Nhân đề thi Văn vào lớp 10 tỉnh Khánh Hoà, nghĩ đôi điều về việc ra đề thi

PGS.TS Văn Giá |

Mấy hôm nay mạng xã hội xôn xao về 2 đề thi môn Ngữ văn vào lớp 10 tỉnh Khánh Hoà. Tôi thấy cần phải lên tiếng, nếu im lặng cảm thấy như thể có lỗi với các đồng nghiệp đó đây mà tôi quen biết.

Về đề thi chuyên

Phải khẳng định đề thi này thuộc diện “thất bại toàn tập”.

Đề thi môn Ngữ văn tuyển sinh vào Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, Khánh Hoà.
Đề thi môn Ngữ văn tuyển sinh vào Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, Khánh Hoà.

Trước nhất nói về câu 1. Ai cũng biết nghĩa của ngạn ngữ, tục ngữ, thành ngữ thường không bao giờ mang giá trị phổ quát hoặc luôn luôn đúng. Chúng chỉ đúng một khía cạnh nào đó khi đặt trong một văn cảnh (bối cảnh) cụ thể; nếu tách ra khỏi bối cảnh đó, lập tức không còn đúng nữa. Cho nên, ứng dụng và giải thích chúng phải trao cho nó một bối cảnh, nếu chỉ truy xét trên từ ngữ không thôi, sẽ rất dễ suy diễn tùy tiện, không thống nhất, không thể có đáp án duy nhất đúng được.

Trở lại với trường hợp ngạn ngữ trên, nếu lấy tiêu chí “cứng/mềm” thì cả trứng và khoai tây trong nước sôi là đúng; nhưng lấy tiêu chí “chín/sống” thì câu ngạn ngữ lại không ổn, bởi vì khi đó cả hai đều chín, đều để ăn.

Vậy, trong trường hợp này, theo lẽ thông thường, người ta chọn theo tiêu chí 2, chứ chọn tiêu chí 1 để làm gì? Vả lại, bảo rằng nước sôi là “hoàn cảnh”, “cứng/mềm” là “bản lĩnh nội tại” thì rất gượng ép, bởi nếu khoai không mềm, trứng không cứng (để chín) thì chẳng hóa ra là cưỡng chống quy luật tự nhiên ư? Một giả định thật phi lý và… vô nghĩa.

Nhưng chưa hết, ở trong đề, câu lệnh mới thật khủng khiếp: “Nếu ở trong nước sôi, em sẽ chọn là củ khoai tây hay quả trứng”. Thực chất, ý của người ra đề muốn viết một câu dưới hình thức giả định. Nhưng khốn nỗi, giả định như thế là phản cảm, gây rùng rợn, mang màu sắc của cái ác, khiến trẻ nhỏ nghĩ đến kết cục bi thảm của mẹ con Cám trong truyện cổ tích “có vấn đề” về mặt nhân văn của cha ông ta.

Trong cuộc đời, có nhiều trường hợp không thể giả định được. Một ví dụ đã bị lên án rất nhiều gần đây là: “Bàn tay của bạn có 5 ngón tay, nếu chặt đi 2 ngón, hỏi còn mấy ngón?”…. Trí khôn và tính thiện tối thiểu của con người không cho phép có những giả định mang tính bạo lực như vậy.

Bây giờ xin nói về câu 2. Nếu ai từng đọc nguyên văn bài thơ này của nhà thơ Bằng Việt thì thấy 2 câu trích trong đề là hai câu kết của bài. Đây là một bài thơ diễn ý, triển khai một ý tưởng chung rằng: Các nhà thơ đừng tự huyễn hoặc mình, nghĩ và mong thơ mình bất tử, mà thơ cho dù hay đi nữa nó cũng có số mệnh của nó, nó sẽ chết khi đã hoàn thành xong một sứ mệnh nào đó với con người.

Để chứng minh cho ý tưởng này, tác giả đưa ra 2 trường hợp: Câu thơ của Maiacovxki và bài “Đợi anh về” của Ximonov (bản dịch của Tố Hữu) - cả hai bài đã “ra đi”, đã chết (hiểu theo nghĩa đã cạn về nghĩa) sau khi đã hoàn thành sứ mệnh của mình trong thời đại có chiến tranh.

Hiểu ý tưởng chung toàn bài như vậy, thì mới hiểu ý của hai câu kết: “Thơ càng sắc, càng kiêu, càng chớ màng bất tử/ Miễn đừng để loài người hèn hạ, tối tăm đi...”. Hai câu này đúc kết một chiêm nghiệm của nhà thơ về số phận tác phẩm, về sự tự ý thức của nhà văn và phần nào cũng là sứ mệnh của nhà văn với cuộc đời, với con người. Với câu lệnh trong đề “Em hiểu thế nào về ý thơ trên? Bằng trải nghiệm văn học của bản thân, hãy làm rõ điều đó?”, nếu người lớn chúng ta, kể cả những người trong ngành Văn học, chỉ đọc hai câu trích kia chắc cũng không thể hiểu đúng ý của nhà thơ. Hiểu thế nào về thơ “sắc”, thơ “kiêu”, mối quan hệ tăng tiến “càng…càng” và theo đó là ý của câu tiếp theo?

Cho nên đề này mắc hai lỗi cùng lúc: Tách câu thơ ra khỏi ngữ cảnh mà không có lời dẫn và vượt quá sức hiểu biết của các em lớp 9. Sao nỡ làm khó tâm trí các em đến vậy?

Mấy trao đổi chung về chuyện ra đề Ngữ văn hiện nay

Vẫn biết ra đề là chuyện vô cùng chịu áp lực trước dư luận xã hội, nhất là những người trong giới. Chính vì thế, trách nhiệm và năng lực của những người ra đề thi và duyệt đề càng nặng.

Thường thì, để cẩn thận, trong ban/nhóm ra đề, người ta chia ra làm 2 nhóm nhỏ: Nhóm ra đề và Nhóm phản biện đề. Đấy mới là vòng 1, còn vòng 2 là những người duyệt đề. Bộ phận nào cũng quan trọng, cần giỏi chuyên môn, giỏi nghiệp vụ sư phạm, giỏi kỹ năng văn bản… không được sơ suất, chểnh mảng.

Đề thi Văn lớp 10 đại trà khác của tỉnh Khánh Hoà cũng gây chú ý khi câu 1 có đoạn thơ
Đề thi Văn lớp 10 đại trà khác của tỉnh Khánh Hoà cũng gây chú ý với đoạn thơ của câu 1.

Quan sát thực trạng ra đề ở các trường phổ thông những năm gần đây, tôi thấy có mấy điểm đáng suy nghĩ:

Một là, có một xu hướng ra đề khá phổ biến là “hàn lâm hóa” đề thi. Biểu hiện của nó là thích trích, hoặc nêu các luận điểm khoa học có tính nghiên cứu bậc cao thuộc về các tri thức khoa học xã hội và nhân văn, các tri thức lý thuyết cao siêu. Điều này dẫn đến tình trạng vượt quá sức hiểu biết của học trò. Những người ra đề nghĩ rằng như thế mới hay, mới trí tuệ. Tôi dám chắc khá nhiều câu dẫn, nêu trong đề, chính người ra đề cũng lơ mơ không thực hiểu.

Một điều nữa là thích chạy theo cái lạ, cứ tưởng lạ đồng nghĩa với độc đáo. Đành rằng, nếu cứ lặp lại mãi các đề gắn bó trực tiếp với sách giáo khoa thì học sinh cũng mất hứng khi làm bài. Nhưng nếu chạy theo cái lạ, trích dẫn một câu, nêu một ý lạ hoắc lạ huơ, không cho biết ngữ cảnh của nó, như thể từ trên trời rơi xuống… thì giống như đánh đố học trò, bắt học trò đoán già đoán non, viết ra nhưng câu vu vơ, trúng thì trúng chẳng trúng thì trật. Cái lạ không hẳn lúc nào cũng đồng nghĩa với cái độc đáo. Độc đáo thuộc về giá trị. Lạ mới chỉ là tính chất thôi.

Hai là, chọn ngữ liệu không đích đáng. Điều này xảy ra ở cả câu nghị luận xã hội và câu nghị luận văn học. Ở câu nghị luận xã hội, có khi bắt gặp những câu trích sáo rỗng, giáo điều; hoặc những câu vu vơ, thiếu tính xác định. Còn trong câu nghị luận văn học, chọn những ngữ liệu trong thơ hoặc văn xuôi không hay, chỉ ở bình thường, thậm chí tầm thường.

Ai cũng biết, khi ra đề, chọn ngữ liệu là khâu khổ nhất. Nó cần phù hợp với tư duy, tâm lý của học sinh, phải hiểu được/được hiểu đối với học trò, phải có nguồn dẫn chính xác, tin cậy. Đề thi nếu có ngữ liệu hay, độc đáo, phù hợp sẽ tạo thêm cảm hứng cho các học trò thực hành viết và sáng tạo.

Lại nói về nguồn dẫn, trong đề dẫn câu thơ Bằng Việt, ghi nguồn dẫn: (Thơ hay - Có cần phải chết, Bằng Việt, NXB Hội nhà văn Việt Nam, 2010). Rõ khổ, làm gì có tập thơ nào là tập “Thơ hay - có cần phải chết?”, không có dẫn trang và cũng không có NXB nào có tên là “NXB Hội nhà văn Việt Nam”. Theo tư liệu tôi hiện có, bài thơ trên in trong tập thơ “Bằng Việt-tác phẩm chọn lọc” (NXB Hội nhà văn, 2010, tr.397). Cho dù không trùng với tài liệu tôi vừa dẫn, thì khi trích cũng phải đầy đủ các thông tin. Trong đề, ghi như vậy quả là thiếu cẩn thận quá mức.

PGS.TS Văn Giá
TIN LIÊN QUAN

Băn khoăn đề thi lớp 10 hỏi học sinh "nếu phải ở trong nước sôi"

Tuệ Nhi |

Đề thi lớp 10 vào Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Khánh Hoà) yêu cầu "Nếu phải ở trong nước sôi, em sẽ chọn làm củ khoai tây hay quả trứng" đang gây nhiều băn khoăn.

Đáp án thi lớp 10 môn Tiếng Anh tỉnh Khánh Hoà

HUYÊN NGUYỄN |

Phụ huynh, học sinh cùng xem đáp án thi môn Tiếng Anh kỳ thi tuyển sinh lớp 10 tại Khánh Hoà.

Đáp án đề thi môn Văn tỉnh Khánh Hoà

TUỆ NHI |

Đề thi môn Ngữ Văn vào lớp 10 tỉnh Khánh Hòa năm học 2021-2022 hỏi về cách thể hiện tình yêu thương của bản thân đối với gia đình. Cùng xem đáp án gợi ý chi tiết dưới đây.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

Băn khoăn đề thi lớp 10 hỏi học sinh "nếu phải ở trong nước sôi"

Tuệ Nhi |

Đề thi lớp 10 vào Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Khánh Hoà) yêu cầu "Nếu phải ở trong nước sôi, em sẽ chọn làm củ khoai tây hay quả trứng" đang gây nhiều băn khoăn.

Đáp án thi lớp 10 môn Tiếng Anh tỉnh Khánh Hoà

HUYÊN NGUYỄN |

Phụ huynh, học sinh cùng xem đáp án thi môn Tiếng Anh kỳ thi tuyển sinh lớp 10 tại Khánh Hoà.

Đáp án đề thi môn Văn tỉnh Khánh Hoà

TUỆ NHI |

Đề thi môn Ngữ Văn vào lớp 10 tỉnh Khánh Hòa năm học 2021-2022 hỏi về cách thể hiện tình yêu thương của bản thân đối với gia đình. Cùng xem đáp án gợi ý chi tiết dưới đây.