Lý do khiến giới trẻ Việt Nam có xu hướng ngại kết hôn, ngại sinh con

MINH HÀ (THỰC HIỆN) |

Hiện nay, độ tuổi kết hôn tăng, mức sinh thấp tại các nước đã dẫn đến thiếu hụt nguồn lao động, các vấn đề về dân số già và chăm sóc người cao tuổi, ảnh hưởng đến phát triển không bền vững về con người. Để hiểu hơn về thực trạng này tại Việt Nam, phóng viên báo Lao Động đã có cuộc phỏng vấn GS. TS Nguyễn Đình Cử - nguyên Viện trưởng Viện Dân số và các vấn đề xã hội, Trường Đại học Kinh tế quốc dân.

Xin ông cho biết đôi điều về xu hướng thay đổi tuổi kết hôn và mức sinh ở nước ta hiện nay?

- Trong hơn 30 năm qua, xu hướng hôn nhân và mức sinh ở nước ta thay đổi rất lớn. Tuổi kết hôn tăng mạnh, tỉ lệ kết hôn giảm, mức sinh thấp.

Từ năm 1989 - 2022, trung bình độ tuổi kết hôn lần đầu của nam tăng từ 24,4 lên 29 tuổi. Cũng thời gian này, tuổi kết hôn của nữ tăng từ 23,2 lên 24,1 tuổi. Trong khi đó, tỉ lệ kết hôn giảm rõ rệt. Cụ thể, từ năm 1989 - 2019, tỉ lệ nam giới trong độ tuổi 20-24 kết hôm giảm từ 37,6% xuống 19,6%, tức là giảm gần một nửa. Còn đối với nữ, các tỉ lệ này cũng giảm từ 57,5% xuống 44,3%.

Kết hôn muộn, kết hôn ít là một trong những nguyên nhân làm mức sinh giảm tới một nửa trong hơn 30 năm qua. Năm 1989, bình quân mỗi phụ nữ có 3,8 con thì năm 2006 giảm xuống khoảng 2,1 con và mức sinh thấp này được duy trì đến ngày nay.

Vậy nguyên nhân của việc tỉ lệ sinh con giảm là gì, thưa ông?

- Trước hết, xã hội càng phát triển, nhu cầu của một đứa trẻ càng đa dạng. Phần lớn cha mẹ đánh giá chi phí nuôi, dạy con “tốn kém” hoặc “rất tốn kém” và nỗi lo “con hư hỏng hoặc không có việc làm” còn lớn hơn cả chi phí vật chất.

Thứ hai, đại đa số các bậc cha mẹ có mục tiêu kinh tế gia đình khá giả, nâng cao học vấn hoặc nâng cao vị trí công tác. Để đạt được các mục tiêu này không thể có nhiều con. Chưa kể, họ còn sinh con ít để nuôi dạy thật tốt, tạo điều kiện cho con cái thăng tiến sau này.

Thứ ba, với những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt trong lĩnh vực y tế, tỉ lệ trẻ tử vong giảm rất mạnh, nên cha mẹ không cần sinh bù, sinh dự trữ.

Thứ tư, xã hội ngày càng đạt đến bình đẳng giới. Tâm lý “mang nặng, đẻ đau”, “cha sinh không tày mẹ dưỡng”, “con hư tại mẹ, cháu hư tại bà” khiến trách nhiệm nặng nuôi con của phụ nữ càng trở nên nặng nề. Vì vậy, nhiều gia đình có xu hướng lựa chọn sinh ít con.

GS. TS Nguyễn Đình Cử nhận định, xu hướng giới trẻ Việt Nam kết hôn muộn, sinh ít con thậm chí là ngại kết hôn và sinh con sẽ mang lại nhiều hệ lụy cho xã hội. Ảnh: Minh Hà
GS. TS Nguyễn Đình Cử nhận định, xu hướng giới trẻ Việt Nam kết hôn muộn, sinh ít con thậm chí là ngại kết hôn và sinh con sẽ mang lại nhiều hệ lụy cho xã hội. Ảnh: Minh Hà 

Xu hướng giới trẻ kết hôn muộn, sinh ít con, thậm chí là ngại kết hôn và sinh con sẽ mang lại hệ lụy gì cho xã hội, thưa ông?

- Việc giới trẻ ngại kết hôn và sinh con không chỉ mang lại hệ lụy cho chính mỗi người, mỗi gia đình mà cho toàn xã hội.

Thế hệ trẻ không chỉ có trách nhiệm nuôi dạy con mà còn có bổn phận chăm sóc bố mẹ. Nếu kết hôn muộn sẽ vất vả, khó khăn khi cùng lúc phải vừa nuôi dạy con nhỏ, vừa chăm sóc bố mẹ già.

Mức sinh quá thấp (1 con) kéo dài sẽ dẫn đến “hội chứng 4-2-1”, nghĩa là 4 ông bà nội, ngoại; 2 bố mẹ và 1 đứa con. Con một khi còn nhỏ được 6 người chăm sóc; lớn lên lại có trách nhiệm chăm sóc 6 người. Hơn nữa cuộc sống luôn có rủi ro, nhiều bố mẹ một con trở nên “trắng tay” khi con cái bị tai nạn, bệnh tật dẫn đến tử vong.

Ở tầm quốc gia, nhiều nước phát triển có mức sinh thấp, kéo dài đang gánh chịu hậu quả dân số giảm, phải nhập khẩu lao động, tỉ lệ người già rất cao tạo áp lực lớn lên các chính sách an sinh.

Nước ta đang có xu hướng giảm mức sinh. Vì vậy, tình trạng già hóa dân số kéo dài với những hậu quả nặng nề ở nhiều nước phát triển là bài học lớn để Việt Nam quan tâm xây dựng chính sách điều chỉnh mức sinh hợp lý.

Ông có đề xuất giải pháp gì để khuyến khích các bạn trẻ kết hôn sớm và tăng mức sinh ở những địa phương có mức sinh thấp?

- Thứ nhất, cần đẩy mạnh truyền thông, tạo những diễn đàn để người dân, nhất là các bạn trẻ thảo luận về hậu quả của kết hôn muộn, sinh đẻ ít đối với cá nhân, gia đình, cộng đồng và xã hội. Từ đó có thái độ và hành vi hợp lý trong lĩnh vực hôn nhân và sinh sản.

Thứ hai, cần trao quyền tự chủ cho từng tỉnh trong việc xây dựng các giải pháp phù hợp với tình hình dân số ở địa phương để đạt và duy trì được mục tiêu mỗi cặp vợ chồng có 2 con.

Cần phát triển hệ thống dịch vụ hỗ trợ gia đình có con nhỏ. Việc phát triển hệ thống dịch vụ đa dạng hỗ trợ gia đình trẻ, giảm gánh nặng nội trợ là hoàn toàn cần thiết để phụ nữ có thể yên tâm sinh đủ 2 con.

Nhà nước nên có chính sách hỗ trợ tài chính cho các gia đình trẻ như: Miễn giảm học phí, thuế thu nhập cá nhân, các khoản đóng góp cho cộng đồng và hỗ trợ bằng tiền một lần hoặc hằng tháng, bảo hiểm y tế trong lĩnh vực sinh sản, ưu tiên mua nhà ở xã hội,…

Ngoài chế độ nghỉ việc có lương khi mang thai, sinh đẻ, con ốm, cặp vợ chồng đang nuôi con nhỏ cần được hưởng chế độ làm việc linh hoạt như đi muộn, về sớm, nghỉ không lương, làm việc tại nhà,… để thuận lợi cho việc chăm sóc con cái.

Cuối cùng, nên hỗ trợ sinh sản, chữa trị vô sinh, hiếm muộn cho người dân. Hằng năm, nước ta có có hơn 1 triệu cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn (chiếm tỉ lệ khoảng 7,7%). Do vậy, hỗ trợ cả kỹ thuật và tài chính cho việc chữa trị vô sinh, hiếm muộn là nhu cầu lớn, không chỉ có ý nghĩa nhân văn mà còn là giải pháp nâng cao mức sinh.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

MINH HÀ (THỰC HIỆN)
TIN LIÊN QUAN

Xu hướng người trẻ kết hôn muộn, ngại sinh con gia tăng

Lệ Hà |

Việt Nam đang đối mặt với thực trạng chênh lệch mức sinh giữa các vùng, tỉnh, thành phố. Đáng lo ngại, mức sinh ở nước ta đang ngày càng thấp, các cặp vợ chồng trẻ ngày càng “lười” có con.

Được vận động kết hôn trước tuổi 30, người trẻ nghĩ gì?

MINH HÀ |

Mới đây, Cổng Thông tin Chính phủ đã đăng tải thông tin ''vận động nữ, nam thanh niên không kết hôn muộn (khuyến khích kết hôn trước 30 tuổi) do Bộ Y tế phát động đang thu hút sự quan tâm của giới trẻ. Để lắng nghe ý kiến của người trẻ, báo Lao Động đã có cuộc phỏng vấn ngắn xung quanh vấn đề này.

3 lý do người Việt ngại khám sức khoẻ, bệnh tình dục trước kết hôn

Huyền Chi |

Tâm lý e ngại là rào cản khiến nhiều cặp đôi sắp cưới không khám sức khoẻ trước khi kết hôn.

Số phận khó lường của Ngọc Trinh, Hữu Tín sau bản án năm 2023

Bình An |

Trước khi bị bắt tạm giam, Ngọc Trinh sống tai tiếng nên chịu sự hạn chế nhất định về hình ảnh trên sóng truyền hình. Ngược lại, Hữu Tín trước khi chịu án tù đã có sự phủ sóng nhất định ở các gameshow hài.

Sở Y tế Cần Thơ thông tin tình hình BHYT sau phản ánh của Lao Động

PHONG LINH |

Cần Thơ - 1 tháng sau khi phóng viên Báo Lao Động phản ánh tình trạng nhiều bệnh nhân trên địa bàn thành phố có tham gia Bảo hiểm y tế (BHYT) nhưng phải mua thuốc ngoài, Sở Y tế đã công văn phúc đáp và giải thích nguyên nhân.

Bắt giam tài xế xe tải trong vụ tai nạn làm cháu bé 6 tuổi tử vong trên Quốc lộ

Tân Văn |

Bắc Kạn - Công an huyện Chợ Mới vừa khởi tố vụ án, bắt tạm giam 1 tài xế vì vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ.

Mỹ nhân xinh đẹp bậc nhất show Chị đẹp gây tranh cãi

Anh Trang |

Sự tham gia của Huyền Baby trong show "Chị đẹp" được khán giả quan tâm.

Nổ lớn từ gian bếp nấu ăn, 3 người thương vong ở Hà Tĩnh

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - Vụ nổ xảy ra từ bếp nấu ăn của một hộ gia đình ở xã Đỉnh Bàn (huyện Thạch Hà) khiến 1 người tử vong, 2 người bị thương nặng.

Xu hướng người trẻ kết hôn muộn, ngại sinh con gia tăng

Lệ Hà |

Việt Nam đang đối mặt với thực trạng chênh lệch mức sinh giữa các vùng, tỉnh, thành phố. Đáng lo ngại, mức sinh ở nước ta đang ngày càng thấp, các cặp vợ chồng trẻ ngày càng “lười” có con.

Được vận động kết hôn trước tuổi 30, người trẻ nghĩ gì?

MINH HÀ |

Mới đây, Cổng Thông tin Chính phủ đã đăng tải thông tin ''vận động nữ, nam thanh niên không kết hôn muộn (khuyến khích kết hôn trước 30 tuổi) do Bộ Y tế phát động đang thu hút sự quan tâm của giới trẻ. Để lắng nghe ý kiến của người trẻ, báo Lao Động đã có cuộc phỏng vấn ngắn xung quanh vấn đề này.

3 lý do người Việt ngại khám sức khoẻ, bệnh tình dục trước kết hôn

Huyền Chi |

Tâm lý e ngại là rào cản khiến nhiều cặp đôi sắp cưới không khám sức khoẻ trước khi kết hôn.