện Lệ Thủy cũng cần hơn 1.030 tấn giống. Những năm trước đây, 70 - 75 % số giống lúa này bà con nông dân đều dự trữ sẵn, số còn lại là các loại giống lúa mới, chất lượng cao bà con phải mua và được Ngân sách huyện trợ giá. Vậy nhưng, mưa lũ đã làm cho nguy cơ thiếu hụt nguồn giống trở thành hiện thực; đây cũng là vấn đề cấp bách hiện nay. 

Mới đây, trong Báo cáo tình hình thiệt hại và biện pháp khắc phục hậu quả lũ lụt, UBND huyện Lệ Thủy cũng đã kiến nghị cấp trên sớm có chính sách hỗ trợ, khuyến khích cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt là hỗ trợ giống lúa, màu, cây, con ... đồng thời có chính sách cho vay, giãn nợ cho những nông hộ và các trang trại, gia trại bị thiệt hại lớn. 

Tuy nhiên, chúng tôi thiễn nghĩ rằng: Trong những ngày này, bà con nông dân vùng rốn lũ Lệ Thủy không chỉ bức bách về nhu cầu lương thực, thực phẩm, thuốc men ... mà họ còn rất mong nhận được sự trợ giúp từ những tấm lòng thiện nguyện, hảo tâm ... và từ nhiều phía về vốn, giống cây trồng, vật nuôi để khôi phục lại sản xuất, sớm ổn định cuộc sống và hơn thế nữa, là có nguồn thu nhập, nuôi con cái học hành trong thời gian gần. 

Nguyễn Trọng Hiếu
TIN LIÊN QUAN

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Cổ động viên tuyển Việt Nam mang cúp vô địch mô hình sang Thái Lan

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Hàng ngàn cổ động viên Việt Nam đã đi quãng đường gần 1000km, mang cúp tới Thái Lan cổ vũ cho thầy trò huấn luyện viên Park Hang-seo ở trận chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.