Độc quyền vàng miếng khiến doanh nghiệp mất bình đẳng trong kinh doanh

Đức Mạnh |

Các doanh nghiệp kinh doanh vàng trang sức mỹ nghệ gặp khó khăn khi họ không được cấp phép nhập khẩu vàng mà nhu cầu ngày càng tăng nên có trường hợp phải mua vàng nguyên liệu không rõ nguồn gốc, hàng nhập lậu. Điều này gây rủi ro cho doanh nghiệp, lại tạo điều kiện cho thị trường ngoại tệ “chợ đen” phát triển.

Doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, một số đơn vị phải hoạt động cầm chừng

Như Lao Động đã phản ánh trong các bài viết trước, không thể phủ nhận từ khi có Nghị định 24/2012/NĐ-CP, thị trường vàng trong nước đã ổn định. Không còn cơn sốt giá vàng và vàng không còn là công cụ thanh toán trong nền kinh tế. Tuy nhiên hơn một thập kỷ trôi qua, một số quy định trong Nghị định đã không còn phù hợp và cần được thay thế, trong đó có liên quan đến các doanh nghiệp kinh doanh vàng.

Trao đổi với Lao Động, bà Nguyễn Thị Diệu Hồng - Ban Pháp chế (VCCI) - cho biết, thời gian qua, doanh nghiệp phản ánh tập trung vào hai nội dung bất cập. Thứ nhất là cơ chế quản lý đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh vàng trang sức mỹ nghệ. Xác định đây là ngành nghề kinh doanh có điều kiện liệu có hợp lý không, trong khi các điều kiện kinh doanh của ngành nghề này chưa thực sự rõ ràng. Ví dụ: Có địa điểm, cơ sở vật chất và các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ (không rõ các trang thiết bị nào được cho là cần thiết?) và không có tính đặc thù (đây là điều kiện mà ở ngành nghề sản xuất thông thường nào cũng có).

Thứ hai là quy định liên quan đến thủ tục cấp phép nhập khẩu vàng nguyên liệu chưa thực sự minh bạch. Nếu dựa vào Điều 14 Nghị định 24 về xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu, doanh nghiệp thực sự không biết mình phải đáp ứng điều kiện gì để được nhập khẩu vàng nguyên liệu.

“Để đáp ứng được các điều kiện kinh doanh vàng miếng phải là doanh nghiệp có tiềm lực tài chính vì phần lớn các điều kiện đều có tính chất yêu cầu về quy mô (vốn, mạng lưới tổ chức các chi nhánh …) và không phải doanh nghiệp nào cũng có thể đáp ứng được. Các điều kiện trên liệu có phải hướng đến sự kinh doanh hiệu quả của doanh nghiệp? Nếu là mục tiêu này thì cần xem xét lại tính phù hợp với các mục tiêu khi ban hành điều kiện kinh doanh quy định tại pháp luật về đầu tư” - bà Hồng đặt vấn đề.

Ảnh: Việt Anh
Doanh nghiệp đang rất băn khoăn về tính hợp lý của việc xác định sản xuất, kinh doanh vàng, trang sức mỹ nghệ là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Ảnh: Việt Anh

PGS.TS Ngô Trí Long nhận định, các doanh nghiệp hiện không bình đẳng trước pháp luật trong hoạt động kinh doanh vàng miếng. Điều kiện cấp giấy phép kinh doanh vàng miếng không căn cứ vào bất kỳ tiêu chí nào của thực tiễn mà đi ngược lại với quy luật tự nhiên của thị trường. Điều này bóp nghẹt mạng lưới phân phối đã hình thành nhiều năm trên cơ sở nguyên lý cung cầu. Doanh nghiệp, tổ chức bị tước đoạt những công cụ bảo hiểm rủi ro trong đầu tư và sản xuất, kinh doanh.

“Các doanh nghiệp kinh doanh vàng trang sức mỹ nghệ gặp khó khăn khi họ không được cấp phép nhập khẩu vàng mà nhu cầu ngày càng tăng nên phải mua vàng nguyên liệu không rõ nguồn gốc, mua hàng nhập lậu. Điều này vừa tạo rủi ro cho doanh nghiệp, vừa tạo điều kiện cho thị trường ngoại tệ “chợ đen” phát triển.

Một số doanh nghiệp vàng trang sức không được vay vốn ngân hàng, không có nguyên liệu sản xuất nên phải đóng cửa hoặc hoạt động cầm chừng. Năng lực sản xuất của các doanh nghiệp vàng trong nước sụt giảm trong khi hàng trang sức từ nước ngoài mẫu mã đẹp, giá rẻ dẫn đến các doanh nghiệp trong nước tụt hậu với thế giới, khó có thể cạnh tranh được và bắt buộc phải trở thành đại lý của các doanh nghiệp vàng nước ngoài” - ông Long nêu rõ.

Đưa sản xuất, kinh doanh vàng trang sức mỹ nghệ ra khỏi danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, bà Nguyễn Thị Diệu Hồng đề nghị rà soát các quy định và tiến hành sửa đổi hoặc thay thế Nghị định 24/2012/NĐ-CP. Trong các quy định trong lĩnh vực này, cần nghiên cứu, xem xét đưa ngành nghề sản xuất, kinh doanh vàng trang sức mỹ nghệ ra khỏi Danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Các quy định liên quan đến điều kiện kinh doanh, thủ tục hành chính cần đảm bảo tính minh bạch, phù hợp.

Đồng thời các điều kiện kinh doanh, thủ tục hành chính nên quy định tại Nghị định. Hiện nay, phần lớn các thủ tục hành chính, thậm chí là điều kiện để cấp giấy phép trong lĩnh vực này quy định ở cấp thông tư. Bà Hồng cho rằng điều này là chưa phù hợp về mặt pháp lý.

GS.TS. Hoàng Văn Cường - Đại biểu Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội - khuyến nghị: “Thương hiệu vàng quốc gia đã đến lúc hoàn thành sứ mệnh của nó, chúng ta trả lại cho vàng là sản phẩm hàng hoá thông thường. Doanh nghiệp nào có đủ năng lực sẽ có sản phẩm của mình đưa ra nhưng Nhà nước phải quản lý”.

Đức Mạnh
TIN LIÊN QUAN

Bỏ độc quyền vàng miếng, nên để doanh nghiệp nhập khẩu vàng

Đức Mạnh |

Theo các chuyên gia, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nên trả vàng về cho thị trường vận hành. Cơ quan quản lý chỉ nên làm nhiệm vụ giám sát về khối lượng, giá cả khi cần thiết.

Giải pháp về sàn giao dịch vàng để vốn chết trong dân chảy vào nền kinh tế

Nhóm PV |

Theo ước tính từ Hiệp hội Kinh doanh vàng, đến nay người dân Việt Nam đang nắm giữ khoảng 400 tấn vàng. Tuy nhiên, quan niệm lâu đời coi đây là tài sản tích trữ cùng rào cản từ một số quy định của Nghị định 24 đã khiến lượng lớn kim loại quý này vẫn chôn chặt trong két. Trong khi đó, thay vì là “vốn chết” gây lãng phí, lượng vàng này có thể quy đổi để trở thành động lực cho sản xuất kinh doanh, góp phần hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội.

Cởi trói cho thị trường vàng để nguồn vốn chảy vào nền kinh tế: Trả vàng về cho thị trường vận hành

Nhóm Phóng Viên |

Trước những bất cập trong quản lý hoạt động kinh doanh vàng, các chuyên gia cho rằng cần mạnh dạn thay đổi tư duy quản lý, trả vàng về cho thị trường vận hành. Cần có quy định đề cập toàn diện hơn về các sản phẩm và dịch vụ tài chính liên quan tới vàng, chứ không đơn thuần chỉ quản lý vàng miếng và vàng trang sức như hiện nay.

Chủ đất dịch vụ ven đô hét giá hơn 100 triệu đồng/m2

ANH HUY |

Khi thị trường trầm lắng, ít có giao dịch nhưng loại hình đất dịch vụ vẫn được giới đầu tư đánh giá là giá cao, vượt xa giá trị thực. Nhiều mảnh đất dịch vụ vùng ven ở các huyện ngoại thành đang được chủ, môi giới rao bán lên đến 100 triệu đồng/m2.

Quảng Nam tiếp tục khai quật con đường “Thần đạo” ở Mỹ Sơn

Hoàng Bin |

Con đường “Thần đạo” lần đầu tiên được phát hiện ở Di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn, tỉnh Quảng Nam sẽ tiếp tục được khai quật, mở rộng nghiên cứu.

Chi vài triệu đồng phí môi giới, nhiều gia đình vẫn khó tìm giúp việc

LÊ HOA |

Để tìm được một người giúp việc phù hợp, các gia đình mạnh tay chi từ 1-2,5 triệu đồng cho phí môi giới. Song, nhiều người cho biết, tìm được người giúp việc như ý như "mò kim đáy bể".

Làng biển 50 năm chôn cất người trôi sông lạc chợ

Hoàng Bin |

Gần 40 ngôi mộ vô danh không có người thân thích chăm nom, được người dân làng chài Tam Thanh, TP Tam Kỳ, Quảng Nam lo hương khói chu toàn suốt 50 năm.

Điều động, bổ nhiệm nhân sự mới ở Vĩnh Phúc, Sóc Trăng, Nam Định, Gia Lai

PHẠM ĐÔNG |

Trong tuần qua (từ ngày 19.2 - 23.2), các tỉnh, thành phố: Vĩnh Phúc, Sóc Trăng, Nam Định, Gia Lai, Đồng Hới (Quảng Bình)... đã triển khai các quyết định điều động, bổ nhiệm, bầu và chuẩn y nhân sự.

Bỏ độc quyền vàng miếng, nên để doanh nghiệp nhập khẩu vàng

Đức Mạnh |

Theo các chuyên gia, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nên trả vàng về cho thị trường vận hành. Cơ quan quản lý chỉ nên làm nhiệm vụ giám sát về khối lượng, giá cả khi cần thiết.

Giải pháp về sàn giao dịch vàng để vốn chết trong dân chảy vào nền kinh tế

Nhóm PV |

Theo ước tính từ Hiệp hội Kinh doanh vàng, đến nay người dân Việt Nam đang nắm giữ khoảng 400 tấn vàng. Tuy nhiên, quan niệm lâu đời coi đây là tài sản tích trữ cùng rào cản từ một số quy định của Nghị định 24 đã khiến lượng lớn kim loại quý này vẫn chôn chặt trong két. Trong khi đó, thay vì là “vốn chết” gây lãng phí, lượng vàng này có thể quy đổi để trở thành động lực cho sản xuất kinh doanh, góp phần hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội.

Cởi trói cho thị trường vàng để nguồn vốn chảy vào nền kinh tế: Trả vàng về cho thị trường vận hành

Nhóm Phóng Viên |

Trước những bất cập trong quản lý hoạt động kinh doanh vàng, các chuyên gia cho rằng cần mạnh dạn thay đổi tư duy quản lý, trả vàng về cho thị trường vận hành. Cần có quy định đề cập toàn diện hơn về các sản phẩm và dịch vụ tài chính liên quan tới vàng, chứ không đơn thuần chỉ quản lý vàng miếng và vàng trang sức như hiện nay.