Bỏ độc quyền vàng miếng, nên để doanh nghiệp nhập khẩu vàng

Đức Mạnh |

Theo các chuyên gia, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nên trả vàng về cho thị trường vận hành. Cơ quan quản lý chỉ nên làm nhiệm vụ giám sát về khối lượng, giá cả khi cần thiết.

Trả vàng về cho thị trường vận hành

Đã từng có thời điểm, vàng được coi như một trong những phương tiện thanh toán được ưa chuộng, nhiều giao dịch giá trị lớn được quy thành vàng khiến các cơ quan quản lý lo ngại tình trạng "vàng hóa nền kinh tế". Nghị định 24/2012/NĐ-CP ra đời kịp thời gần như đã chấn chỉnh được tình trạng bất ổn định trên thị trường vàng vào thời điểm đó. NHNN trở thành cơ quan độc quyền sản xuất vàng miếng, độc quyền trong quản lý xuất nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng.

12 năm trôi qua, quy định cũ đã bộc lộ bất cập trong bối cảnh mới. Tình trạng giá vàng không liên thông với thế giới khiến sự chênh lệnh giữa giá vàng trong nước - thế giới kéo giãn, có khi lên tới gần 20 triệu đồng/lượng. Sự chênh lệch lớn đã dẫn đến việc nhập lậu vàng, từ đó thất thoát về ngoại tệ, ảnh hưởng đến quản lý tỷ giá...

Trao đổi với Lao Động, PGS.TS Ngô Trí Long cho biết việc chọn con đường quản lý thị trường vàng bằng công cụ hành chính, mệnh lệnh như Nghị định 24 hay để vận hành theo cơ chế thị trường, phù hợp với thông lệ quốc tế là một vấn đề không hề dễ với cơ quan quản lý nhà nước. Ông cho rằng NHNN giờ đây chỉ nên thực hiện chức năng quản lý và hoạch định chính sách, điều tiết dự trữ ngoại hối bằng vàng theo pháp lệnh ngoại hối, Luật Ngân hàng Nhà nước, Luật Các tổ chức tín dụng mà không tham gia sản xuất kinh doanh hoặc điều tiết thị trường bằng các biện pháp hành chính, không trực tiếp can dự việc kinh doanh của các doanh nghiệp.

NHNN là cơ quan quản lý nhà nước về chính sách tiền tệ, lại trực tiếp gánh thêm trách nghiệm cân bằng cung - cầu vàng thông qua xuất - nhập khẩu và điều tiết thị trường vàng thì bản thân NHNN sẽ trở thành người gánh rủi ro của thị trường. Thêm vào đó, nếu để doanh nghiệp tự xuất và nhập khẩu vàng thì luồng vàng ra vào Việt Nam sẽ nhanh hơn, cân bằng được giá trong nước với giá thế giới. NHNN nên trả vàng về cho thị trường, tức là để cho thị trường - các công ty kinh doanh vàng tự xuất và tự nhập khẩu. Còn NHNN chỉ làm nghiệm vụ giám sát về khối lượng, thậm chí giám sát giá cả khi cần thiết.

"Doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện sản xuất - kinh doanh thì để họ tự hoạt động theo cơ chế thị trường. Nhà nước chỉ quản lý chất lượng (tuổi vàng), trọng lượng, nhãn hiệu như các doanh nghiệp khi đã đăng ký, cho phép nhiều thương hiệu cùng tồn tại thay vì độc quyền" - ông Long giải thích thêm.

Nếu quan niệm vàng là một loại hàng hóa thì Ngân hàng Nhà nước không nên quản lý trực tiếp thị trường vàng nữa. Ảnh: Việt Anh
Nếu quan niệm vàng là một loại hàng hóa và NHNN không nên quản lý trực tiếp thị trường vàng nữa. Ảnh: Việt Anh

Trên thế giới, ngân hàng trung ương không trực tiếp quản lý kinh doanh vàng

Ông Nguyễn Thế Hùng - Phó Chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam cho biết theo khảo sát của ông và khảo sát tại rất nhiều hội thảo, các buổi làm việc với Hội đồng Vàng Thế giới, đều khẳng định rất rõ là các nước trên thế giới, kể cả các nền kinh tế lớn, ngân hàng trung ương không quản lý trực tiếp về kinh doanh vàng. Họ quan niệm vàng là một loại hàng hóa thông thường.

"Tại các nước trong khu vực như Singapore, Thái Lan, Bộ Thương mại hoặc Bộ Công Thương, Bộ Kinh tế đóng vai trò quản lý. NHNN chỉ quản lý về ngoại hối, điều tiết các dòng tiền ngoại tệ. Các ngân hàng trung ương ở các nước chỉ có vai trò dự trữ quốc gia, điều phối vàng như là một tài sản để dự trữ quốc gia. Đây là một công cụ để bảo đảm an ninh tiền tệ.

Đến bây giờ, chúng ta vẫn duy trì việc độc quyền SJC sẽ dẫn đến sự chênh lệch rất lớn về giá vàng. Giá trị đồng tiền Việt Nam hiện rất ổn định, tỷ giá cũng thế. Người dân không dùng vàng để làm phương tiện thanh toán và không có khái niệm "vàng hóa"" - ông Hùng đưa ra dẫn chứng.

Do đó vị chuyên gia nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phải xem xét lại cách thức quản lý thị trường vàng hiện nay. Nếu quan niệm giống như các nước trên thế giới, vàng là một loại hàng hóa thì NHNN không quản lý trực tiếp thị trường vàng nữa.

Thủ tướng Chính phủ vừa có Chỉ thị số 06 về việc đôn đốc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm sau kỳ nghỉ Tết, trong đó có chỉ đạo liên quan đến thị trường vàng, nêu rõ: “Khẩn trương tổng kết Nghị định số 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng. Đồng thời, đề xuất giải pháp quản lý hiệu quả thị trường vàng trong tình hình mới, hoàn thành trong quý I/2024”.

Đức Mạnh
TIN LIÊN QUAN

Giải pháp về sàn giao dịch vàng để vốn chết trong dân chảy vào nền kinh tế

Nhóm PV |

Theo ước tính từ Hiệp hội Kinh doanh vàng, đến nay người dân Việt Nam đang nắm giữ khoảng 400 tấn vàng. Tuy nhiên, quan niệm lâu đời coi đây là tài sản tích trữ cùng rào cản từ một số quy định của Nghị định 24 đã khiến lượng lớn kim loại quý này vẫn chôn chặt trong két. Trong khi đó, thay vì là “vốn chết” gây lãng phí, lượng vàng này có thể quy đổi để trở thành động lực cho sản xuất kinh doanh, góp phần hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội.

Cởi trói cho thị trường vàng để nguồn vốn chảy vào nền kinh tế: Trả vàng về cho thị trường vận hành

Nhóm Phóng Viên |

Trước những bất cập trong quản lý hoạt động kinh doanh vàng, các chuyên gia cho rằng cần mạnh dạn thay đổi tư duy quản lý, trả vàng về cho thị trường vận hành. Cần có quy định đề cập toàn diện hơn về các sản phẩm và dịch vụ tài chính liên quan tới vàng, chứ không đơn thuần chỉ quản lý vàng miếng và vàng trang sức như hiện nay.

Quy định đã cũ, bộc lộ bất cập trong bối cảnh mới

NHÓM PV |

Từ đầu năm 2023 đến nay, giá vàng trong nước đã tăng hơn 10 triệu đồng/lượng, trong khi đó giá vàng thế giới tăng gần 170 USD/ounce. Chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới luôn ở mức cao, quanh ngưỡng 13 triệu đồng/lượng. Đây không phải lần đầu tiên trong vài năm gần đây, giá vàng SJC và giá vàng thế giới chênh lệch cao đến thế. Từ năm 2012 đến nay, thị trường vàng trong nước được quản lý bằng Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng. Hơn một thập niên trôi qua, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vẫn giữ nguyên các quy định từ 11 năm trước, trong khi có những quy định không còn phù hợp với nền kinh tế thị trường mang tính cạnh tranh hiện nay. Trong bối cảnh nguồn lực phát triển kinh tế trong nước còn hạn chế, chủ trương huy động nguồn lực trong dân vào sản xuất - kinh doanh là rất đúng đắn. Nhưng để làm được điều này, đã đến lúc cần cởi trói cho thị trường vàng, để “vốn chết” trong dân có thể chảy vào nền kinh tế.

Giá xăng đồng loạt giảm từ chiều nay

Cường Ngô |

Từ 15h hôm nay (22.2), Liên Bộ Công Thương - Tài chính đã thực hiện điều chỉnh giá xăng dầu theo chu kỳ. Theo đó, xăng E5 RON 92 và RON 95 đồng loạt giảm.

Rủ nhau viết đơn nhập ngũ, 3 anh em cùng trúng tuyển nghĩa vụ quân sự

Văn Trực |

Ngày 22.2, UBND phường Tam Thuận (quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng) cho biết, địa phương có 3 anh em ruột, trong đó có 2 người là sinh đôi, cùng viết đơn tình nguyện xung phong nhập ngũ và trúng tuyển trong đợt tuyển quân vừa rồi.

Rừng trúc thu nhỏ mới lạ giữa lòng Hà Nội

Nhật Minh |

Thời gian qua, nhiều người dân đi qua phố Trấn Vũ (quận Ba Đình, Hà Nội) không khỏi tò mò bởi khu vườn trúc độc đáo nằm bên hồ Trúc Bạch.

Tạm giữ hình sự người vợ trong vụ Hiệu phó trường tiểu học bị đâm tại khách sạn

Hoài Luân |

Liên quan đến vụ Hiệu phó của một trường tiểu học ở Phú Yên bị vợ đâm tại khách sạn, Công an TP Tuy Hòa cho biết, đã tạm giữ hình sự người vợ.

Hoàn tất di lý Trương Mỹ Lan và các bị cáo vụ Vạn Thịnh Phát vào TPHCM để xét xử

Anh Tú |

TPHCM - Ngày 22.2, cơ quan chức năng đã hoàn tất di lý toàn bộ bị cáo trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) và các đơn vị, tổ chức liên quan, vào TPHCM để chuẩn bị xét xử.

Giải pháp về sàn giao dịch vàng để vốn chết trong dân chảy vào nền kinh tế

Nhóm PV |

Theo ước tính từ Hiệp hội Kinh doanh vàng, đến nay người dân Việt Nam đang nắm giữ khoảng 400 tấn vàng. Tuy nhiên, quan niệm lâu đời coi đây là tài sản tích trữ cùng rào cản từ một số quy định của Nghị định 24 đã khiến lượng lớn kim loại quý này vẫn chôn chặt trong két. Trong khi đó, thay vì là “vốn chết” gây lãng phí, lượng vàng này có thể quy đổi để trở thành động lực cho sản xuất kinh doanh, góp phần hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội.

Cởi trói cho thị trường vàng để nguồn vốn chảy vào nền kinh tế: Trả vàng về cho thị trường vận hành

Nhóm Phóng Viên |

Trước những bất cập trong quản lý hoạt động kinh doanh vàng, các chuyên gia cho rằng cần mạnh dạn thay đổi tư duy quản lý, trả vàng về cho thị trường vận hành. Cần có quy định đề cập toàn diện hơn về các sản phẩm và dịch vụ tài chính liên quan tới vàng, chứ không đơn thuần chỉ quản lý vàng miếng và vàng trang sức như hiện nay.

Quy định đã cũ, bộc lộ bất cập trong bối cảnh mới

NHÓM PV |

Từ đầu năm 2023 đến nay, giá vàng trong nước đã tăng hơn 10 triệu đồng/lượng, trong khi đó giá vàng thế giới tăng gần 170 USD/ounce. Chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới luôn ở mức cao, quanh ngưỡng 13 triệu đồng/lượng. Đây không phải lần đầu tiên trong vài năm gần đây, giá vàng SJC và giá vàng thế giới chênh lệch cao đến thế. Từ năm 2012 đến nay, thị trường vàng trong nước được quản lý bằng Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng. Hơn một thập niên trôi qua, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vẫn giữ nguyên các quy định từ 11 năm trước, trong khi có những quy định không còn phù hợp với nền kinh tế thị trường mang tính cạnh tranh hiện nay. Trong bối cảnh nguồn lực phát triển kinh tế trong nước còn hạn chế, chủ trương huy động nguồn lực trong dân vào sản xuất - kinh doanh là rất đúng đắn. Nhưng để làm được điều này, đã đến lúc cần cởi trói cho thị trường vàng, để “vốn chết” trong dân có thể chảy vào nền kinh tế.