Hà Nội: Vỉa hè quây kín, khoảng trống bên trong vẫn bị chiếm dụng

Thu Hiền |

Nhiều tuyến phố của Hà Nội được dựng rào chắn để giảm tình trạng lấn chiếm vỉa hè của các phương tiện. Tuy nhiên, những khoảng trống bên trong lại bị chiếm dụng làm nơi đỗ xe, kinh doanh gây khó khăn cho người đi bộ.

Sống tại phường Đại Kim (quận Hoàng Mai, Hà Nội) hàng ngày chị Nguyễn Mai Hương (21 tuổi) đều đi bộ qua đoạn đường Nghiêm Xuân Yêm đến hồ Linh Đàm để tập thể dục. Tuyến đường này rất đông xe cộ đi lại nên việc lắp đặt hàng rào chắn là một trong những giải pháp giảm tải xe máy lấn chiếm vỉa hè.

Thế nhưng, chị Hương cho biết, phần rào xếp so le khá hẹp, bên trong bị chiếm dụng làm nơi để đồ đạc, khiến người đi bộ gặp khó khăn.

"Tôi thấy người lành lặn, khỏe mạnh mà đi bộ trên vỉa hè còn vất vả thì người khuyết tật đi làm sao đây. Cái chính là phải nâng cao ý thức tự giác của người dân, chứ việc rào chắn như này chỉ tốt cho mấy nhà mặt đường chiếm dụng vỉa hè làm nơi kinh doanh buôn bán", chị Hương nói.

Trên vỉa hè đường Nghiêm Xuân Yêm (từ chung cư CT1 - KĐT Bắc Linh Đàm đến giao đường Kim Giang), nhiều đồ đạc được bày la liệt. Ảnh: Thu Hiền
Trên vỉa hè đường Nghiêm Xuân Yêm (từ chung cư CT1 - KĐT Bắc Linh Đàm đến giao đường Kim Giang) được rào chắn ngăn xe cộ. Ảnh: Thu Hiền

Theo ghi nhận của Lao Động, hàng trăm mét rào chắn vỉa hè ở Hà Nội ghi biển "lối đi cho người đi bộ, ngồi xe lăn và người khuyết tật", hiện nay bị chiếm dụng làm nơi đỗ xe của nhiều tài xế xe ôm công nghệ, kinh doanh hàng quán, vật liệu xây dựng.

Hơn nữa, nhiều nơi vỉa hè còn xuống cấp nghiêm trọng, gây mất an toàn cho người đi bộ.

Dù được thiết kế dành cho người đi bộ và người khuyết tật, nhưng thiết kế rào chắn khiến việc đi lại của người dân rất bất tiện và khó khăn.  Ảnh: Thu Hiền
Hàng rào so le, xuống cấp, cỏ dại mọc um tùm khiến việc đi lại của người dân gặp bất tiện và khó khăn. Ảnh: Thu Hiền

Cũng theo quan sát, để đi qua được hàng rào, nhiều người đi bộ phải di chuyển luồn lách qua 3 lớp rào chắn thiết kế dích dắc, so le khá hẹp, đặc biệt đối với người mang nhiều đồ, phụ nữ có thai, người khuyết tật hoặc xe đẩy trẻ em việc đi lại như này càng khó khăn.

Vỉa hè bị rào chắn, một số người leo lên vỉa hè bất chấp rào chắn để đi ngược chiều. Ảnh: Thu Hiền
Một số người dân leo lên vỉa hè bất chấp rào chắn để đi ngược chiều. Ảnh: Thu Hiền

Tại vỉa hè đường Nghiêm Xuân Yêm (đoạn trước chung cư CT1 - Khu đô thị Bắc Linh Đàm, Hoàng Mai) được lắp rào chắn hơn 50 m, giúp ngăn dòng xe cơ giới đi lên, đặc biệt vào khung giờ cao điểm buổi sáng và chiều.

Tuy vỉa hè được rào chắn nhưng khoảng trống bên trong bị chiếm dùng làm nơi để đồ đạc, cây cảnh được bày bán, trông rất nhếch nhác.

Biển ghi “lối đi cho người đi bộ, ngồi xe lăn và người khuyết tật” nhưng bị lấn chiếm thành nơi để đồ, buôn bán. Ảnh: Thu Hiền
Biển ghi “lối đi cho người đi bộ, ngồi xe lăn và người khuyết tật” nhưng bị lấn chiếm thành nơi để đồ, buôn bán. Ảnh: Thu Hiền
Biển ghi “lối đi cho người đi bộ, ngồi xe lăn và người khuyết tật” nhưng bị lấn chiếm thành nơi để đồ, buôn bán. Ảnh: Thu Hiền

Tượng tự tại đường Phạm Hùng (đoạn đối diện bến xe Mỹ Đình) có khoảng 200m rào chắn được lắp đặt. Đây là khu vực gần bến xe nên có nhiều phương tiện giao thông đi lại, trong các giờ cao điểm luôn ùn tắc, bị lấn chiếm vỉa hè.

Thậm chí, một vài quán trà đá ngang nhiên bày bán ngay trong rào tại đoạn đường này. Xe ôm công nghệ vẫn len lỏi lên vỉa hè để bắt khách.

Một đoạn vỉa hè bị chiếm dụng thành nơi đỗ xe ôm. Ảnh: Thu Hiền
Một đoạn vỉa hè bị chiếm dụng thành nơi đỗ xe ôm. Ảnh: Thu Hiền
Một đoạn vỉa hè ở Hà Nội có rào chắn những vẫn bị chiếm dụng, đá vỉa hè vỡ nát. Ảnh: Thu Hiền

Hay tại một vị trí khác trên vỉa hè đường Hồ Tùng Mậu đoạn qua Đại học Thương Mại, từ ngày có bờ rào sắt quây kín nên nhiều quán hàng rong lại có không gian để hoạt động.

Rào chắn xe máy được dựng lên tại vỉa hè đường Hồ Tùng Mậu, đoạn trước cổng Trường Đại học Thương mại. Ảnh: Thu Hiền
Dựng rào trên vỉa hè đường Hồ Tùng Mậu. Ảnh: Thu Hiền
Hàng quán, xe ôm leo lên vỉa hè chắn lối đi của người đi bộ. Ảnh: Thu Hiền
Hàng quán, xe ôm chắn lối đi của người đi bộ. Ảnh: Thu Hiền

Chị Đinh Thị Như Quỳnh (2003, sinh viên Đại học Thương Mại) cho biết, đoạn vỉa hè ở cổng Đại học Thương Mại thường xuyên bị một số người bán hàng rong, xe ôm leo lên vỉa hè để buôn bán và bắt khách, nhiều lúc chặn lối đi của những người đi bộ

"Mấy quán hàng rong ở đây cứ tầm chiều tối là đông nghịt chiếm hết vỉa hè, nhìn quá phản cảm, làm mất đi vẻ đẹp của đường phố", chị Quỳnh chia sẻ.

Chị Quỳnh trao đổi với Báo Lao Động. Ảnh: Thu Hiền
Chị Nguyễn Thị Như Quỳnh phán ánh tình trạng vỉa hè bị lấn chiếm. Ảnh: Thu Hiền

Ngoài ra, để ngăn chặn phương tiện đi lại trên vỉa hè, lấn chiếm vỉa hè, một số nơi đã đặt ụ bê tông, dựng rào sắt, đặt bồn hoa... Tuy vậy, việc giăng dây, dựng rào không giúp trả lại vỉa hè cho người đi bộ mà còn gây mất mĩ quan đô thị những vẫn không giúp trả lại vỉa hè cho người đi bộ.

Tận dụng không gian phía trong rào chắn để xe ô tô. Ảnh: Thu Hiền
Tận dụng không gian phía trong rào chắn để xe ô tô. Ảnh: Thu Hiền
Dù được che chắn nhưng nhiều tài xế vẫn tận dụng không gian phía trong để xe ôtô. Ảnh: Thu Hiền
Thu Hiền
TIN LIÊN QUAN

Hà Nội chưa xử lí dứt điểm, vỉa hè thành bãi đỗ ôtô

LAN NHI |

Sau nhiều ngày ra quân, thực tế các lực lượng chức năng vẫn chưa thể đòi lại toàn bộ vỉa hè cho người đi bộ khi các tuyến phố Hà Nội vẫn đang bị "xẻ thịt ngầm" để kinh doanh, trở thành showroom ôtô ngoài trời.

Lát đá vỉa hè ở Hà Nội: Thi công xong đến đâu oằn mình cõng ôtô đến đó

THU HIỀN |

Vỉa hè vốn chỉ dành riêng cho người đi bộ, nhưng tại Hà Nội, ở nhiều nơi, vỉa hè vừa lát đá xong đã phải oằn mình cõng ôtô, xe máy.

Hà Nội: Bất cập khi dựng rào giữ vỉa hè

Minh Hạnh |

Để giữ vỉa hè cho người đi bộ, tại một số tuyến phố của Hà Nội đã dựng rào sắt và cả xây trụ bêtông. Cách làm này phần nào gây khó khăn cho người già và người khuyết tật.

Cận cảnh tuyến phố ăn vặt Nam Ô bên bờ biển Đà Nẵng

Thùy Trang - Văn Trực |

Tuyến phố ăn vặt Nam Ô đi vào hoạt động sẽ trở thành địa điểm du lịch, ăn uống mới cho người dân và du khách khi tới thành phố Đà Nẵng.

Khoảng trống pháp lý khiến cán bộ không dám phê duyệt dự án bất động sản

GS-TSKH Đặng Hùng Võ |

Trong bài viết gửi Báo Lao Động, GS-TSKH Đặng Hùng Võ - nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường - chỉ ra rằng, tình trạng có nhiều khoảng trống pháp luật trong một luật và có nhiều khoảng xung đột giữa các luật có liên quan là lý do chính làm cho những cán bộ có thẩm quyền không dám phê duyệt các dự án bất động sản (BĐS).

HLV Troussier chốt danh sách U22 Việt Nam, sẵn sàng cho SEA Games 32

Thanh Vũ |

Huấn luyện viên Troussier cho biết toàn đội U22 Việt Nam đã sẵn sàng trình diễn lối đá mà đội đã chuẩn bị cho SEA Games 32.

Diễu hành trước khi dâng lễ ở đền Hùng Vương Mẫu Cửu ở Vũng Tàu

Thành An |

Bà Rịa - Vũng Tàu - Ngày 29.4 (nhằm mùng 10 tháng 3 AL), TP Vũng Tàu đã trang trọng tổ chức lễ Giỗ Tổ tại đền thờ Hùng Vương - Mẫu Cửu với hàng nghìn người tham dự.

Xe ô tô xếp hàng nhiều cây số chờ vào cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây

HÀ ANH CHIẾN |

Sáng ngày 29.4, cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây khánh thành và sau đó các phương tiện mới được phép lưu thông vào tuyến cao tốc này. Tuy nhiên, theo ghi nhận của phóng viên từ khoảng 8h30 sáng đã xuất hiện tình trạng ùn tắc kéo dài hàng ki-lô-mét ngay trước trạm dừng nghỉ trên cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây.

Hà Nội chưa xử lí dứt điểm, vỉa hè thành bãi đỗ ôtô

LAN NHI |

Sau nhiều ngày ra quân, thực tế các lực lượng chức năng vẫn chưa thể đòi lại toàn bộ vỉa hè cho người đi bộ khi các tuyến phố Hà Nội vẫn đang bị "xẻ thịt ngầm" để kinh doanh, trở thành showroom ôtô ngoài trời.

Lát đá vỉa hè ở Hà Nội: Thi công xong đến đâu oằn mình cõng ôtô đến đó

THU HIỀN |

Vỉa hè vốn chỉ dành riêng cho người đi bộ, nhưng tại Hà Nội, ở nhiều nơi, vỉa hè vừa lát đá xong đã phải oằn mình cõng ôtô, xe máy.

Hà Nội: Bất cập khi dựng rào giữ vỉa hè

Minh Hạnh |

Để giữ vỉa hè cho người đi bộ, tại một số tuyến phố của Hà Nội đã dựng rào sắt và cả xây trụ bêtông. Cách làm này phần nào gây khó khăn cho người già và người khuyết tật.