Phạt cá nhân mua, bán vàng miếng tại nơi không cấp phép

Hoàng Nam |

Cá nhân mua, bán vàng miếng tại tổ chức hoặc doanh nghiệp không có Giấy phép kinh doanh do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định.

Đồ họa: Hoàng Nam.
Đồ họa: Hoàng Nam.

Mua bán vàng miếng tại nơi không cấp phép bị phạt bao nhiêu tiền?

Theo Khoản 2 Điều 3 Nghị định 24/2012/NĐ-CP thì vàng miếng là vàng được dập thành miếng, có đóng chữ, số chỉ khối lượng, chất lượng và ký mã hiệu của doanh nghiệp và tổ chức tín dụng được NHNN Việt Nam cho phép sản xuất hoặc vàng miếng do Ngân hàng Nhà nước tổ chức sản xuất trong từng thời kỳ.

Căn cứ Điều 10 Nghị định 24/2012/NĐ-CP quy định hoạt động mua bán vàng miếng của các tổ chức, cá nhân chỉ được thực hiện tại các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp được NHNN cấp Giấy phép kinh doanh mua bán vàng miếng.

Do đó, người dân không được mua bán vàng miếng tại các tổ chức, doanh nghiệp không có Giấy phép kinh doanh mua bán vàng miếng do NHNN cấp.

Trường hợp vi phạm sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điều 3 và Điều 24 Nghị định 88/2019/NĐ-CP như sau:

1. Đối với tổ chức vi phạm:

- Tổ chức mua bán vàng miếng với tổ chức tín dụng hoặc doanh nghiệp không có Giấy phép kinh doanh mua bán vàng miếng sẽ bị xử phạt cảnh cáo.

- Tổ chức mua bán vàng miếng với tổ chức tín dụng hoặc doanh nghiệp không có Giấy phép kinh doanh mua bán vàng miếng trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần sẽ bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 40 triệu đồng.

2. Đối với cá nhân vi phạm:

- Cá nhân mua bán vàng miếng với tổ chức tín dụng hoặc doanh nghiệp không có Giấy phép kinh doanh mua bán vàng miếng sẽ bị xử phạt cảnh cáo.

- Cá nhân mua bán vàng miếng với tổ chức tín dụng hoặc doanh nghiệp không có Giấy phép kinh doanh mua bán vàng miếng trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần sẽ bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng.

Kinh doanh mua bán vàng miếng không đúng quy định bị phạt thế nào?

Căn cứ quy định tại Điều 3 và Điều 24 Nghị định 24/2012/NĐ-CP và Điểm a Khoản 14 Điều 1 Nghị định 143/2021/NĐ-CP thì việc kinh doanh mua bán vàng miếng không đúng quy định sẽ bị xử phạt như sau:

- Phạt tiền từ 60 triệu đồng đến 100 triệu đồng đối với các hành vi vi phạm sau:

+ Không niêm yết công khai giá mua, giá bán vàng miếng tại địa điểm giao dịch theo quy định của pháp luật;

+ Vi phạm trách nhiệm của tổ chức tín dụng, doanh nghiệp hoạt động kinh doanh mua bán vàng miếng khi có thay đổi về mạng lưới chi nhánh, địa điểm kinh doanh mua bán vàng miếng theo quy định của pháp luật.

- Phạt tiền từ 160 triệu đồng đến 200 triệu đồng đối với hành vi kinh doanh mua bán vàng miếng không đúng quy định của pháp luật, trừ trường hợp kinh doanh mua bán vàng miếng nhưng không có giấy phép kinh doanh mua bán vàng miếng.

- Phạt tiền từ 280 triệu đồng đến 360 triệu đồng đối với hành vi thực hiện kinh doanh mua bán vàng miếng thông qua các đại lý ủy nhiệm. Ngoài ra, còn bị tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh mua bán vàng miếng trong thời hạn từ 6 tháng đến 9 tháng.

- Phạt tiền từ 400 triệu đồng đến 500 triệu đồng đối với hành vi thực hiện kinh doanh mua bán vàng miếng thông qua các đại lý ủy nhiệm trong trường hợp tái phạm; ngoài ra còn bị thu hồi giấy phép kinh doanh mua bán vàng miếng.

- Phạt tiền từ 500 triệu đồng đến 600 triệu đồng đối với hành vi hoạt động sản xuất vàng miếng không đúng quy định của pháp luật.

- Phạt tiền từ 600 triệu đồng đến 800 triệu đồng đối với hành vi kinh doanh mua bán vàng miếng nhưng không có giấy phép kinh doanh mua bán vàng miếng.

Điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh mua bán vàng miếng

- Căn cứ Điều 11 Nghị định 24/2012/NĐ-CP quy định điều kiện doanh nghiệp được NHNN cấp Giấy phép kinh doanh mua bán vàng miếng như sau:

+ Là doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.

+ Có vốn điều lệ từ 100 tỉ đồng trở lên.

+ Có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh mua bán vàng từ 2 năm trở lên.

+ Có số thuế đã nộp của hoạt động kinh doanh vàng từ 500 triệu đồng/năm trở lên trong 2 năm liên tiếp gần nhất (có xác nhận của cơ quan thuế).

+ Có mạng lưới chi nhánh, địa điểm bán hàng tại Việt Nam từ 3 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.

- Tổ chức tín dụng được NHNN xem xét cấp Giấy phép kinh doanh mua bán vàng miếng khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:

+ Có vốn điều lệ từ 3.000 tỉ đồng trở lên.

+ Có đăng ký hoạt động kinh doanh vàng.

+ Có mạng lưới chi nhánh tại Việt Nam từ 5 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.

Hoàng Nam
TIN LIÊN QUAN

Phá bỏ độc quyền vàng miếng, ai được hưởng lợi?

Đức Mạnh |

Nếu sửa đổi Nghị định 24, bỏ độc quyền vàng, thị trường vàng tại Việt Nam sẽ vận hành bám sát hơn với thế giới, tạo lập một môi trường kinh doanh bình đẳng. Khoảng cách giá vàng thế giới và trong nước thu hẹp sẽ góp phần giảm tình trạng vàng nhập lậu, chảy máu ngoại tệ, thất thu ngân sách.

Độc quyền vàng miếng khiến doanh nghiệp mất bình đẳng trong kinh doanh

Đức Mạnh |

Các doanh nghiệp kinh doanh vàng trang sức mỹ nghệ gặp khó khăn khi họ không được cấp phép nhập khẩu vàng mà nhu cầu ngày càng tăng nên có trường hợp phải mua vàng nguyên liệu không rõ nguồn gốc, hàng nhập lậu. Điều này gây rủi ro cho doanh nghiệp, lại tạo điều kiện cho thị trường ngoại tệ “chợ đen” phát triển.

Bỏ độc quyền vàng miếng, nên để doanh nghiệp nhập khẩu vàng

Đức Mạnh |

Theo các chuyên gia, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nên trả vàng về cho thị trường vận hành. Cơ quan quản lý chỉ nên làm nhiệm vụ giám sát về khối lượng, giá cả khi cần thiết.

CLB Nam Định thắng Hà Nội kịch tính, vững ngôi đầu V.League

NHÓM PV |

Câu lạc bộ Nam Định đã đánh bại Hà Nội FC 3-2 tại vòng 11 Night Wolf V.League 2023-2024, diễn ra tối 28.2.

Hệ sinh thái nghìn tỉ của Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn "Hậu Pháo"

Lục Giang |

Trước khi bị bắt, Nguyễn Văn Hậu (tức "Hậu Pháo") từng là đại gia nắm khối tài sản nghìn tỉ. Đồng thời, Tập đoàn Phúc Sơn cũng gây nhiều chú ý trên thị trường địa ốc với quỹ đất lên đến hàng trăm héc ta và hàng loạt dự án “đình đám”.

Tuyển sinh lớp 10 bằng IELTS tạo nên sự bất bình đẳng

Tuyết Anh |

Nhiều ý kiến cho rằng, tuyển sinh lớp 10 bằng chứng chỉ IELTS dễ tạo nên sự bất bình đẳng vì không phải gia đình nào cũng đủ điều kiện để cho con theo học.

Phó Chủ tịch tỉnh Quảng Bình làm Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

LÊ PHI LONG |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã bổ nhiệm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình Hồ An Phong giữ chức Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Lên ngôi xu hướng cha mẹ cho con du lịch 'một kèm một'

Minh Anh |

“Chuyến đi gắn kết cha/mẹ - một con” đang là xu hướng hàng đầu, theo công ty dịch vụ du lịch cao cấp Scott Dunn.

Phá bỏ độc quyền vàng miếng, ai được hưởng lợi?

Đức Mạnh |

Nếu sửa đổi Nghị định 24, bỏ độc quyền vàng, thị trường vàng tại Việt Nam sẽ vận hành bám sát hơn với thế giới, tạo lập một môi trường kinh doanh bình đẳng. Khoảng cách giá vàng thế giới và trong nước thu hẹp sẽ góp phần giảm tình trạng vàng nhập lậu, chảy máu ngoại tệ, thất thu ngân sách.

Độc quyền vàng miếng khiến doanh nghiệp mất bình đẳng trong kinh doanh

Đức Mạnh |

Các doanh nghiệp kinh doanh vàng trang sức mỹ nghệ gặp khó khăn khi họ không được cấp phép nhập khẩu vàng mà nhu cầu ngày càng tăng nên có trường hợp phải mua vàng nguyên liệu không rõ nguồn gốc, hàng nhập lậu. Điều này gây rủi ro cho doanh nghiệp, lại tạo điều kiện cho thị trường ngoại tệ “chợ đen” phát triển.

Bỏ độc quyền vàng miếng, nên để doanh nghiệp nhập khẩu vàng

Đức Mạnh |

Theo các chuyên gia, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nên trả vàng về cho thị trường vận hành. Cơ quan quản lý chỉ nên làm nhiệm vụ giám sát về khối lượng, giá cả khi cần thiết.