Những người dũng cảm

Việt Lâm |

Rất nhiều bạn đọc đã tìm đến Báo Lao Động, mong muốn được Báo lên tiếng bảo vệ quyền lợi hợp pháp chính đáng của mình. Quá trình tìm hiểu sự việc, đồng hành cùng phóng viên là những người lao động đã dũng cảm đứng lên đòi quyền lợi cho bản thân mình và đồng nghiệp... Kết quả, quyền và lợi ích chính đáng của những người lao động "dám" lên tiếng cũng như đồng nghiệp đã được chi trả đầy đủ.

“Dám” lên tiếng vì tin tưởng Báo Lao Động

Tháng 7.2021, Báo Lao Động nhận được thông tin kêu cứu của công nhân ngành thủy nông Hà Nội gửi email đến tòa soạn. Sau khi đọc những dòng chữ mộc mạc, chân chất, thậm chí có chỗ còn sai chính tả, chúng tôi biết họ đang cần sự hỗ trợ. Bởi chúng tôi chỉ nghĩ, với công nhân - vốn cuộc sống đã khó khăn, thiếu thốn - lại bị nợ những 3 tháng lương, trong khi dịch COVID-19 hoành hành thì không biết họ sẽ sống ra sao!?

2. Ông Phạm Xuân Chinh - người công nhân dũng cảm đã lên tiếng bảo vệ quyền lợi cho mình và đồng nghiệp. Chụp tháng 7.2021
Ông Phạm Xuân Chinh - người công nhân dũng cảm đã lên tiếng bảo vệ quyền lợi cho mình và đồng nghiệp. Chụp tháng 7.2021

Tuy nhiên trong vài dòng thông tin ngắn ngủi mà người lao động gửi tới không hề có số điện thoại, họ tên, chức danh của người gửi, cùng với đó khi gửi lại thông tin cần trao đổi tới địa chỉ mail của người gửi, thì phóng viên không nhân được phản hồi… Sau đó, nhóm phóng viên của Báo Lao Động đã lên mạng xã hội để "lần mò” thông tin về việc làm, tâm tư của công nhân ngành thủy nông Hà Nội thì “bắt” được lời ca thán của một người có tài khoản “Phạm Xuân Chinh”. Người này còn làm cả video clip tả về nỗi vất vả trong công việc hàng ngày của anh chị em công nhân và sự bức xúc của họ khi bị nợ lương kéo dài!

Tiếp đó, bằng nhiều cách, chúng tôi liên hệ được với ông Phạm Xuân Chinh - lúc này đang là Đội phó Đội thuỷ nông số 4, Xí nghiệp Đầu tư Phát triển Thủy lợi Đan Hoài (Công ty TNHH MTV Đầu tư phát triển thủy nông sông Đáy).

Ông Chinh cho biết: “Qua tìm hiểu, tôi có biết việc anh chị em công nhân gửi thư điện tử đến Báo Lao Động. Mặc dù quyền và lợi ích của mình bị thiệt thòi, nhưng nhiều người không dám lên tiếng, sợ bị ảnh hưởng”.

Qua trao đổi, chúng tôi được biết ông Chinh đã có 38 năm gắn bó với ngành thuỷ nông Hà Nội. Cận kề tuổi nghỉ hưu (tháng 7.2021 - PV), ông nhận mức lương 5,7 triệu đồng/tháng. Nhưng gần 3 tháng, ông cũng như anh em đồng nghiệp, đều bị chậm lương. “Tôi đã có gần 40 năm làm việc trong ngành thủy nông, đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm, nhưng chưa từng thấy khoảng thời gian nào công nhân ngành thủy nông chúng tôi khổ cực như trong thời gian từ năm 2016 đến tháng 8.2021: Liên tục bị nợ lương, nợ BHXH dẫn đến cuộc sống vô vàn khó khăn! Tôi sẵn sàng lên tiếng, phản ánh với Báo Lao Động. Bởi tôi tin rằng, với những bài viết trung thực, khách quan, phản ánh đúng sự thật của Báo Lao Động sẽ có tác động lớn tới các cấp chính quyền TP.Hà Nội. Ngoài ra, tôi lên tiếng để cho những thế hệ công nhân sau này không phải trải qua những gì mà hiện nay chúng tôi đang phải gánh chịu” - ông Chinh khẳng khái cho biết…

Tiếp đó, ông Chinh đã nhiệt tình đưa chúng tôi tới Đội thuỷ nông số 4, nơi anh chị em công nhân làm việc. Tại đây, chúng tôi đã ghi nhận những tâm tư, nguyện vọng, nỗi vất vả thường ngày của họ để đảm bảo dòng nước tưới tiêu cho các hộ dân sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Thủ đô.

Lúc đó, anh chị em công nhân phản ánh, hàng chục năm qua, công việc thường nhật của công nhân lao động thủy nông là đi tuần kênh vớt rác; kiểm tra, bảo dưỡng kênh; tuyên truyền, vận động bà con nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, không vứt rác xuống dòng kênh... Mặc dù vậy, những năm gần đây, tình trạng rác thải bị vứt xuống kênh ngày một nhiều.

Công việc vất vả của anh chị em công nhân Đội thuỷ nông số 4, Xí nghiệp Đầu tư Phát triển Thủy lợi Đan Hoài (Công ty TNHH MTV Đầu tư phát triển thủy nông sông Đáy, Hà Nội). Chụp tháng 7.2021. Ảnh: VIỆT LÂM       V I Ệ T L Â M     “DÁM” LÊN TIẾNG VÌ TIN TƯỞNG BÁO LAO ĐỘNG   háng 7.2021, Báo Lao Động nhận được thông tin kêu cứu của công nhân ngành thủy nông Hà Nội gửi email đến tòa soạn. Sau khi đọc những dòng chữ mộc mạc, chân chất, thậm chí có chỗ còn sai chính tả, chúng tôi biết họ đang cần sự hỗ trợ. Bởi chúng tôi chỉ nghĩ, với công nhân – vốn cuộc sống đã khó khăn, thiếu thốn – lại bị nợ những 3 tháng lương, trong khi dịch COVID-19 hoành hành thì không biết họ sẽ sống ra sao!? Tuy nhiên trong vài dòng thông tin ngắn ngủi mà người lao động gửi tới không hề có số điện thoại, họ tên, chức danh của người gửi, cùng với đó khi gửi lại thông tin cần trao đổi tới địa chỉ mail của người gửi, thì phóng viên không nhân được phản hồi…
Công việc vất vả của anh chị em công nhân Đội thuỷ nông số 4, Xí nghiệp Đầu tư Phát triển Thủy lợi Đan Hoài (Công ty TNHH MTV Đầu tư phát triển thủy nông sông Đáy, Hà Nội). Chụp tháng 7.2021. Ảnh: VIỆT LÂM V I Ệ T L Â M “DÁM” LÊN TIẾNG VÌ TIN TƯỞNG BÁO LAO ĐỘNG háng 7.2021, Báo Lao Động nhận được thông tin kêu cứu của công nhân ngành thủy nông Hà Nội gửi email đến tòa soạn. Sau khi đọc những dòng chữ mộc mạc, chân chất, thậm chí có chỗ còn sai chính tả, chúng tôi biết họ đang cần sự hỗ trợ. Bởi chúng tôi chỉ nghĩ, với công nhân – vốn cuộc sống đã khó khăn, thiếu thốn – lại bị nợ những 3 tháng lương, trong khi dịch COVID-19 hoành hành thì không biết họ sẽ sống ra sao!? Tuy nhiên trong vài dòng thông tin ngắn ngủi mà người lao động gửi tới không hề có số điện thoại, họ tên, chức danh của người gửi, cùng với đó khi gửi lại thông tin cần trao đổi tới địa chỉ mail của người gửi, thì phóng viên không nhân được phản hồi…

Vào thời điểm thu hoạch lúa hay có dịch gia súc, gia cầm thì... rơm, xác động vật tạo thành những đám lớn gây ách tắc dòng chảy ô nhiễm môi trường. Dù trời mưa hay nắng, dù khó khăn vất vả đến mấy, những công nhân thủy nông vẫn hết mình làm việc phục vụ cho bà con.

Làm việc ở môi trường độc hại, nhiều công nhân bị các bệnh hô hấp, ngoài da… ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe. Có người không chịu được đã phải bỏ nghề!

“Có những thời điểm, chúng tôi ngâm mình cả ngày dưới nước vẫn không dọn hết rác sinh hoạt của người dân thải ra kênh mương. Việc vớt xác động vật chết hay dẫm phải mảnh chai, vỏ chum, vại, bị kim tiêm đâm vào người là chuyện bình thường. Đã có nhiều chị em, giữa trời nắng, mùi xú uế của động vật, cộng với thời tiết khắc nghiệt nên ngất xỉu trong khi làm việc… Nhiều người đã phải bỏ nghề vì không chịu được khổ” - ông Chinh cho hay.

Tiếp đó, qua tìm hiểu của phóng viên, trong giai đoạn cuối tháng 7.2021 đã có khoảng gần 3.400 người của 4 công ty hoạt động trong ngành thủy nông trên địa bàn Hà Nội bị nợ lương kéo dài.

Sau khi nhận ghi nhận đa chiều, Báo Lao Động đã có loạt bài “Vụ công nhân ngành thuỷ nông Hà Nội bị nợ lương kéo dài” - phản ánh hoàn cảnh khó khăn của công nhân, các công ty thủy nông tại Hà Nội. Trong đó, các bài báo đã nêu nội dung ngoài lo lắng về dịch COVID-19 có diễn biến phức tạp, thì công nhân đang rất nóng lòng bởi họ chưa nhận được lương 3 tháng, dẫn đến gia đình rơi vào hoàn cảnh khó khăn, phải đi vay nợ để chi tiêu; do bất cập từ cơ chế chính sách, các cơ quan chức năng Hà Nội lúng túng trong việc tính toán định mức, các chế độ liên quan nên dẫn đến việc chậm chễ ra quyết định đặt hàng sản xuất cho các công ty thủy nông - đã khiến quyền lợi của người lao động bị ảnh hưởng nghiêm trọng…

Sau loạt bài của Báo Lao Động, đầu tháng 8.2021, chúng tôi nhận được thông tin từ ông Phạm Xuân Chinh là anh chị em đã nhận được lương tháng 5-6.2021.

“Qua những bài viết, Báo Lao Động đã thông tin đầy đủ sự việc chúng tôi bị chậm lương 3 tháng qua. Điều này đã có tác động không nhỏ tới các cơ quan chức năng của TP Hà Nội. Sau đó, chúng tôi đã nhận được lương tháng 5-6.2021 - đây là tiền mồ hôi, công sức của chúng tôi trong thời gian qua. Việc nhận được lương sẽ giúp các gia đình công nhân bớt khó khăn, đặt biệt trong khi dịch bệnh COVID-19 vẫn khó lường”- ông Phạm Xuân Chinh xúc động, chia sẻ.

Nữ quản đốc kiên trì, mạnh mẽ đấu tranh đòi quyền lợi

à Nguyễn Thị Huyền đại diện cho người lao động lên tiếng, đòi quyền lợi cho người lao động trước lãnh đạo Công ty Haporsimex. Ảnh: VIỆT LÂM
à Nguyễn Thị Huyền đại diện cho người lao động lên tiếng, đòi quyền lợi cho người lao động trước lãnh đạo Công ty Haporsimex. Ảnh: VIỆT LÂM

Từ ngày 2.3.2023, Báo Lao Động đã có loạt bài đăng tải thông tin về việc Công ty Cổ phần Tập đoàn Haprosimex (Công ty Haprosimex) nợ lương từ tháng 1.2017 và nợ BHXH từ tháng 7.2011 của gần 500 anh chị em công nhân Nhà máy dệt kim Haprosimex (Khu công nghiệp Ninh Hiệp, Gia Lâm, Hà Nội). Do công ty không đóng BHXH, BHYT nên nhiều nữ công nhân không được hưởng chế độ thai sản - mặc dù con của họ đã lớn, đặc biệt có 2 trường hợp người lao động đã mất nhiều năm, nhưng gia đình vẫn chưa được hưởng chế độ tử tuất…

Sau loạt bài, ngày 28.6, Công ty cổ phần Tập đoàn Haprosimex đã trả hết số tiền nợ BHXH của người lao động - hơn 15 tỉ đồng; phía cơ quan BHXH Thành phố Hà Nội đã tách đóng, chốt sổ cho gần 500 người lao động; đặc biệt, 2 gia đình người lao động tử vong đã được nhận được chế độ tử tuất sau hơn 10 năm đợi chờ; gần 100 nữ công nhân đã được hưởng chế độ thai sản…

Đòi được quyền lợi của gia đình, ngày 11.3.2023, anh Phạm Văn Tuyến (xã Trung Màu, huyện Gia Lâm, Hà Nội) có vợ là chị Lê Thị Ngân - nữ công nhân Công ty Haprosimex, không may mắc bệnh ung thư máu, mất năm 2012, 11 năm gia đình chưa nhận được tiền tử tuất - báo tin vui với phóng viên Báo Lao Động: BHXH huyện Gia Lâm đã chuyển 23.682.750 đồng, tiền tử tuất 1 lần và mai táng phí của chị Ngân vào tài khoản của anh.

Anh Phạm Văn Tuyến xúc động cho biết: “11 năm trước đây, không may mắn, vợ tôi mắc trọng bệnh và qua đời khi đang mang thai cháu thứ 2 được 5 tháng, để lại cho tôi một con thơ mới 3 tuổi. Lúc đó, hoàn cảnh của tôi rất khó khăn, bởi để có tiền chi phí chữa trị cho vợ rất tốn kém nên tôi phải đi vay mượn người thân. Gia đình đã nhiều lần đi đòi quyền lợi nhưng phía lãnh đạo công ty đều lảng tránh, không thực hiện… Chỉ sau khi Báo Lao Động lên tiếng nêu rõ sự việc của gia đình - qua những bài báo đã có tác động lớn tới xã hội, các cơ quan chức năng của TP.Hà Nội, phía Công ty Haprosimex cũng đã nộp tiền nợ BHXH của vợ tôi, để sau 11 năm - tôi đã được nhận tiền tử tuất của vợ. Nếu không có Báo Lao Động lên tiếng thì không biết bao giờ, gia đình mới được nhận chế độ tử tuất của vợ - anh Tuyến nhận định.

Và để loạt bài của Báo Lao Động đạt kết quả tốt thì chúng tôi không thể không nhắc đến bà Nguyễn Thị Huyền - nguyên Quản đốc phân xưởng may Nhà máy dệt kim Haprosimex.

Trong 6 năm ròng rã (từ năm 2017-2023), bà Huyền cùng người lao động đi tìm gặp các lãnh đạo công ty qua các thời kỳ trước và sau khi cổ phần hóa để đòi quyền lợi... nhưng câu trả lời mà người lao động nhận được là “doanh nghiệp khó khăn, chưa có tiền chi trả cho người lao động”.

Và từ thời điểm tháng 3.2023, bà Huyền là người đã đại diện cho tập thể người lao động cùng phóng viên Báo Lao Động “chiến đấu” đòi quyền lợi cho bản thân và đồng nghiệp.

Trong quá trình trao đổi thông tin, bà Huyền "bật mí", trước thời điểm tháng 3.2023, anh chị em công nhân đã góp quỹ để có kinh phí đi "đòi" quyền lợi và đã từng "nhờ" một tạp chí đăng tải bài viết, nhưng sự việc vẫn "dẫm chân tại chỗ", do đó anh chị em công nhân "vơi" niềm tin vào cơ quan truyền thông! Tuy nhiên, khi biết phóng viên Báo Lao Động vào cuộc để cùng anh chị em công nhân "chiến đấu" vì quyền lợi của bản thân và tập thể, bà Huyền và chị em công nhân rất phấn khởi.

Bà Huyền bày tỏ: "Qua các trang báo in, báo điện tử và cả trên không gian mạng, Báo Lao Động không chỉ là nguồn thông tin mà còn là người bạn đồng hành thấu hiểu và cảm thông với niềm vui và khó khăn trong cuộc sống hàng ngày của người lao động. Trải qua các thời kỳ lịch sử, Báo Lao Động đã góp phần vào sự nghiệp cách mạng vẻ vang của giai cấp công nhân cũng như dân tộc Việt Nam. Tin bài trên Báo luôn phản ánh đầy đủ và nhiều chiều đời sống chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, thể thao và các vấn đề quốc tế. Nhiều loạt tin bài chất lượng tốt, có tác dụng nhanh tới các cơ quan quản lý Nhà nước và có tầm ảnh hưởng lớn đối với xã hội. Do đó, chúng tôi rất tin tưởng vào cán bộ, phóng viên Báo Lao Động. Nhận được phản ánh của chúng tôi, Báo Lao Động đã vào cuộc, xác minh, hỗ trợ, đồng hành cùng người lao động để đòi lại quyền lợi hợp pháp, chính đáng. Sau loạt bài của Báo Lao Động, Công ty Haprosimex đã nộp khoản tiền hơn 10 tỉ đồng để giải quyết quyền lợi cho người lao động sau hơn 6 năm dài đằng đẵng".

Là một người bạn, người đồng hành đã cùng Báo Lao Động chiến đấu, đòi lại quyền lợi về BHXH cho bản thân và anh chị em công nhân, bà Nguyễn Thị Huyền đã gửi lời chúc mừng tốt đẹp nhất nhân dịp kỷ niệm 95 năm Ngày xuất bản số báo đầu tiên Báo Lao Động (14.8.1929 – 14.8.2024). Hướng tới 100 năm Ngày Báo Lao Động ra số báo đầu tiên, bà Huyền hy vọng Báo Lao Động sẽ tiếp tục là người bạn đồng hành đáng tin cậy của người lao động...

Việt Lâm
TIN LIÊN QUAN

Dấu ấn Báo Lao Động trên biên giới Tây Nam

Lục Tùng |

Ông Phan Văn Thắng - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Đồng Tháp cảm ơn Báo Lao Động đã góp phần giúp tỉnh phục hồi Đảng tịch cho cựu sĩ quan công an.

Khám phá nơi những ấn phẩm Báo Lao Động ra đời

Việt Anh - Hoàng Xuyến |

Để những tờ Báo Lao Động "nóng hổi" tới tay bạn đọc mỗi sáng, xưởng in của Công ty Cổ phần In Công đoàn Việt Nam luôn phải sáng đèn mỗi đêm.

Chúng tôi đã trưởng thành từ Báo Lao Động

linh giang |

Năm 2012, tôi ra trường, bước chân vào nghề báo, chứng kiến những năm đầu của giai đoạn khó khăn của các tòa soạn báo. Nhưng ở Báo Lao Động, càng khó khăn càng thấy nhiều nỗ lực. Chúng tôi - những nhà báo trẻ đã và đang trưởng thành trong một môi trường làm báo chuyên nghiệp, mạnh mẽ như vậy.

Tình tiết mới vụ việc tiến sĩ bị tố đạo văn ở Huế

PHÚC ĐẠT |

HUẾ - Cơ quan nơi tiến sĩ bị tố đạo văn đang công tác xin rút tên tiến sĩ khỏi danh sách đề nghị xét tặng giải thưởng Sáng tạo nữ Cố đô Huế.

Đại tá Nguyễn Hữu Hợp làm Giám đốc Công an tỉnh Quảng Nam

Hoàng Bin |

Đại tá Nguyễn Hữu Hợp - Giám đốc Công an tỉnh Quảng Bình - được Bộ trưởng Bộ Công an điều động sang làm Giám đốc Công an tỉnh Quảng Nam.

Doanh nghiệp chiếm đường của dân, chính quyền cơ sở bất lực

Việt Bắc |

Thái Nguyên - Đường đi chung tại tổ 7, thị trấn Trại Cau (Đồng Hỷ) bị doanh nghiệp quây tôn, dựng công trình trái phép, chiếm dụng lối đi hơn 1 năm nay.

Khách "bất lực" khi lái xe ôm công nghệ chở vào đường cấm

Tô Thế |

Hà Nội - Khi biết tài xế xe ôm công nghệ chở lên Vành đai 2 trên cao, hành khách bất lực, không biết xử lý thế nào.

Bệnh viện K lên tiếng về những lùm xùm trên mạng xã hội

Hà Lê |

Sáng 20.8, phía Bệnh viện K đã lên tiếng xung quanh những thông tin về bệnh viện.

Dấu ấn Báo Lao Động trên biên giới Tây Nam

Lục Tùng |

Ông Phan Văn Thắng - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Đồng Tháp cảm ơn Báo Lao Động đã góp phần giúp tỉnh phục hồi Đảng tịch cho cựu sĩ quan công an.

Khám phá nơi những ấn phẩm Báo Lao Động ra đời

Việt Anh - Hoàng Xuyến |

Để những tờ Báo Lao Động "nóng hổi" tới tay bạn đọc mỗi sáng, xưởng in của Công ty Cổ phần In Công đoàn Việt Nam luôn phải sáng đèn mỗi đêm.

Chúng tôi đã trưởng thành từ Báo Lao Động

linh giang |

Năm 2012, tôi ra trường, bước chân vào nghề báo, chứng kiến những năm đầu của giai đoạn khó khăn của các tòa soạn báo. Nhưng ở Báo Lao Động, càng khó khăn càng thấy nhiều nỗ lực. Chúng tôi - những nhà báo trẻ đã và đang trưởng thành trong một môi trường làm báo chuyên nghiệp, mạnh mẽ như vậy.