Hà Nội: Bất cập khi dựng rào giữ vỉa hè

Minh Hạnh |

Để giữ vỉa hè cho người đi bộ, tại một số tuyến phố của Hà Nội đã dựng rào sắt và cả xây trụ bêtông. Cách làm này phần nào gây khó khăn cho người già và người khuyết tật.

Từ ngày 1.3.2023, để lập lại trật tự đô thị, TP. Hà Nội đã đồng loạt ra quân xử lý các trường hợp vi phạm lấn chiếm vỉa hè, lòng đường.

Ngoài hàng rào rích rắc, lối đi của người đi bộ cũng bị xe ôm chắn lối. Ảnh: Minh Hạnh (chụp 10 giờ ngày 21.4 trước cổng ĐH Thương mại Hà Nội)
Ngoài hàng rào, lối đi của người đi bộ cũng bị xe ôm chắn lối. Ảnh chụp 10 giờ ngày 21.4 trước cổng Trường Đại học Thương mại Hà Nội. Ảnh: Minh Hạnh

Để đảm bảo vỉa hè không bị tái chiếm, đến nay, nhiều đoạn đường đã được các cơ quan chức năng dựng rào chắn, làm cọc... để ngăn bán hàng và đi xe máy trên vỉa hè hoặc tuyến phố đi bộ.

 
Rào chắn vỉa hè trên đường Tố Hữu, Hà Nội. Ảnh: Minh Hạnh

Tuy nhiên, cách làm này ảnh hưởng không nhỏ đến việc đi lại của nhiều người, nhất là những già và người khuyết tật.

 
Lập hàng rào ngăn xe máy đi trên vỉa hè. Ảnh: Minh Hạnh

Trao đổi với PV Báo Lao Động, ông Hoàng Văn Lý - Chủ tịch Hội Người mù quận Hoàn Kiếm, Hà Nội - cho hay, việc dựng rào chắn hoặc đóng dích dắc để ngăn người bán hàng, ngăn xe máy trên vỉa hè gây khó khăn cho người khuyết tật.

 
Ngoài việc lập hàng rào, vỉa hè nhiều nơi cũng xuống cấp gây khó khăn cho người đi bộ. Ảnh: Minh Hạnh

Hiện một số tuyến vỉa hè đã thiết kế các đường lên xuống, nếu có hàng rào thì người đi xe lăn không thể lên xuống được và người khiếm thị khi qua đó không thể xác định được hàng rào... dẫn đến nguy cơ tại nạn.

Chưa kể, hiện một số tuyến phố có đường dành riêng cho người khuyết tật nhưng sau khi sửa chữa lại không hoàn trả đúng nguyên trạng.

Người dân xây gạch trên vỉa hè để ngăn xe máy. Ảnh chụp tại đường Trung Thư (phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm)
Người dân xây gạch trên vỉa hè để ngăn xe máy. Ảnh chụp tại đường Trung Thư (phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm).

Theo ông Lý, để đảm bảo mỹ quan đô thị và quyền được tiếp cận giao thông của người khuyết tật, nên phải bỏ những hàng rào, trụ dích dắc chứ không thể dùng công cụ để lấy quyền lợi cho nhóm đối tượng này nhưng ảnh hưởng đến nhóm đối tượng khác.

Hàng rào rích rắc cũng gây khó khăn cho người già. Ảnh: Minh Hạnh
Hàng rào dích dắc cũng gây khó khăn cho người già. Ảnh: Minh Hạnh

Theo ông Nguyễn Văn Lợi (76 tuổi, trú tại Tây Sơn, Đống Đa), việc làm hàng rào dích dắc khiến người cao tuổi rất khó đi lại. Bản thân ông Lợi bị khớp, đi lại bình thường vốn đã khó khăn, khi đi qua những hàng chắn dích dắc lại càng khó hơn.

Minh Hạnh
TIN LIÊN QUAN

Phát hiện nguyên nhân đá vỉa hè nứt vỡ: Không phải do mưa

Anh Đào |

Có tới 4 nguyên nhân khiến đá vỉa hè độ bền 70 năm nứt vỡ- theo báo cáo của Sở Xây dựng Hà Nội. Nhưng rất may, mưa đã được minh oan.

Đường không có vỉa hè, muốn đến điểm tập thể dục phải đi dưới lòng đường

AN NHIÊN |

Tuyến đường Nguyễn Văn Voi, thị trấn Cái Tàu Hạ, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp chưa có vỉa hè, khiến việc đi bộ của người dân nguy hiểm vì phải di chuyển dưới lòng đường.

Bí thư Hà Nội chỉ đạo giải quyết bức xúc về trật tự vỉa hè, giao thông

PHẠM ĐÔNG |

Bí thư Thành ủy Hà Nội chỉ đạo các cấp, các ngành đặc biệt quan tâm bảo đảm an sinh xã hội, giải quyết tốt các vấn đề bức xúc dân sinh như trật tự vỉa hè, lòng đường; úng ngập, ùn tắc giao thông; ô nhiễm môi trường.

Hà Nội: Nhiều tuyến phố lại bị ôtô chiếm hết vỉa hè của người đi bộ

Minh Hạnh |

Phản ánh của bạn đọc đến Báo Lao Động, sau khi các cơ quan chức năng của Hà Nội ra quân xử lý việc lấn chiếm vỉa hè đã cải thiện. Tuy nhiên, hiện nhiều đoạn, tuyến vỉa hè của Hà Nội lại tiếp tục bị trưng dụng thành nơi đỗ ôtô khiến người đi bộ không còn lối đi, nhất là vào giờ hành chính.

Giữ nguyên thu kinh phí Công đoàn 2% là hợp tình, hợp lý

Nam Dương (thực hiện) |

Đó là ý kiến của ông Đặng Ngọc Tùng - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch Tổng LĐLĐVN trong cuộc trao đổi với phóng viên
Báo Lao Động.

Lý do dự án đường ven sông 3.960 tỉ đồng ở Đồng Nai phải thi công "da beo"

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai - Dự án xây dựng đường ven sông Cái là dự án trọng điểm của tỉnh Đồng Nai có tổng mức đầu tư 3.960 tỉ đồng được kỳ vọng sẽ tạo thêm trục giao thông mới ở khu vực trung tâm TP Biên Hòa và cải tạo cảnh quan đô thị ven sông. Tuy nhiên, đến nay dự án đang gặp nhiều vướng mắc đặc biệt là về mặt bằng để thi công ưu tiên 5 cây cầu mới trong dự án.

Làm rõ thông tin "các trường học tại huyện Thạch Hà phải nộp nhiều khoản tiền bất thường"

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - UBND huyện Thạch Hà vừa chỉ đạo thành lập Tổ kiểm tra, xác minh thông tin “các trường học ở Thạch Hà chuyển nộp các khoản tiền bất thường”.

Ông Thích Minh Tuệ nhận thẻ căn cước công dân tại Gia Lai

THANH TUẤN |

Ngày 10.6, ông Lê Anh Tú (Thích Minh Tuệ) đã đến cơ quan Công an tỉnh Gia Lai để nhận căn cước công dân.

Phát hiện nguyên nhân đá vỉa hè nứt vỡ: Không phải do mưa

Anh Đào |

Có tới 4 nguyên nhân khiến đá vỉa hè độ bền 70 năm nứt vỡ- theo báo cáo của Sở Xây dựng Hà Nội. Nhưng rất may, mưa đã được minh oan.

Đường không có vỉa hè, muốn đến điểm tập thể dục phải đi dưới lòng đường

AN NHIÊN |

Tuyến đường Nguyễn Văn Voi, thị trấn Cái Tàu Hạ, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp chưa có vỉa hè, khiến việc đi bộ của người dân nguy hiểm vì phải di chuyển dưới lòng đường.

Bí thư Hà Nội chỉ đạo giải quyết bức xúc về trật tự vỉa hè, giao thông

PHẠM ĐÔNG |

Bí thư Thành ủy Hà Nội chỉ đạo các cấp, các ngành đặc biệt quan tâm bảo đảm an sinh xã hội, giải quyết tốt các vấn đề bức xúc dân sinh như trật tự vỉa hè, lòng đường; úng ngập, ùn tắc giao thông; ô nhiễm môi trường.

Hà Nội: Nhiều tuyến phố lại bị ôtô chiếm hết vỉa hè của người đi bộ

Minh Hạnh |

Phản ánh của bạn đọc đến Báo Lao Động, sau khi các cơ quan chức năng của Hà Nội ra quân xử lý việc lấn chiếm vỉa hè đã cải thiện. Tuy nhiên, hiện nhiều đoạn, tuyến vỉa hè của Hà Nội lại tiếp tục bị trưng dụng thành nơi đỗ ôtô khiến người đi bộ không còn lối đi, nhất là vào giờ hành chính.