Môn giáo dục nghề phổ thông lớp 11 còn nhiều bất cập

Trần Vũ |

Ở lớp 11 bậc trung học phổ thông (THPT), ngoài 13 môn học theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT, ngày 5.5.2006 về việc ban hành chương trình giáo dục phổ thông của Bộ GD&ĐT (gọi tắt Quyết định 16 của Bộ GD&ĐT), cùng với 2 hoạt động giáo dục hướng nghiệp và ngoài giờ lên lớp; học sinh còn được lựa chọn để học một trong số 11 nghề của môn Giáo dục nghề phổ thông, bao gồm: Làm vườn, nuôi cá, trồng rừng, gò, điện dân dụng, điện tử dân dụng, sửa chữa xe máy, cắt may, nấu ăn, thêu tay và tin học văn phòng, có ban hành tài liệu dạy học.

Theo Công văn số 8608 /BGDĐT-GDTrH ngày 16.8.2016 về việc thực hiện hoạt động giáo dục Nghề phổ thông lớp 11 (gọi tắt Công văn 8608 của Bộ GD&ĐT). Trong quá trình tổ chức thực hiện Công văn 8608 của Bộ GD&ĐT, nhiều trường THPT gặp phải những khó khăn rất khó khắc phục:

Ngoài giáo viên Tin học dạy môn nghề Tin học văn phòng, đội ngũ giáo viên tốt nghiệp Đại học Sư phạm kỹ thuật chỉ đủ để dạy bộ môn Công nghệ; thế nên nhiều trường THPT thiếu giáo viên để dạy đủ 11 môn nghề cho học sinh theo Công văn 8608 của Bộ GD&ĐT. Mặt khác, không ít địa phương không có Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp (KTTH- HN), không có cả Trung tâm dạy nghề (TTDN) cấp Huyện, nên trường THPT không thể thực hiện được yêu cầu: “Mỗi Trung tâm KTTH-HN phối hợp thực hiện giáo dục nghề phổ thông với một số trường THPT trên địa bàn (một số nghề phổ thông có thể giao cho các trường THPT có đủ giáo viên và cơ sở vật chất tự đảm nhận, một số nghề phổ thông có thể có sự phối hợp 2 bên, một số nghề phổ thông do Trung tâm KTTH-HN đảm nhận)” theo Công văn 8608 của Bộ GD&ĐT.

Vì vậy, ở nhiều trường THPT tổ chức cho tất cả học sinh lớp 11 chỉ học một nghề duy nhất là: Tin học văn phòng; bởi nhà trường có ưu thế về phòng máy tính và đội ngũ giáo viên Tin học. Do đó, học sinh không được lựa chọn để học một nghề phù hợp với sở thích và năng lực của bản thân, trong số 11 nghề, theo chương trình dạy nghề phổ thông của Bộ GD&ĐT, chưa kể một số nghề khác phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương cũng không thể thực hiện được.

Thực trạng còn cho thấy, nhận thức về tầm quan trọng môn nghề phổ thông chưa đầy đủ ở một số hiệu trưởng và giáo viên kể cả giáo viên dạy nghề; do đó việc đánh giá kết quả học tập của học sinh thực hiện không đúng theo tinh thần Công văn 8608 của Bộ GD&ĐT, cụ thể như: Nhiều hiệu trưởng và tổ chuyên môn “quên mất” môn học này, bởi trong kế hoạch chỉ đạo chuyên môn hoàn toàn không có nội dung hoạt động của môn nghề phổ thông như các môn học khác, dù giáo viên dạy nghề cũng tham dự sinh hoạt chuyên môn trong tổ.

Mặt khác hiệu trưởng và tổ trưởng chuyên môn là giáo viên phổ thông không được bồi dưỡng về chuyên môn nghề nên tỏ ra “e ngại” khi kiểm tra hồ sơ sổ sách, dự giờ đánh giá tiết dạy giáo viên dạy nghề; do vậy việc đánh giá cho điểm, xếp loại học sinh thường khoán trắng cho giáo viên; hơn nữa theo Công văn 8608 của Bộ GD&ĐT: “Kết quả học tập của học sinh được ghi vào sổ gọi tên, ghi điểm và học bạ” và “lấy làm tiêu chí khuyến khích khi xếp loại hạnh kiểm học kỳ, cả năm học” ở một số trường THPT không được thực hiện.

Hơn thế nữa, theo Hướng dẫn số 10945/BGDĐT-GDTrH của Bộ GD&ĐT, khi học môn Giáo dục nghề phổ thông lớp 11 (chương trình 105 tiết ); nếu đủ điều kiện, học sinh sẽ được dự thi cấp Giấy chứng nhận nghề phổ thông. Nhưng phần đông học sinh THPT cuối năm lớp 10 đăng ký học một trong các nghề Thêu tay, Điện dân dụng, Nấu ăn… ở Trung tâm giáo dục thường xuyên cấp Huyện, để thi cấp Giấy chứng nhận nghề, trước khi học môn nghề phổ thông ở lớp 11, bởi các nghề này học dễ hơn và xếp loại kết quả thi cao hơn môn Tin học văn phòng. Thế nên, đã có sự lãng phí về thời gian học cho học sinh, lại vừa tốn kém tiền bạc cho phụ huynh học sinh( học phí học nghề ở Trung tâm GDTX).

Để khắc phục khó khăn trong hoạt động dạy và học môn nghề phổ thông lớp 11, thiết nghĩ lãnh đạo các trường THPT cần siết chặt quản lý chuyên môn nghề đúng theo tinh thần Công văn 8608 của Bộ GD&ĐT; cơ quan quản lý giáo dục cấp trên cần thường xuyên thanh, kiểm tra và xử lý vi phạm quy chế chuyên môn dạy nghề như các môn văn hoá; đồng thời sớm hình thành Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên (GDNN-GDTX) cấp Huyện (theo Thông tư liên tịch số 39/2015/TTLT-BLĐTBXH-BGDĐT-BNV) hoặc bổ sung thêm chức năng KTTH- HN cho Trung tâm GDTX cấp Huyện chưa có Trung tâm KTTH - HN.

Khi đó với cơ sở vật chất, thiết bị kỹ thuật được trang bị hoàn chỉnh và giáo viên dạy nghề đủ tiêu chuẩn, Trung tâm GDNN-GDTX sẽ phối hợp với các trường THPT dạy môn nghề phổ thông lớp 11 có hiệu quả hơn và thực hiện được mục đích của môn học, đó là: “Giáo dục cho học sinh hiểu được một số kiến thức cơ bản về công cụ, kỹ thuật, quy trình công nghệ và về an toàn lao động, vệ sinh môi trường đối với một nghề phổ thông đã học, biết đặc điểm và yêu cầu của nghề đó” (Công văn 8608 của Bộ GD&ĐT).

Mặt khác, qua tìm hiểu một số nghề ở môn Giáo dục hướng nghiệp bậc THPT, chắc chắn học sinh sẽ lựa chọn được một nghề phù hợp với bản thân, phù hợp với nhu cầu của địa phương để bước vào thị trường lao động hoặc tiếp tục vào học các trường nghề, trường đại học sau bậc học phổ thông.

Hãy tham gia Diễn đàn! Bạn đọc có thể bày tỏ quan điểm, chính kiến của mình tại phần Bình luận sau mỗi bài viết; bấm vào chuyên mục "Làm báo cùng Lao Động" hoặc gửi vào địa chỉ email: bandoclaodong@gmail.com; Fanpage Báo Lao Động: www.facebook.com/laodongonline. Bài viết của bạn đọc sẽ được trả nhuận bút. Bình luận (comment) của bạn đọc nhận được nhiều lượt thích (like) sẽ có phần thưởng xứng đáng. Trân trọng cảm ơn mọi đóng góp của bạn đọc.
Trần Vũ
TIN LIÊN QUAN

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.