Ninh Thuận: Hàng nghìn hộ dân "dài cổ" chờ hỗ trợ nhà bị hư hỏng do thi công QL1A

Hữu Văn |

Ba năm qua, hàng nghìn hộ dân tại tỉnh Ninh Thuận gửi đơn khiếu nại đến cơ quan chức năng yêu cầu đền bù, hỗ trợ nhà ở bị hư hỏng, sụt lún, nứt vách… do các nhà thầu thi công nâng cấp, mở rộng QL1A gây ra, nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết.

Bao giờ hỗ trợ?

Ngay từ khi thi công QL1A đoạn đi ngang qua tỉnh cho đến khi tuyến đường hoàn thành, đưa vào sử dụng vào tháng 5.2015, người dân liên tục gửi đơn kêu cứu nhiều nơi.

Ông Trương Văn Trị, ở thôn Lương Cách, xã Hộ Hải (huyện Ninh Hải) bức xúc: Căn nhà bị nứt nhiều chỗ, không biết sập đổ lúc nào, gia đình không dám ở, phải di chuyển lên nương rẫy ở mấy năm nay, ngày đêm trông chờ được hỗ trợ thiệt hại để sửa chữa nhà. 

Nhiều đoạn nứt kéo dài trên các vách nhà ông Trương Văn Trị, ở thôn Lương Cách, xã Hộ Hải.
Nhiều đoạn nứt kéo dài trên các vách nhà ông Trương Văn Trị, ở thôn Lương Cách, xã Hộ Hải.
Vết nứt càng lớn, cả một bàn tay.
Vết nứt khá lớn.

Một người dân địa phương khác là bà Huỳnh Thị Lành, chia sẻ: "Bây giờ chỉ còn cách đập hết rồi xây lại nhà mới, chứ vá các vách sẽ lại tiếp tục bị nứt nẻ vì chân đất yếu...".

Theo Trung tâm phát triển Quỹ đất tỉnh Ninh Thuận, kinh phí hỗ trợ sửa chữa nhà ở do thi công tại dự án mở rộng QL1A đoạn qua tỉnh Ninh Thuận từ nguồn vốn Trái phiếu Chính phủ (giai đoạn 1) và hình thức BOT (giai đoạn 2). Trong đó, dự án đầu tư nguồn vốn Trái phiếu Chính phủ có 496 hộ bị ảnh hưởng nứt nhà.

Từ năm 2015 đến năm 2017, UBND tỉnh Ninh Thuận đã chi trả tiền cho 110 hộ với hơn 2,6 tỷ đồng. Số hộ còn lại, chưa chi trả do chưa được cấp kinh phí và UBND tỉnh chưa ban hành quyết định hỗ trợ.

Nhà bà Huỳnh Thị Lành, xuất hiện nhiều vết nứt lớn do tác động thi công nâng cấp, mở rộng tuyên Quốc lộ 1A.
Nhà bà Huỳnh Thị Lành xuất hiện nhiều vết nứt lớn do tác động thi công nâng cấp, mở rộng tuyên Quốc lộ 1A.

Đối với dự án triển khai theo hình thức Hợp đồng BOT do Công ty TNHH MTV BOT Ninh Thuận làm chủ đầu tư (giai đoạn 2) đi qua 11 xã, thị trấn thuộc địa bàn 4 huyện Ninh Hải, Ninh Phước, Thuận Nam và Thuận Bắc có 818 hộ có nhà bị nứt vách, sụp lún. Tuy nhiên, đến nay số hộ này cũng chưa được hỗ trợ thiệt hại.

Đến khi nào mới ổn định?

Tháng 7.2017, Văn phòng Chính phủ có văn bản về việc bồi thường nhà ở, công trình nằm ngoài phạm vi giải phóng mặt bằng bị ảnh hưởng do quá trình thi công xây dựng các dự án nâng cấp, mở rộng QL 1A đoạn từ Thanh Hoá đến Cần Thơ. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có ý kiến chỉ đạo, giao cho Bộ GTVT thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép sử dụng nguồn kinh phí giải phóng mặt bằng của dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1A đoạn từ Thanh Hoá đến Cần Thơ để bồi thường thiệt hại nhà ở, công trình nằm ngoài phạm vi giải phóng mặt bằng bị ảnh hưởng do quá trình thi công xây dựng dự án.

Riêng dự án đầu tư theo hình thức BOT, Bộ GTVT thống nhất với chủ đầu tư các dự án BOT này về kinh phí để bồi thường thiệt hại cho nhà ở, công trình nằm ngoài phạm vi giải phóng mặt bị ảnh hưởng do quá trình thi công xây dựng các dự án. Thế nhưng cho đến nay, hàng nghìn hộ dân tại Ninh Thuận vẫn chưa được hỗ trợ thiệt hại.

Ông Nguyễn Văn Quế, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Ninh Thuận cho biết: Đơn vị đã tiếp tục phối hợp với các ngành, địa phương rà soát lại toàn bộ và hoàn thiện tất cả các hồ sơ, báo cáo với UBND tỉnh xem xét, phê duyệt, đề xuất kinh phí hỗ trợ cho người dân sửa chữa lại nhà, để người dân sớm ổn định đời sống.

Hữu Văn
TIN LIÊN QUAN

"Không trồng cao su, vẫn nhận bồi thường tiền tỉ”: Thanh tra Chính phủ yêu cầu tỉnh Bình Phước giải quyết

ĐÔNG ANH |

Ngày 19.11.2016, Báo Lao Động đã đăng bài: “Không trồng cao su, vẫn nhận bồi thường tiền tỷ”, phản ánh các sai phạm trong việc hoàn trả tiền bồi thường cho người dân, tại dự án trồng rừng của Công ty TNHH MTV Dịch vụ Sasco, thuộc huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước… Mới đây, Thanh tra Chính phủ đã có văn bản gửi Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước.

Thu hồi 189 dự án vì để mất hơn 1100ha rừng: Các doanh nghiệp chây ỳ bồi thường

VĂN TỶ |

Sở NNPTNT tỉnh Lâm Đồng vừa công bố thông tin gây sốc: Có đến 1.157ha rừng của tỉnh này đã “biến mất” tại 84 dự án đầu tư liên quan đến rừng. Đến nay, tỉnh đã thu hồi 189 dự án liên quan đến rừng và đất lâm nghiệp trên tổng diện tích 28.218ha. Cho đến thời điểm này, UBND tỉnh Lâm Đồng chỉ mới phê duyệt để yêu cầu các doanh nghiệp bồi thường thiệt hại tài nguyên rừng vào ngân sách nhà nước hơn 219,4 tỉ đồng. Việc khắc phục theo kiểu đòi bồi thường này hiện chưa có kết quả, và việc xử lý các tổ chức, cá nhân để mất rừng thì không đủ mức răn đe.

Vì sao chưa có tiếng nói chung về giá bồi thường?

Bảo Chương |

Trong đơn phản ánh gửi báo Lao Động, ông Đinh Quang Bình (cư trú tại số 19, đường số 9, ấp 4, xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, TPHCM) bày tỏ những bức xúc của ông về những khuất tất trong việc UBND quận 8 tiến hành thu hồi đất để giao cho Công ty Vạn Thái thực hiện dự án Khu công viên Văn hóa-Du lịch-Thể thao phía Nam, đường Tạ Quang Bửu (phường 4, quận 8).

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Hà Nội phân luồng ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc dịp Tết

PHẠM ĐÔNG |

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức phân luồng cho phương tiện ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

"Không trồng cao su, vẫn nhận bồi thường tiền tỉ”: Thanh tra Chính phủ yêu cầu tỉnh Bình Phước giải quyết

ĐÔNG ANH |

Ngày 19.11.2016, Báo Lao Động đã đăng bài: “Không trồng cao su, vẫn nhận bồi thường tiền tỷ”, phản ánh các sai phạm trong việc hoàn trả tiền bồi thường cho người dân, tại dự án trồng rừng của Công ty TNHH MTV Dịch vụ Sasco, thuộc huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước… Mới đây, Thanh tra Chính phủ đã có văn bản gửi Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước.

Thu hồi 189 dự án vì để mất hơn 1100ha rừng: Các doanh nghiệp chây ỳ bồi thường

VĂN TỶ |

Sở NNPTNT tỉnh Lâm Đồng vừa công bố thông tin gây sốc: Có đến 1.157ha rừng của tỉnh này đã “biến mất” tại 84 dự án đầu tư liên quan đến rừng. Đến nay, tỉnh đã thu hồi 189 dự án liên quan đến rừng và đất lâm nghiệp trên tổng diện tích 28.218ha. Cho đến thời điểm này, UBND tỉnh Lâm Đồng chỉ mới phê duyệt để yêu cầu các doanh nghiệp bồi thường thiệt hại tài nguyên rừng vào ngân sách nhà nước hơn 219,4 tỉ đồng. Việc khắc phục theo kiểu đòi bồi thường này hiện chưa có kết quả, và việc xử lý các tổ chức, cá nhân để mất rừng thì không đủ mức răn đe.

Vì sao chưa có tiếng nói chung về giá bồi thường?

Bảo Chương |

Trong đơn phản ánh gửi báo Lao Động, ông Đinh Quang Bình (cư trú tại số 19, đường số 9, ấp 4, xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, TPHCM) bày tỏ những bức xúc của ông về những khuất tất trong việc UBND quận 8 tiến hành thu hồi đất để giao cho Công ty Vạn Thái thực hiện dự án Khu công viên Văn hóa-Du lịch-Thể thao phía Nam, đường Tạ Quang Bửu (phường 4, quận 8).