Nguồn kinh phí điều chỉnh mức lương cơ sở và trợ cấp cán bộ xã đã nghỉ việc

Hoàng Quang |

Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 50/2023/TT-BTC (có hiệu lực kể từ ngày 31 tháng 8 năm 2023) hướng dẫn xác định nhu cầu, nguồn và phương thức chi thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở theo Nghị định số 24/2023/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2023 của Chính phủ và điều chỉnh trợ cấp hằng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ việc theo Nghị định số 42/2023/NĐ-CP ngày 29 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ.

Thông tư số 50/2023/TT-BTC xác định nguồn kinh phí điều chỉnh mức lương cơ sở theo Nghị định số 24/2023/NĐ-CP và điều chỉnh trợ cấp cán bộ xã đã nghỉ việc theo Nghị định số 42/2023/NĐ-CP như sau:

1. Nguồn kinh phí thực hiện Nghị định số 24/2023/NĐ-CP trong năm 2023 của các bộ, cơ quan Trung ương:

a) Nguồn thực hiện cải cách tiền lương đến hết năm 2022 chưa sử dụng hết chuyển sang năm 2023 (nếu có).

b) Sử dụng tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ năm 2023 sau khi trừ các chi phí liên quan trực tiếp đến hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí. Riêng đối với số thu từ việc cung cấp các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, y tế dự phòng và dịch vụ y tế khác của cơ sở y tế công lập sử dụng tối thiểu 35% sau khi trừ các chi phí liên quan trực tiếp đến hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí. Phạm vi trích số thu được để lại thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 3 Điều này.

c) Sử dụng nguồn tiết kiệm 10% chi thường xuyên (không kể các khoản chi tiền lương, phụ cấp theo lương, các khoản có tính chất lương và các khoản chi cho con người theo chế độ) dự toán năm 2023 tăng thêm so với dự toán năm 2022 được cấp có thẩm quyền giao.

2. Nguồn kinh phí thực hiện Nghị định số 24/2023/NĐ-CP và Nghị định số 42/2023/NĐ-CP của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

a) Sử dụng nguồn tiết kiệm 10% chi thường xuyên (không kể các khoản chi tiền lương, phụ cấp theo lương, các khoản có tính chất lương và các khoản chi cho con người theo chế độ) dự toán năm 2023 đã được cấp có thẩm quyền giao.

b) Sử dụng nguồn 70% tăng thu ngân sách địa phương năm 2022 thực hiện so với dự toán được Thủ tướng Chính phủ giao (không kể: thu tiền sử dụng đất, thu xổ số kiến thiết, thu cổ phần hóa và thoái vốn doanh nghiệp nhà nước do địa phương quản lý, thu tiền thuê đất một lần được nhà đầu tư ứng trước để bồi thường, giải phóng mặt bằng và thu từ xử lý tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị được cơ quan có thẩm quyền quyết định sử dụng để chi đầu tư theo quy định; thu tiền bảo vệ và phát triển đất trồng lúa; phí tham quan các khu di tích, di sản thế giới; phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu; phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản; phí bảo vệ môi trường đối với nước thải; thu từ quỹ đất công ích, thu hoa lợi, công sản tại xã và thu tiền cho thuê, cho thuê mua, bán nhà thuộc sở hữu nhà nước).

c) Sử dụng nguồn kinh phí thực hiện cải cách tiền lương đến hết năm 2022 chưa sử dụng hết chuyển sang (nếu có).

d) Sử dụng tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ năm 2023 sau khi trừ các chi phí liên quan trực tiếp đến hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí. Riêng đối với số thu từ việc cung cấp các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, y tế dự phòng và dịch vụ y tế khác của cơ sở y tế công lập sử dụng tối thiểu 35% sau khi trừ các chi phí liên quan trực tiếp đến hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí. Phạm vi trích số thu được để lại thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 3 Điều này.

3. Phạm vi trích số thu được để lại theo chế độ quy định tại khoản 1 và 2 Điều này thực hiện như sau:

a) Đối với các cơ quan hành chính nhà nước (trừ các trường hợp được cấp có thẩm quyền cho phép thực hiện cơ chế tự chủ tài chính như đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi đầu tư và chi thường xuyên hoặc đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên; các cơ quan, đơn vị được cấp có thẩm quyền giao khoán kinh phí và tự bảo đảm tiền lương): Sử dụng tối thiểu 40% số thu phí (thuộc danh mục phí theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí) được để lại theo chế độ sau khi trừ các chi phí liên quan trực tiếp đến hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí (bao gồm cả chi phí đã sử dụng để thực hiện theo mức tiền lương cơ sở 1,49 triệu đồng/tháng) theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí (không được trừ chi phí trực tiếp phục vụ cho công tác thu trong trường hợp đã được ngân sách nhà nước bảo đảm chi phí cho hoạt động thu).

b) Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên:

Đối với số thu phí (thuộc danh mục phí theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí): Sử dụng tối thiểu 40% số thu phí được để lại theo chế độ sau khi trừ các chi phí liên quan trực tiếp đến hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí (bao gồm cả chi phí đã sử dụng để thực hiện theo mức tiền lương cơ sở 1,49 triệu đồng/tháng) theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí (không được trừ chi phí trực tiếp phục vụ cho công tác thu trong trường hợp đã được ngân sách nhà nước bảo đảm chi phí cho hoạt động thu).

Đối với số thu từ việc cung cấp các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, y tế dự phòng và dịch vụ y tế khác của các cơ sở y tế công lập: Sử dụng tối thiểu 35% số thu được để lại theo chế độ sau khi trừ các khoản chi phí đã được kết cấu trong giá dịch vụ theo quy định của pháp luật về giá dịch vụ (như: chi phí thuốc, máu, dịch truyền, hóa chất, vật tư thay thế, vật tư tiêu hao trực tiếp phục vụ cho người bệnh; chi phí điện, nước, nhiên liệu, xử lý chất thải, vệ sinh môi trường; chi phí duy tu, bảo dưỡng thiết bị, mua thay thế công cụ, dụng cụ,... và chi phí tiền lương, phụ cấp đã kết cấu trong giá).

Đối với số thu dịch vụ (bao gồm cả thu học phí), các hoạt động liên doanh liên kết và các khoản thu khác: Sử dụng tối thiểu 40% số chênh lệch thu lớn hơn chi (sau khi đã thực hiện các nghĩa vụ với Nhà nước theo quy định).

4. Các đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi đầu tư và chi thường xuyên, đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên; các cơ quan được cấp có thẩm quyền cho phép thực hiện cơ chế tự chủ tài chính như đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi đầu tư và chi thường xuyên hoặc đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên; các cơ quan, đơn vị được cấp có thẩm quyền giao khoán kinh phí và tự bảo đảm tiền lương: Đơn vị được quyết định tỷ lệ nguồn thu phải trích lập để tạo nguồn thực hiện cải cách tiền lương và tự bảo đảm nguồn kinh phí thực hiện điều chỉnh tiền lương theo Nghị định số 24/2023/NĐ-CP.

5. Ngân sách Trung ương hỗ trợ nhu cầu kinh phí điều chỉnh tiền lương tăng thêm cho các bộ, cơ quan trung ương và các địa phương sau khi đã cân đối các nguồn kinh phí điều chỉnh tiền lương mà chưa đáp ứng đủ nhu cầu thực hiện cải cách tiền lương theo chế độ quy định.

Hoàng Quang
TIN LIÊN QUAN

Vụ hàng chục cán bộ xã vắng mặt trong giờ làm việc: Nhiều thông tin chưa được làm rõ

Bảo Nguyên |

Vĩnh Phúc - Trong báo cáo giải trình của UBND xã Bạch Lưu, huyện Sông Lô, còn nhiều thông tin chưa được làm rõ.

Cán bộ xã nghỉ việc được tăng trợ cấp trong thời gian tới gồm những ai?

Phương Minh |

Bạn đọc Hoàng Ánh (Hà Nội) hỏi: Cán bộ xã đã nghỉ việc được tăng trợ cấp theo Thông tư 11/2023/TT-BNV gồm những ai?

Cán bộ xã không chuyên trách thuộc nhóm đối tượng có lương hưu thấp

Hoàng Quang |

Theo số liệu từ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), cán bộ xã không chuyên trách thuộc nhóm đối tượng có lương hưu thấp. Nhóm này thường có mức đóng BHXH chỉ bằng mức lương cơ sở, thời gian đóng BHXH hưởng lương hưu ngắn (từ đủ 15 năm đến 20 năm) nên mức lương hưu thấp.

Đầu năm học mới lại nóng chuyện lạm thu trong trường học

Vân Trang |

Đến hẹn lại lên, mỗi dịp đầu năm học, việc lạm thu tại các trường học là vấn đề nóng khiến phụ huynh lo lắng.

Vì sao Messi lọt Top 3 đề cử Cầu thủ xuất sắc nhất năm của UEFA?

TAM NGUYÊN |

Sự xuất hiện của Lionel Messi trong Top 3 đề cử Cầu thủ xuất sắc nhất năm của UEFA đã gây không ít tranh cãi.

Loạt vướng mắc khi làm biển số xe định danh

KHÁNH AN |

Tại Hà Nội, những ngày đầu triển khai định danh biển số xe xảy ra tình trạng nghẽn mạng, hệ thống chưa cập nhật. Một số người dân phải ra về vì chưa nắm rõ các quy định mới.

Hàng loạt cán bộ, đảng viên tại Thanh Hóa bị kỷ luật

Trần Lâm |

Thanh Hóa - Ủy ban Kiểm tra Thành ủy TP Thanh Hóa vừa có thông báo kỷ luật đối với bà Lê Thị Thu Thủy - Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đông Vệ 2 và một số cán bộ, đảng viên vi phạm các quy định của Đảng.

Người dân ở Gia Lai khốn đốn vì nhà máy sản xuất phân gây ô nhiễm

THANH TUẤN |

Ngày 18.8, ông Nguyễn Trường Sơn – Chủ tịch UBND thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai cho biết, sẽ tiếp tục phối hợp với cơ quan chức năng kiểm tra, giám sát, xử lý nhà máy sản xuất phân bón gây ô nhiễm trên địa bàn.

Vụ hàng chục cán bộ xã vắng mặt trong giờ làm việc: Nhiều thông tin chưa được làm rõ

Bảo Nguyên |

Vĩnh Phúc - Trong báo cáo giải trình của UBND xã Bạch Lưu, huyện Sông Lô, còn nhiều thông tin chưa được làm rõ.

Cán bộ xã nghỉ việc được tăng trợ cấp trong thời gian tới gồm những ai?

Phương Minh |

Bạn đọc Hoàng Ánh (Hà Nội) hỏi: Cán bộ xã đã nghỉ việc được tăng trợ cấp theo Thông tư 11/2023/TT-BNV gồm những ai?

Cán bộ xã không chuyên trách thuộc nhóm đối tượng có lương hưu thấp

Hoàng Quang |

Theo số liệu từ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), cán bộ xã không chuyên trách thuộc nhóm đối tượng có lương hưu thấp. Nhóm này thường có mức đóng BHXH chỉ bằng mức lương cơ sở, thời gian đóng BHXH hưởng lương hưu ngắn (từ đủ 15 năm đến 20 năm) nên mức lương hưu thấp.