Hoảng hồn với các lớp dạy kỹ năng sống cho con

Việt Hà |

Sau những vụ đuối nước thương tâm mà nạn nhân là trẻ em, dư luận lại lên tiếng bức thiết đòi hỏi phải đưa các chương trình kỹ năng sống vào trường học. Trong khi các chuyên gia giáo dục vẫn đang tranh cãi quanh các quan điểm khác nhau về vấn đề kỹ năng sống, thì các cơ sở giáo dục đã rất nhanh tay mở ra các lớp dạy kỹ năng theo đúng tinh thần: Các vị phụ huynh có nhu cầu, chúng tôi có dịch vụ.

Trường tiểu học nơi con anh Hoàng Văn Mạnh (Quận Bình Tân, TP.HCM) đang theo học tổ chức lớp dạy bơi và kỹ năng chống đuối nước theo dạng hợp đồng với một bể bơi tư nhân gần đó, nhà trường đứng ra chiêu sinh, thu tiền còn mọi hoạt động đưa đón, giảng dạy do đơn vị này làm trọn gói. Anh Mạnh từ lâu đã mong muốn cho con đi học bơi vì cháu đã 8 tuổi và rất hiếu động, lại có sở thích đi bể bơi mỗi tuần, đến kỳ nghỉ lại đi biển hoặc về quê có nhiều ao hồ.           

Nỗi lo nguy cơ đuối nước là nỗi lo chung của nhiều ông bố bà mẹ khác, nên lớp học với cam kết “Biết bơi sau 10 buổi” này có hàng trăm em đăng ký tham gia. 

Thế nhưng học đến buổi thứ 5, con trai anh Mạnh khóc lóc vẻ sợ sệt không muốn học bơi nữa, tra hỏi mãi cháu mới kể ra rằng ở lớp học bơi, thầy giáo thường quát mắng những bạn không lặn được, và thường nhấn đầu học sinh xuống nước. Bản thân cháu rất thích nghịch nước, nhưng sau khi bị thầy giáo nhấn đầu nhiều lần đâm ra sợ nước. Anh Mạnh đến gặp hiệu trưởng phản ánh bức xúc thì hiệu trưởng cho rằng đó không phải lỗi của nhà trường vì nhà trường không trực tiếp dạy, tuy vậy có hứa sẽ khắc phục. 

Hiệu trưởng thuyết phục anh Mạnh dỗ dành con tiếp tục tham gia lớp học, nhưng trong thâm tâm anh không có hy vọng gì. Đúng như dự đoán, sau 10 buổi học, con anh và nhiều học sinh khác vẫn chưa biết bơi. Anh nói đùa rằng, bù lại… cháu lặn khá vì đã quen bị thầy nhấn đầu xuống nước!

Vụ học bơi không thành khiến cho anh Mạnh rất cảnh giác với các chương trình dạy kỹ năng nhà trường tổ chức. Rồi con trai mang về tờ thông báo chiêu sinh lớp học võ, với cam kết chủ yếu dạy cho học sinh các kỹ năng phản xạ để tránh các tình huống nguy hiểm trong sinh hoạt hàng ngày như ngã cầu thang, trượt chân, tự vệ… Thấy con hào hứng muốn tham gia, nhìn thấy đơn vị tổ chức là bộ môn Vivonam của Trung tâm VH-TDTT Quận, lại tìm hiểu thấy bộ môn này coi trọng tinh thần tôn sư trọng đạo, học sinh vô cùng lễ phép với thầy giáo và các bậc trên khiến anh cũng tạm yên tâm mà cho con theo học.           

Tuy nhiên chỉ sau vài tháng, con anh bắt đầu kêu mệt để trốn lớp học võ, lại tra hỏi mới biết thầy ép học sinh luyện tập để thi lên đai, cháu nào không thực hiện được các động tác khó liền bị thầy phạt hít đất, nhảy ếch, và lúc tức giận quá thì thầy còn… nhéo vú. Cháu nói rất muốn đi học tiếp, “nhưng sợ thầy… nhéo vú, đau!” Anh Mạnh đành đến gặp thầy dạy võ và đề nghị: “Thầy đừng… nhéo vú con tôi nữa!”  

Trở lại câu chuyện đuối nước, Chính phủ đã có Quyết định số 234 ngày 5.2.2016 phê duyệt "Chương trình phòng chống tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn 2016-2020", đến ngày 13.4/2016 Bộ Lao động Thương binh và Xã hội có Công văn số 1299/LĐTBXH-BVCSTE về "Triển khai thực hiện phòng chống tai nạn thương tích trẻ em giai đoạn 2016-2020", và ngày 21.4.2016 Bộ Giáo dục và Đào tạo mới có Công văn số 1761/BGDĐT-CTHSSV về "Tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền phòng, tránh tai nạn thương tích và đuối nước cho trẻ em, học sinh".

Mỗi một mùa hè qua đi, lại có hàng loạt con trẻ tử vong do đuối nước với nhiều nguyên nhân, trong khi đó các chương trình hành động chủ yếu vẫn là các văn bản... nằm ở đâu đó trên các bàn làm việc, chậm triển khai hay triển khai không hiệu quả hoặc chờ "ngân sách" rồi mới "đi vào thực tế cuộc sống". Mà đó chỉ mới là đuối nước thôi đấy…          

Trang bị kỹ năng sống cho trẻ em ở các cấp học là điều cấp bách, trong đó gia đình đóng vai trò quan trọng. Tuy nhiên, cần phải nhìn nhận một thực tế rằng bản thân nhiều vị phụ huynh cũng không thể nhận thức hết được những vấn đề liên quan đến kỹ năng sống, thường phó mặc con em mình cho nhà trường.

Để giáo dục kỹ năng sống một cách thiết thực hiệu quả cho trẻ em, trước hết cần phải thay đổi nhận thức cho phụ huynh và nhà trường. Không hiểu kỹ năng sống là gì không thể đi dạy người khác. Trong lúc chưa xây dựng được chương trình chuẩn, ngành giáo dục cần chấn chỉnh ngay các chương trình, dự án kỹ năng sống được vẽ ra lạm dụng sự yếu thế của trẻ em để trục lợi. 


 

Việt Hà
TIN LIÊN QUAN

Độc đáo nghi lễ Tế nữ quan trong ngày khai hội Đền Mẫu Âu Cơ

Tô Công |

Sáng 28.1 (mùng 7 tháng Giêng), tỉnh Phú Thọ long trọng tổ chức lễ dâng hương theo nghi thức truyền thống, tưởng nhớ và tri ân công đức Tổ Mẫu Âu Cơ, tại đền Mẫu Âu Cơ (xã Hiền Lương, huyện Hạ Hòa).

Tết trên bản Lô Lô Chải dưới chân cột cờ Lũng Cú

Kim Anh - Trần Vương |

Khi rừng già đã trút lá, những chồi non điểm xuyết bởi sắc hồng của hoa đào, sắc tím hoa tam giác mạch dưới chân cột cờ Lũng Cú, đồng bào Lô Lô ở bản Lô Lô Chải (huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang) lại rộn ràng cùng nhau đón Tết. Tết ở bản nay đã khác, khang trang và đầm ấm hơn.

Cafe chiều thứ 7: Kinh doanh, trục lợi tâm linh tại các lễ hội

Nhóm PV |

Trong chương trình "Cafe chiều thứ 7" của báo Lao Động, PGS.TS Đinh Hồng Hải đã có những trao đổi xung quanh hiện trạng kinh doanh tâm linh, mua thần bán thánh ở các lễ hội hiện nay.

Cách giúp học sinh hào hứng đi học lại sau Tết Nguyên đán 2023

Tường Vân |

Không còn tâm lí chán nản, mệt mỏi hay sợ hãi, nhiều học sinh tỏ ra hào hứng trong ngày đầu đi học trở lại sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán.

Mặc cả lãi suất, xuất hiện ngân hàng chào mời mức lãi tới gần 13%

Lan Hương |

Lãi suất cao nhất lên tới gần 13%. “Mặc cả” là thói quen tưởng chỉ áp dụng khi mua đồ ở chợ nhưng hiện tượng khách hàng đến gửi tiền tại ngân hàng phải biết “mặc cả” để được lãi suất cao ngày càng phổ biến. Lãi suất thực tế tại một ngân hàng tại quầy giao dịch chênh lệch tới 3% so với lãi suất công khai niêm yết trên website.

Tuyển sinh năm 2023: Nhiều kỳ thi riêng sẽ được tổ chức

Vân Trang |

Mùa tuyển sinh năm 2023, thí sinh có thể đăng kí tham dự nhiều kỳ thi đánh giá năng lực, tư duy, tăng cơ hội trúng tuyển vào đại học.

Kịch bản bất ổn của thị trường dần lộ rõ khi lùi lịch điều chỉnh giá xăng

Cường Ngô |

Theo chia sẻ của nhiều doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, từ đầu năm 2022 đến nay, chiết khấu từ đầu mối nhập khẩu cho thương nhân phân phối xăng dầu, doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu rất thấp, thời điểm này xuống 0 đồng/lít tại kho đầu nguồn.

Lạc trôi giữa mùa hoa phượng vàng tại tu viện Bát Nhã, Lâm Đồng

Chí Long |

Tu viện Bát Nhã, Bảo Lộc, Lâm Đồngnằm cách trung tâm thành phố Bảo Lộc khoảng 17km về hướng thác Đambri. Đây là chốn cửa Phật bình yên, được đông đảo người dân, du khách đến đây tham quan, bái lễ, đặc biệt vào dịp đầu năm.