Lao xao tiếng chợ

đỗ trung lai |

“Hai người đàn bà với một con vịt là thành một cái chợ”.

Đô thị - chợ

Thật khó hình dung, một đô thị lại vắng chợ.

Âm Việt-Hán, “thị” là “chợ”. Đó là nơi bán và mua mọi thứ trên đời. Vì thế, “thị trường”, dù đã thoát ra khỏi ý nghĩa của một cái chợ cụ thể, vẫn để chỉ không gian buôn bán của một vùng, một quốc gia, thậm chí toàn cầu.

“Nhất cận thị, nhị cận giang, tam cận lộ” (Nhất gần chợ, nhì gần sông, ba gần đường) là tiêu chuẩn từ xa xưa của cư dân mọi nước, nhất là cư dân nông nghiệp. Chắc vì ngày xưa chưa có đường bộ, đường sắt, đường hàng không, nên đường sông là đường giao thông chính để chuyên chở hàng hóa với khối lượng lớn. Sông thì phải có “bến”. “Bến”, âm Việt-Hán đọc là “phố”. Có lẽ chữ “Phố thị” đủ để cho ta thấy sự gắn bó giữa “giang” và “thị” vừa nói ở trên, mật thiết đến thế nào - có sông thì có bến, có bến thì có chợ. Nước ta ngày trước có nữ thi sĩ bút danh Tương Phố, tức Bến Sông Tương.

Đông đúc vì người và hàng, “phố” không chỉ là bến nữa, “phố” biến thành “đô”. “Đô thị”, vẫn gắn bó với chợ bởi chữ thị, nhưng “Đô thị - phố” lại mang nghĩa khác. Dù khác, thì thật khó hình dung, một đô thị lại vắng chợ. Sau này, nhưng cũng xa lắm rồi, những “thị tứ”, “thị trấn”, “thị xã”, chẳng nơi đô hội nào không gắn với chữ “thị”, tức là gắn với chợ. Bây giờ, thành phố đã có “siêu thị”, lại càng chợ! Mà ngay cả thành phố cũng là “thành thị” đấy thôi. Sau này, có các phương tiện giao thông hữu hiệu khác, “phố” không nhất thiết là “bến sông” nữa, nhưng đô thị vẫn càng hay, do có bến xe, bến tàu, cảng hàng không, cảng biển.

Nói xa xôi ra thế, để thấy cái chợ nó gắn bó với chúng ta như thế nào. Nhưng chợ chả phải với ai cũng là nhất. Mẹ của Tăng Sâm, lúc con còn đi học, nhà ở gần chợ. Thấy con mình suốt ngày bắt chước người ở chợ bán - mua, cân - đong, than rằng: “Đây không phải chỗ tốt để dạy con ta!” và chuyển sang nơi khác. Sau này, Tăng Sâm chuyên chú học hành, thành ra học giả nổi tiếng. Nếu không có mẹ, có lẽ Tăng Sâm chỉ là “người kẻ chợ” bình thường mà thôi. Ừ mà ngày xưa, dân “nhà quê” gọi dân thành thị là “người kẻ chợ” thật! “Kẻ chợ” thì cũng chẳng sao, “phi thương bất phú” (không buôn không giàu), nhưng rõ ràng, khó có thể coi đó là môi trường tốt nhất cho việc “dùi mài kinh sử”.

Thừa cái gì thì ra chợ bán, thiếu cái gì thì ra chợ mua, ban đầu là thế. Nhưng nó chỉ “là thế” với dân chúng thuần phác. Người có khiếu kinh doanh, thấy “mua rẻ - bán đắt” lại còn lợi hơn là sản xuất và chỉ bán thứ thừa, mua thứ thiếu một cách “chân chỉ hạt bột”. Để có thể “mua rẻ - bán đắt”, thì phải thăm dò thị trường, thị hiếu; phải quảng cáo, phải “buôn chỗ nọ, bán chỗ kia” và lớp người được gọi là “lái buôn” (thương lái) ra đời. Giờ có chuyện “thương lái” ép giá nông dân để “mua rẻ” rồi “bán đắt”, ta hay đau lòng. Nhưng “kinh tế thị trường”, nhà nước “điều tiết” không hết, thì “thương lái” mới “ép giá” người sản xuất được, trách gì họ? Đã bảo, “chợ”, “thị trường” khó là nơi giảng đạo, luyện đức mà lại. Vả nếu không có “thương lái”, nhiều khi rất gay go cho xã hội. Nhà nước mua không hết, chế biến - bảo quản không xuể, nông dân không bán được nông sản, thiếu - thừa cục bộ giả tạo; hàng tươi trở thành đồ phế phẩm, là chết cả! Tóm lại, không có chợ, có thị trường hay thị trường bất bình thường, là chết!

Các loại chợ

Mà không đâu như ở nước mình, các “thể loại” chợ lại nhiều đến thế: Siêu thị, chợ lớn, chợ vừa, chợ nhỏ, chợ đầu làng, chợ cuối làng, chợ đầu xóm, chợ cuối xóm, chợ bến, chợ ga, chợ đêm, chợ ngày, chợ cóc, chợ tình, chợ nổi, chợ tạm, chợ đuổi, chợ chiều, chợ sớm, chợ phiên, hội chợ, chợ đường cái... Lại có cả “chợ phao”, “chợ luận văn” cho học sinh - sinh viên mùa thi cử, “chợ luận án” cho các ông không hoặc ít học, nhưng muốn thành “tiến sĩ”! Thời Pháp thuộc, làng tôi có ông “Hàn mua” - mua chức “Hàn lâm” - để khỏi đi phu phen tạp dịch chứ không có tí quyền gì. Thế cũng là “đi chợ” chứ còn gì? Nghe nói ở ta bây giờ, khối ông bà mua được cả chức vị? Chả biết có nên tin không. Nhưng nếu có thế, thì cũng là “đi chợ”! Chợ ấy ghê thật, có mà như không, không mà như có. Thế thì ngang với “Chợ âm phủ” rồi! Ấy thế mà nghe nói “hiệp hội” các tiến sĩ hiện đại lại còn đang (hay sắp) đề nghị mở rộng Văn Miếu để họ cũng được “cưỡi rùa” như ai. Họ quên rằng, Văn Miếu chưa bao giờ là cái chợ, Văn Miếu đã là một khái niệm văn hiến vĩnh cửu từ lâu. Mà văn hiến, theo cụ Nguyễn Tuân là cái phải “đào đất lên mới gặp”; chứ không chỉ là văn hóa, cái mà người ta nhớ được; lại càng không phải là văn minh, cái mà người ta có thể nếm, nghe, sờ, ngửi, nhìn được.

Ấy là cứ nói phòng xa như vậy, chứ đã là tiến sĩ, làm gì có ai cạn nghĩ như vậy? Vả lại, các tiến sĩ thật, đều biết tài năng và cống hiến của họ không bao giờ bị lãng quên và dân tộc, nếu không xây thêm văn miếu thì cũng sẽ có những hình thức khác, tôn vinh họ.

Thế là lan man, từ “Hai người đàn bà với một con vịt” đến giờ, đã mất khối thì giờ của các bạn... Xin lỗi và chúc năm mới “Vạn sự như ý”!

đỗ trung lai
TIN LIÊN QUAN

Rét buốt 13 độ C, người dân vẫn chen chân đến chợ hoa Quảng An ngày cận Tết

Minh Hà - Việt Anh |

Mặc dù Hà Nội đang rét buốt, nhiệt độ về đêm giảm sâu dưới 13 độ C nhưng chợ hoa Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội) vẫn tấp nập, nhộn nhịp người bán, kẻ mua trong những ngày cận Tết Nguyên đán 2023.

Giờ thứ 9: Điếng người khi biết con nuôi của chồng chính là con riêng (P1)

Nhóm PV |

Trong cuộc sống hiện đại, quan niệm "con nào cũng là con" được rất nhiều người ủng hộ. Và dù rằng là con trai hay gái cũng được yêu thương, chăm sóc như nhau. Tuy nhiên, vẫn có những người còn giữ những tư tưởng cổ hủ, lạc hậu, mong muốn có một cậu con trai để nối dõi và để hương hỏa cho ông bà tổ tiên. Vì lí do đó, nhiều người đã đánh mất niềm hạnh phúc của gia đình và những đứa con của chính họ.

Chương trình Giờ thứ 9 do NSND Khải Hưng là đạo diễn. Giọng đọc: NSND Minh Hòa – NSƯT Phú Thăng. Âm nhạc: Xuân Phương.

Bạn đang có những câu chuyện riêng muốn chia sẻ với độc giả của Báo Lao Động? Hãy liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ email: media@laodong.vn.

Bản tin dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai 19.1

NHÓM PV |

Dự báo thời tiết mới nhất 19.1: Khu vực Nam Bộ ngày mai có mây, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng, đêm không mưa.

Hà Nội: Tết vẫn chưa về đến... làng chài

Kim Sơn |

Hà Nội - Những ngày này không khí xuân đã tràn ngập khắp phố phường, người người nhà nhà ra đường sắm Tết. Tuy nhiên, ở làng chài Văn Đức (Gia Lâm) người dân vẫn đang tất bật mưu sinh, kiếm con tôm con cá cho bữa ăn hàng ngày.

Nhiều lý do để trừ, cắt thưởng Tết của người lao động

Bảo Hân |

Vụ việc một công ty tại Bạc Liêu có thông báo về việc cắt thưởng cuối năm do không like, share bài của giám đốc đang thu hút sự chú ý của dư luận.

Khổ luyện để trở thành kỳ nữ Mai hoa thung

Tạ Quang |

Để có thể biểu diễn Mai hoa thung, các vận động viên phải khổ luyện, thành thạo múa lân truyền thống và bắt buộc là phải biết võ thuật. Những chú lân bay nhảy trên dàn cọc sắt, cao từ 1m đến 3m, kết hợp với các động tác tung hứng mạo hiểm, tạo nên những pha thót tim.

Giải cứu thành công người đàn ông ở dưới giếng sâu 25m trong 4 ngày

BẢO TRUNG |

Ngày 18.1, Công an huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk thông tin, đã phối hợp với phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ Công an tỉnh giải cứu thành công một người đàn ông sau 4 ngày rơi xuống giếng sâu 25m trong rẫy vắng.

Cựu Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội nhận 10.000 USD cảm ơn

Việt Dũng |

Ngoài chỉ đạo cấp dưới thương thảo, đàm phán nhà thầu "hỗ trợ" 2-5% giá trị gói thầu, cựu Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội Nguyễn Quang Tuấn còn nhận "cảm ơn".