Gia Lâm: Chính quyền xã Cổ Bi chuyển nhượng đất ruộng chỉ bằng “miệng”?

NHÓM PV BĐ |

Mới đây, Báo Lao Động nhận được phản ánh của sư thầy ở chùa Làng Vàng (thôn Vàng, xã Cổ Bi, huyện Gia Lâm) về việc đất ruộng của nhà chùa được giao canh tác từ xa xưa đến nay “bỗng dưng” được xã đổi sang các khu khác nhau mà không hề có bất cứ giấy tờ văn bản nào của chính quyền địa phương. Các sư thầy đề nghị chính quyền địa phương phải bàn giao lại đất ruộng đã được nhà chùa canh tác từ xa xưa đến nay.

Biên bản hay quyết định cưỡng chế… mất thời gian

Theo phản ánh của sư thầy ở chùa Làng Vàng, nguồn gốc mảnh đất ruộng - khu Xép - được giao cho chùa canh tác, sản xuất có từ rất lâu. Qua nhiều đời các cụ sư tổ đã quản lý sản xuất nông nghiệp trên mảnh đất này và giao lại cho các thế hệ sau. Theo đó, mảnh đất được tín đồ phật tử và nhân dân trong thôn vẫn duy trì việc trồng trọt trên đất và sản phẩm trồng trọt phục vụ để cúng Phật. Theo các phật tử, trưởng thôn và Ban di tích Chùa, đất giao cho nhà chùa sử dụng đất trồng cấy, nhưng đều giao bằng miệng và không hề có giấy tờ nào. Năm 2007, thầy Thích Thanh Tâm về chùa giữ chức trụ trì chùa Làng Vàng.

Đến năm 2014, ông Bùi Văn Dầu (người dân trong làng Vàng, xã Cổ Bi) có ý kiến với nhà chùa cho thuê lại đất. Từ đó, nhà chùa giao cho ông Dầu thuê lại với mục đích trồng trọt và phát tâm cho nhà chùa 2 triệu đồng/năm. Với số tiền này, nhà chùa được sử dụng mua hoa quả cúng Phật và những ngày rằm, mùng 1 hằng tháng.

Sau khi hết thời gian thuê đất, nhà chùa có nhu cầu lấy lại đất để sản xuất cây trồng và tăng gia lấy hoa màu để cúng Phật. Tuy nhiên, mảnh đất này đã được ông Dầu san phẳng, sử dụng trồng cây cảnh, vì vậy vào cuối tháng 12.2017, nhà chùa có cắm các cọc bêtông với mục đích xác định rõ ranh giới sử dụng đất và bảo vệ hoa màu.

Tuy nhiên, theo phản ánh của bà Nguyễn Thị Toan (phật tử): “Tại mảnh đất ruộng khu Xép, sư thầy và chúng tôi duy trì trồng trọt từ thời xưa đến nay, nhà chùa mong muốn cắm cọc để xác định rõ ranh giới sử dụng đất. Đến ngày 1.1.2018, UBND xã Cổ Bi không mời nhà chùa đến làm việc, tự ý phá dỡ, nhổ cọc ở đây coi như sự “cảnh cáo” trước hành động tự ý rào lại”.

Về vấn đề này, ông Nguyễn Minh Sáng - Phó Chủ tịch xã Cổ Bi - thừa nhận: “Có việc chúng tôi tự ý tháo dỡ cột bêtông mà nhà chùa tự ý rào lại”. Hành động tháo dỡ trực tiếp cột bêtông đang xây dựng của cán bộ địa phương làm “bột phát” và không hề có thông báo, biên bản làm việc cũng như dựa trên quyết định cưỡng chế nào.

Trần tình về vấn đề này, ông Sáng cho hay: “Khi nhà chùa đặt vấn đề làm cọc bêtông, và xã có yêu cầu nhà chùa không làm vội vì sau khi có xin phép thì mới có thể thực hiện được. Tuy nhiên, nhà chùa tiếp tục dựng cột bêtông rào xung quanh ruộng. Tôi trực tiếp kiểm tra, có máy làm việc cạnh khu vực này. Tôi yêu cầu máy xúc cho tôi cái cột đó lên, đó không phải ý định đập phá hay làm gì lớn để cảnh báo nhà chùa nếu tiếp tục tôi sẽ cưỡng chế. Bởi vì khi quả tang về xây dựng trái phép có quyền phá dỡ ngay lập tức. Việc ra biên bản, hay quyết định cưỡng chế rất “mất thời gian”.

Nhiều khuất tất trong thu hồi và bồi thường đất

Theo chính quyền địa phương, từ thời phong kiến đã có việc giao đất cho nhà chùa canh tác với diện tích 720m2 tại khu Xép. Đến thời điểm giao đất theo Nghị định 64, UBND xã dự kiến khu đất nhà chùa canh tác đưa vào làm quỹ đất giãn dân, diện tích đất nhà chùa đang canh tác là 720m2 được chuyển về khu Biên thôn Vàng.

“Việc chuyển đất canh tác của chùa từ khu Xép sang khu Biên không có giấy tờ gì, ngày xưa toàn nói “miệng” thôi. Phải có sự đồng thuận của nhà chùa thì chính quyền địa phương khi đó mới chuyển. Thời điểm này sư trụ trì là thầy Thục”, ông Sáng cho biết thêm.

Vào thời gian năm 2005-2006, Công ty TNHH MTV Bao bì 27/7 được phê duyệt mở rộng diện tích sản xuất sang khu vực Biên thôn Vàng, diện tích đất ruộng nhà chùa được giao ở khu Biên nằm trong chỉ giới giải phóng mặt bằng của dự án và đã được bồi thường hỗ trợ vào ngân sách xã (?!).

Về vấn đề này, thầy Thích Thanh Tâm - trụ trì chùa Làng Vàng - cho biết: “Chính quyền địa phương chuyển đất ruộng nhà chùa đang sử dụng từ khu Xép sang khu Biên chúng tôi không nắm được tình hình, vấn đề ai là người chuyển nhượng, ai là người nhận chúng tôi đều không nắm được. Điều đáng nói, nhà chùa không hề thấy hồ sơ, giấy tờ chuyển nhượng mảnh đất nông nghiệp giữa xã và nhà chùa”.

Ngoài ra, việc mảnh đất ruộng bên khu Biên mà Công ty TNHH MTV Bao bì 27/7 lấy đất làm dự án, phương án đền bù thế nào, số tiền giải phóng mặt bằng có vào ngân sách địa phương hay không thì phía chùa Vàng không hề hay biết. Hiện nay, nhà chùa chỉ mong muốn xã giao lại diện tích đất ruộng vốn dĩ được phép canh tác bao thời xưa đến nay để trồng trọt. Về vấn đề này, chính quyền địa phương đã báo cáo Đảng ủy, đề nghị Phòng Tài nguyên môi trường huyện hướng dẫn để làm thủ tục giao cho nhà chùa sử dụng 720m2 đất khu Xép, thôn Vàng.

NHÓM PV BĐ
TIN LIÊN QUAN

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Cổ động viên tuyển Việt Nam mang cúp vô địch mô hình sang Thái Lan

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Hàng ngàn cổ động viên Việt Nam đã đi quãng đường gần 1000km, mang cúp tới Thái Lan cổ vũ cho thầy trò huấn luyện viên Park Hang-seo ở trận chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.