Đình Nam Hương và Khu tưởng niệm vua Lê bất ngờ bị ngăn cách

Khánh Linh |

Hà Nội - Một bức tường dài khoảng 12m cùng hai chiếc cửa sắt đã ngăn đôi quần thể di tích Đình Nam Hương - Khu tưởng niệm vua Lê bên bờ hồ Hoàn Kiếm, gây mất mỹ quan, bất tiện cho người dân, du khách.

Bức tường "mọc" lên giữa quần thể khu di tích

Phản ánh đến Báo Lao Động, nhiều người dân tại phường Hàng Trống (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) bày tỏ bất ngờ về việc bức tường vô duyên được dựng lên giữa quần thể di tích Đình Nam Hương - Khu tưởng niệm vua Lê gây mất mỹ quan và bất tiện cho người dân, du khách.

Cổng chính Đình Nam Hương ở số 75 Hàng Trống. Ảnh: Khánh Linh
Cổng chính Đình Nam Hương ở số 75 Hàng Trống. Ảnh: Khánh Linh

Theo đó, một bức tường kiên cố, có chiều dài khoảng 12m đã được dựng lên. Cùng với đó, giữa khu quần thể di tích lịch sử cấp quốc gia, 2 chiếc cửa sắt, mỗi chiếc có chiều rộng khoảng hơn 1m cũng được hàn kiên cố, cửa đóng then cài, tạo nên một đường "ngăn sông cấm chợ" giữa quần thể này.

Trò chuyện với PV, bà Tuyết - người được giao nhiệm vụ trông coi, quét dọn Đình Nam Hương - cho biết: "Bức tường này được xây cách đây hơn 1 tháng, do phía Sở Văn hoá Thể thao Hà Nội xây lên. Họ xây trên nền hàng rào có sẵn và lắp cửa sắt".

Bức tường kiên cố được xây lên cách đây hơn 1 tháng, chặn đường qua lại giữa 2 di tích lịch sử. Ảnh: Khánh Linh
Bức tường kiên cố (bên trái) cùng với 2 cánh cửa sắt được xây lên cách đây hơn 1 tháng, chặn đường qua lại giữa hai di tích. Ảnh: Khánh Linh

Theo bà Tuyết, trước đây, Đình Nam Hương và Khu tưởng niệm vua Lê (số 16 phố Lê Thái Tổ, phường Hàng Trống, bên bờ phía Tây - Nam hồ Gươm) được thông với nhau, tạo nên một quần thể di tích thu hút khách du lịch tham quan, hành lễ.

Trước khi bức tường kiên cố và 2 chiếc cổng sắt lạnh lẽo dựng lên, khu vực này chỉ được ngăn cách với nhau bởi hàng rào cao khoảng 1m, có 2 ô cửa để đi lại.

Những vết hàng sắt với cánh cổng cửa đóng then cài được lắp đặt ở khu di tích có tuổi đời hàng trăm năm tuổi. Ảnh: Khánh Linh
Cánh cổng bằng sắt được lắp trên bức tường ngăn cách hai di tích có tuổi đời hàng trăm năm. Ảnh: Khánh Linh

"Từ khi tường được xây lên, cửa cũng đóng và cài then từ phía bên kia (Khu tưởng niệm vua Lê), phía bên này không mở được. Người dân mùng 1, ngày rằm hay dịp lễ muốn đi lễ thì phải đi bộ đường vòng, chừng khoảng gần 1km mới sang được bên kia" - bà Tuyết cho hay.

Cũng theo người phụ nữ này, trước đây, thông thường khi du khách đi dạo quanh bờ hồ Hoàn Kiếm, qua Khu tưởng niệm vua Lê sẽ vào Đình Nam Hương để thăm quan, chiêm bái. Trong số đó có rất nhiều khách nước ngoài. Tuy nhiên, kể từ khi có bức tường ngăn cách, lượng khách đến cũng giảm đáng kể.

Bất tiện cho người dân và du khách

Chị Bùi Ngọc Trà - một hướng dẫn viên du lịch ở Hà Nội - cho hay: "Khi bức tường được dựng lên, quả thực tôi cũng rất bất ngờ. Bởi thông thường, khi dẫn khách nước ngoài đi tham quan Hồ Gươm, tôi thường dẫn họ vào Khu tưởng niệm vua Lê rồi thông sang Đình Nam Hương. Khách nước ngoài họ cũng rất thích thú khi được nghe kể về khu di tích nổi tiếng này".

"Tuy nhiên, hiện nay, việc ngăn cách này khiến không chỉ người dân mà du khách cũng thấy rất bất tiện. Mặc dù hứng thú nhưng họ phải đi bộ vòng hết đường Lê Thái Tổ, qua đến Hàng Trống mới đến đình. Khoảng cách đã khiến không ít du khách nghi ngại mà quay lại" - nữ hướng dẫn viên du lịch nói thêm.

Bức tường được dựng lên đã khiến lượng du khách đến Đình Nam Hương giảm đáng kể: Ảnh: Khánh Linh
Theo phản ánh, bức tường được dựng lên đã khiến lượng du khách đến Đình Nam Hương giảm đáng kể: Ảnh: Khánh Linh

Được biết, hiện nay, Đình Nam Hương thuộc sự quản lý của UBND phường Hàng Trống. Còn Khu tưởng niệm vua Lê lại do Ban Quản lý di tích - danh thắng (Sở Văn hoá - Thể thao Hà Nội) trực tiếp quản lý.

Trao đổi với PV, lãnh đạo phường Hàng Trống cũng xác nhận, hiện nay, giữa Khu tưởng niệm vua Lê và Đình Nam Hương đang có bức tường kiên cố ngăn cách. Theo đó, bức tường được xây lên trên đất thuộc quyền quản lý của Ban Quản lý di tích - danh thắng (Sở Văn hoá - Thể thao Hà Nội), không thuộc quản lý của phường Hàng Trống.

Đình Nam Hương toạ lạc số 75 Hàng Trống, phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Xưa kia đây là một ngôi đình lớn của thôn Tự Tháp, Tổng Tiền Túc, huyện Thọ Xương, nằm trong quần thể di tích hồ Hoàn Kiếm.

Nơi đây thờ các vị thần tiêu biểu của Thăng Long xưa như Thần Long Đỗ, Thần Cao Sơn Đại vương, Thần Linh Lang Đại vương và Công chúa Hà Duy và vua Lê Thái Tổ.

Ngôi đình được xây dựng từ thời Lê, mang phong cách kiến trúc, nghệ thuật cuối thế kỷ XIX, hiện còn lưu giữ nhiều di vật, hiện vật có giá trị. Đặc biệt là 19 đạo sắc phong thần có niên đại trải dài từ thời Lê, thời Tây Sơn đến thời Nguyễn. Từ xa xưa, nơi đây đã trở thành trung tâm sinh hoạt văn hoá, tín ngưỡng cộng đồng và là nơi hội họp, bàn bạc các công việc chung.

Năm 1995, Đình Nam Hương được Bộ Văn hoá - Thông tin xếp hạng Di tích lịch sử cấp Quốc gia.

Khánh Linh
TIN LIÊN QUAN

Ngắm nghệ thuật kiến trúc độc đáo của ngôi đình cổ hơn 300 năm ở Hải Phòng

Mai Dung |

Đình Kiền Bái (xã Kiền Bái, huyện Thuỷ Nguyên, Hải Phòng) được xây dựng vào thời vua Lê Hy Tông, niên hiệu Chính Hòa thứ 6 (năm 1685). Hơn 300 năm tồn tại, ngôi đình không chỉ hấp dẫn du khách thập phương, các nhà nghiên cứu bởi giá trị lịch sử mà còn do nghệ thuật trang trí kiến trúc tài hoa.

Ngôi đình cổ hơn 160 tuổi nằm bình yên giữa dòng kênh ở TPHCM

Thanh Vũ |

Đình Bình Đông (quận 8, TPHCM) được xây dựng trước năm 1853, nằm trên một cù lao rộng gần 2 ha giữa dòng kênh Đôi.

Chặt hạ 3 cây sưa đỏ chết khô tại hồ Hoàn Kiếm

Thuỳ Dung |

Hà Nội - Sau thời gian tạm hoãn, công tác chặt hạ và trồng thay thế 3 cây sưa đỏ chết tại khu vực hồ Hoàn Kiếm được cơ quan chức năng thực hiện vào sáng nay (24.5).

Đốn hạ 3 cây sưa đỏ quý hiếm chết khô ở Hồ Hoàn Kiếm

MINH HÀ - HOÀI LUÂN |

Sáng 24.5, cơ quan chức năng đã tiến hành chặt hạ 3 cây sưa đỏ chết khô ở ven hồ Hoàn Kiếm để tiến hành trồng cây mới.

Lãi suất vay đang hạ nhiệt

Gia Miêu |

Để đẩy mạnh tín dụng, ngành ngân hàng vẫn đang nỗ lực triển khai các gói tín dụng ưu đãi lãi suất, đồng thời giảm thêm lãi suất vay.

Bão Saola gần Biển Đông liên tục tăng cấp, dự kiến hướng đi rất phức tạp

Thanh Hà |

Tin bão mới nhất của cơ quan thời tiết quốc gia Philippines PAGASA cho hay, bão Saola có thể mạnh lên thành siêu bão vào 28.8 ở đông bắc Philippines.

Đà Nẵng là thành phố hút khách nhất Việt Nam dịp nghỉ lễ 2.9

Chí Long |

Dịp nghỉ lễ Quốc Khánh năm nay, du khách chủ yếu nghỉ dưỡng tại các thành phố biển như Đà Nẵng, Nha Trang, Hạ Long, Vũng Tàu..., theo Booking.com.

Cựu Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung thỉnh cầu gì trong lời nói sau cùng?

Việt Dũng |

Hà NộiNguyễn Đức Chung - cựu Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho rằng, bản thân có nhiều tình tiết giảm nhẹ nên mong HĐXX xem xét để sớm về chăm sóc mẹ già, bố đẻ đang nguy kịch.

Ngắm nghệ thuật kiến trúc độc đáo của ngôi đình cổ hơn 300 năm ở Hải Phòng

Mai Dung |

Đình Kiền Bái (xã Kiền Bái, huyện Thuỷ Nguyên, Hải Phòng) được xây dựng vào thời vua Lê Hy Tông, niên hiệu Chính Hòa thứ 6 (năm 1685). Hơn 300 năm tồn tại, ngôi đình không chỉ hấp dẫn du khách thập phương, các nhà nghiên cứu bởi giá trị lịch sử mà còn do nghệ thuật trang trí kiến trúc tài hoa.

Ngôi đình cổ hơn 160 tuổi nằm bình yên giữa dòng kênh ở TPHCM

Thanh Vũ |

Đình Bình Đông (quận 8, TPHCM) được xây dựng trước năm 1853, nằm trên một cù lao rộng gần 2 ha giữa dòng kênh Đôi.

Chặt hạ 3 cây sưa đỏ chết khô tại hồ Hoàn Kiếm

Thuỳ Dung |

Hà Nội - Sau thời gian tạm hoãn, công tác chặt hạ và trồng thay thế 3 cây sưa đỏ chết tại khu vực hồ Hoàn Kiếm được cơ quan chức năng thực hiện vào sáng nay (24.5).

Đốn hạ 3 cây sưa đỏ quý hiếm chết khô ở Hồ Hoàn Kiếm

MINH HÀ - HOÀI LUÂN |

Sáng 24.5, cơ quan chức năng đã tiến hành chặt hạ 3 cây sưa đỏ chết khô ở ven hồ Hoàn Kiếm để tiến hành trồng cây mới.