Nhiều ý kiến xung quanh các đề xuất giúp tăng mức sinh

MỸ LY |

Hỗ trợ một lần bằng tiền khi phụ nữ sinh con thứ 2; miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập cho trẻ em lứa tuổi mầm non, tiểu học... tại các khu vực có mức sinh thấp là một số đề xuất được đưa ra nhằm cải thiện mức sinh ở một số tỉnh, thành trên cả nước. Trước các đề xuất này, nhiều người bày tỏ sự đồng tình nhưng vẫn còn e ngại.

Giảm nhẹ áp lực kinh tế

Con đầu lòng đã vào lớp 4 nhưng chị Lê Thị Chưa - công nhân tại Khu công nghiệp Trà Nóc (TP Cần Thơ) - không có ý định sinh tiếp vì áp lực kinh tế.

“Vợ chồng tôi chưa dám sinh thêm cháu thứ 2 vì hiểu rõ nuôi một đứa trẻ khi không có kinh tế ổn định sẽ dễ rơi vào cảnh chật vật. Lúc nhỏ thì loay hoay xoay sở các chi phí sinh nở, tã, sữa, tiêm phòng… Đến khi con đi học, gia đình phải tốn tiền học, sách vở, đồng phục, giày dép… Là bậc cha mẹ, chúng tôi luôn cố gắng lo cho con thật đầy đủ để cháu bằng bạn bằng bè” - chị Chưa chia sẻ.

Cho nên, trước những đề xuất về để cải thiện mức sinh ở một số tỉnh, thành, nữ công nhân nghĩ rằng, điều này rất thiết thực, nhất là các đề xuất về hỗ trợ chi phí sinh nở, học tập. “Một trong những lý do khiến nhiều cặp vợ chồng không có ý định sinh con là do áp lực kinh tế. Nếu những đề xuất này thông qua và được áp dụng, tôi nghĩ nó sẽ khuyến khích được mọi người nghĩ đến việc sinh tiếp. Dù tiền hỗ trợ có thể không nhiều nhưng cũng giảm bớt gánh nặng kinh tế cho gia đình” - chị Chưa nói.

Cũng đồng tình trước những đề xuất về cải thiện mức sinh của Bộ Y tế, chị Võ Thị Yến - nhân viên y tế (TP Cần Thơ) - chia sẻ, nếu giảm được áp lực kinh tế bản thân chị sẽ cân nhắc đến việc sinh thêm vì chỉ có một bé thì khá đơn chiếc.

“Những đề xuất này là giải pháp sát thực tế, đáp ứng đúng nhu cầu của nhiều cặp vợ chồng. Nhìn lại bé nhà tôi từ khi mang bầu tới lúc sinh đã tốn một khoản chi phí khá cao. Đến khi sinh xong, ngoài tiền bỉm, sữa, ăn uống... chi phí tiêm vaccine cho bé cũng hơn 20 triệu đồng” - chị Yến nói.

Còn nhiều yếu tố khác tác động

Dù bày tỏ sự đồng tình với các đề xuất của Bộ Y tế, song chị Chưa vẫn e ngại vì ngoài áp lực kinh tế còn nhiều tố các tác động đến việc sinh thêm con. Chị Chưa cho biết, để yên tâm đi làm bản thân phải gửi cháu cho bên nội chăm sóc. Nhưng giờ bà nội đã già yếu, nếu sinh thêm cháu thứ 2 sẽ không ai trông nom giúp. Chưa kể, chị cũng có rất ít thời gian dành cho con vì đặc thù công việc.

“Mỗi ngày con chưa thức, tôi đã ra khỏi nhà, chiều về mới có thời gian bên con. Riêng những hôm tăng ca về trễ thì con đã ngủ. Cho nên, bên cạnh vấn đề tiền nong, tôi nghĩ mình cũng cần phải có cách cân bằng được công việc mới tính đến chuyện sinh tiếp để có thể chăm sóc tốt nhất cho cháu” - chị Chưa tâm sự.

Tương tự, chị Yến cũng chia sẻ việc nuôi nấng một đứa trẻ không chỉ tốn nhiều chi phí mà còn phải bỏ ra thời gian, công sức để đảm bảo cho con phát triển toàn diện. Nhất là trong khoảng thời gian đầu đời, con cái rất cần cha mẹ ở bên.

“Trẻ em rất dễ bệnh, nhất là những lúc cơ thể có sự phát triển hay thời tiết thay đổi nên phải chăm rất kỹ. Đặc biệt, là cha mẹ ai cũng muốn con mình nên người. Để được như thế, bên cạnh trường lớp, sự quan tâm, giáo dục ở gia đình cũng rất quan trọng. Cho nên, hiện tại, tôi sẽ cố gắng chăm sóc cũng như dành thời gian để bầu bạn, giáo dục cho con mình khỏe mạnh, thông minh. Một khi ổn định, tôi mới tính đến chuyện sinh thêm bé thứ 2” - chị Yến cho hay.

Tại Hội thảo mức sinh thấp tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp do Cục Dân số (Bộ Y tế) và Hội sản phụ khoa Việt Nam phối hợp tổ chức, đại diện Cục Dân số cho biết, đang tham mưu xây dựng dự thảo Luật Dân số, trong đó, đề xuất các biện pháp của nhà nước khuyến khích sinh đủ 2 con tại tỉnh, thành phố có mức sinh thấp.

Trong đó, có đề xuất hỗ trợ một lần bằng tiền khi phụ nữ sinh con thứ 2 và đề xuất miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập cho trẻ em lứa tuổi mầm non, tiểu học...

MỸ LY
TIN LIÊN QUAN

Lý do khiến giới trẻ Việt Nam có xu hướng ngại kết hôn, ngại sinh con

MINH HÀ (THỰC HIỆN) |

Hiện nay, độ tuổi kết hôn tăng, mức sinh thấp tại các nước đã dẫn đến thiếu hụt nguồn lao động, các vấn đề về dân số già và chăm sóc người cao tuổi, ảnh hưởng đến phát triển không bền vững về con người. Để hiểu hơn về thực trạng này tại Việt Nam, phóng viên báo Lao Động đã có cuộc phỏng vấn GS. TS Nguyễn Đình Cử - nguyên Viện trưởng Viện Dân số và các vấn đề xã hội, Trường Đại học Kinh tế quốc dân.

Đề xuất hỗ trợ tiền khi sinh con thứ 2, miễn giảm học phí để tăng mức sinh

Thùy Linh |

Bộ Y tế đề xuất hỗ trợ một lần bằng tiền khi phụ nữ sinh con thứ 2, cùng với đó là đề xuất miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập cho trẻ em lứa tuổi mầm non, tiểu học... tại các khu vực có mức sinh thấp.

Nóng Sài Gòn: Nguyên nhân TPHCM thuộc nhóm có mức sinh thấp nhất cả nước

KHÁNH LINH - NGỌC LÊ |

Tin tức Nóng Sài Gòn ngày 14.7: Chuẩn bị đấu giá lại 4 khu "đất vàng" bị bỏ cọc ở Thủ Thiêm; Nguyên nhân TPHCM thuộc nhóm có mức sinh thấp nhất cả nước; Mặt bằng phố trà sữa nổi tiếng ế ẩm nhiều tháng liền; Khởi công gói thầu thi công 2 tuyến giao thông sân bay Long Thành...

Tin tưởng Ban Chấp hành có đủ kỹ năng và trình độ để đảm đương nhiệm vụ

Minh Hạnh |

Sau khi có kết quả bầu Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam khóa XIII (nhiệm kỳ 2023-2028), trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, ông Nguyễn Quý Tuấn Chủ tịch Công đoàn Tổng công ty Viglacera cho rằng, Đại hội đã chọn ra được những người đủ đức, đủ tài đảm đương nhiệm vụ mới.

75.000 đoàn viên, người lao động hưởng lợi từ các chương trình phúc lợi

PHƯƠNG ANH |

Những năm qua, các cấp Công đoàn trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đã đẩy mạnh ký kết thỏa thuận hợp tác, thực hiện nhiều chương trình phúc lợi cho đoàn viên, người lao động. Qua đó, đã góp phần trực tiếp chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động, nâng cao vị thế của tổ chức Công đoàn.

Trắc nghiệm: Những kỳ Đại hội Công Đoàn Việt Nam trong lịch sử

Nhóm PV |

Trải qua 94 năm (1929 - 2023) với 12 kỳ đại hội, Công đoàn Việt Nam luôn giữ vững mục tiêu đồng hành, sát cánh và là điểm tựa vững chắc của đoàn viên công đoàn.

Những công trình chắp cánh ước mơ an cư của người lao động

MỸ LY |

Chương trình Mái ấm Công đoàn do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP Cần Thơ triển khai thời gian qua đã chắp cánh ước mơ an cư lạc nghiệp cho rất nhiều đoàn viên, người lao động (ĐV, NLĐ) có hoàn cảnh khó khăn.

Đẩy mạnh hoạt động đối ngoại Công đoàn

Hoàng Bin |

Báo cáo tham luận tại diễn đàn chuyên đề số 9, Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2023 – 2028, ông Phan Xuân Quang – Chủ tịch Công đoàn tỉnh Quảng Nam đã đề xuất nhiều giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại Công đoàn trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

Lý do khiến giới trẻ Việt Nam có xu hướng ngại kết hôn, ngại sinh con

MINH HÀ (THỰC HIỆN) |

Hiện nay, độ tuổi kết hôn tăng, mức sinh thấp tại các nước đã dẫn đến thiếu hụt nguồn lao động, các vấn đề về dân số già và chăm sóc người cao tuổi, ảnh hưởng đến phát triển không bền vững về con người. Để hiểu hơn về thực trạng này tại Việt Nam, phóng viên báo Lao Động đã có cuộc phỏng vấn GS. TS Nguyễn Đình Cử - nguyên Viện trưởng Viện Dân số và các vấn đề xã hội, Trường Đại học Kinh tế quốc dân.

Đề xuất hỗ trợ tiền khi sinh con thứ 2, miễn giảm học phí để tăng mức sinh

Thùy Linh |

Bộ Y tế đề xuất hỗ trợ một lần bằng tiền khi phụ nữ sinh con thứ 2, cùng với đó là đề xuất miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập cho trẻ em lứa tuổi mầm non, tiểu học... tại các khu vực có mức sinh thấp.

Nóng Sài Gòn: Nguyên nhân TPHCM thuộc nhóm có mức sinh thấp nhất cả nước

KHÁNH LINH - NGỌC LÊ |

Tin tức Nóng Sài Gòn ngày 14.7: Chuẩn bị đấu giá lại 4 khu "đất vàng" bị bỏ cọc ở Thủ Thiêm; Nguyên nhân TPHCM thuộc nhóm có mức sinh thấp nhất cả nước; Mặt bằng phố trà sữa nổi tiếng ế ẩm nhiều tháng liền; Khởi công gói thầu thi công 2 tuyến giao thông sân bay Long Thành...