Đào tạo giáo viên: Cần “chất” hơn cần “lượng”

ĐỖ TẤN NGỌC |

Mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) đã có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành đề nghị xây dựng kế hoạch phát triển GD-ĐT tại địa phương. Theo đó, Bộ GD-ĐT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo sở GD-ĐT tự chịu trách nhiệm trong việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh sau đại học, đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp trực thuộc địa phương.

Bộ GD-ĐT cũng đề nghị lãnh đạo các tỉnh chỉ đạo các cơ sở đào tạo thực hiện giảm chỉ tiêu đối với những ngành có dấu hiệu dư thừa nhân lực; thực hiện chuyển đổi mô hình đào tạo từ phát triển quy mô, số lượng sang chất lượng, hiệu quả; đào tạo nguồn nhân lực gắn với nhu cầu của địa phương và xã hội.

Riêng đối với việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh sư phạm chính quy đào tạo giáo viên mầm non, phổ thông năm 2017, Bộ GD-ĐT đề xuất có lộ trình giảm hợp lý so với năm 2016 để khắc phục tình trạng sinh viên sư phạm tốt nghiệp không có việc làm. Có tác giả nghiên cứu sâu về nguồn nhân lực ngành giáo cho biết đến năm 2020, cả nước sẽ dư thừa 70.000 giáo viên các bậc học.

Theo thống kê, cả nước hiện có 133 cơ sở giáo dục đào tạo ngành sư phạm, với 376.000 sinh viên đang theo học, chiếm 15,5% quy mô sinh viên cả nước. Trong năm học 2015-2016, có khoảng 60.000 sinh viên nhập học vào các trường sư phạm. Điểm đáng buồn và lo nhất là điểm đầu vào của sinh viên sư phạm không được cải thiện, thậm chí có trường ngày càng thấp.

Mặt khác, chương trình đào tạo cũng đã cũ kĩ về tri thức khoa học so với khu vực và thế giới. Các môn học bổ trợ chưa được tăng cường, nhiều kĩ năng mềm chưa được trang bị cho sinh viên. Các môn học nghiệp vụ ít được chú trọng, thời gian dành cho thực tập môn học không có.

Nhiều trường sư phạm ở các địa phương chưa được trang bị phòng học có ứng dụng công nghệ thông tin, thư viện số hóa, thiếu giáo trình, tài liệu tham khảo… Tỷ lệ sinh viên đạt kết quả học tập khá, giỏi cao nhưng năng lực thực tế còn yếu. Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho cử nhân ngoài sư phạm chỉ trong vài tháng, với một số môn học không có phần thực tập sư phạm.

Mức độ tâm huyết và chất lượng chuyên môn của một bộ phận không nhỏ thầy giáo hiện nay còn hạn chế, yếu kém, trở thành “ vật cản” lớn đối với quá trình đổi mới giáo dục.

Do vậy, theo chúng tôi, trước tiên, chúng ta phải “đại phẫu” các trường đào tạo sư phạm. Ngay từ bây giờ, các cơ sở đào tạo giáo viên cần “lột xác” về phương cách đào tạo, tuyển sinh. Các trường sư phạm không thể đứng ngoài cuộc trước những thay đổi, yêu cầu mới của ngành giáo dục.

Theo đó, đội ngũ giảng viên trường sư phạm cần được đào tạo, cập nhật kiến thức và phương pháp dạy học hiện đại, luôn trải nghiệm và hòa cùng dòng chảy, hơi thở của nhà trường phổ thông; các giáo trình lạc hậu được thay thế, biên soạn bằng giáo trình tiên tiến, bám vào chương trình dạy học mới ở phổ thông; đầu tư tốt cho các trường sư phạm trọng điểm, hạn chế hoặc cắt bỏ các trường, các lớp không đảm bảo yêu cầu, tiêu chuẩn. Nơi đào tạo giáo viên bài bản, đúng chuẩn, tất nhiên sản phẩm đầu ra mới tốt lên được.

Hơn nữa, tuyển sinh vào các trường sư phạm nên có bước sơ tuyển chặt chẽ, kỹ lưỡng ở địa phương, giống như ngành công an, quân đội, với quy chuẩn cụ thể về sức khỏe, ngoại hình, giọng nói, năng khiếu sư phạm, kết quả văn hóa, đạo đức 3 năm phổ thông, hiểu biết về văn hóa, xã hội… Làm được vậy, các trường sư phạm sẽ lựa chọn được những thí sinh đảm bảo về tiêu chuẩn ban đầu. Trong quá trình đào tạo, tăng cường thêm thời lượng, các môn học, chuyên đề về tâm lý, kỹ năng, phương pháp sư phạm; giáo dục đạo đức, xử lý học sinh cá biệt…, kể cả đạo đức, trách nhiệm nhà giáo.

Có thể, từ năm thứ nhất, thứ hai, cho giáo sinh về thực tập, rèn luyện, làm quen với môi trường phổ thông. Đào tạo xong, ra trường, Nhà nước đảm bảo cho họ về chỗ làm việc, tránh kiểu “ đem con bỏ chợ” như hiện nay. Tổ chức thi tuyển dụng, hướng đến áp dụng quy chuẩn như các nước Châu Âu, gồm bài luận, phỏng vấn, một số tiết thực dạy trên lớp  cùng với đó là một chế độ, chính sách đãi ngộ, lương bổng giống như ngành đặc thù công an, quân đội… tức khắc vị thế, giá trị nghề giáo và trách nhiệm của đội ngũ nhà giáo đối với sự nghiệp trồng người sẽ tốt hẳn lên. Ông cha ta từng nói mấy câu ngắn gọn mà rất chí lý: “Có thực mới vực được đạo”; “Có bột mới gột lên hồ”. Đối với tình trạng học sinh phổ thông ngày càng giảm, giáo viên thất nghiệp và tốt nghiệp ra trường ngày càng nhiều, Nhà nước, ngành cần có nhiều biện pháp, chính sách linh hoạt, phù hợp để giải quyết vấn đề về con người nhức nhối này.

Cần thêm về nguồn kinh phí để giảm số tiết giáo viên đảm nhiệm trên tuần, từ 22-19-17 tiết xuống còn 15-13-11, bớt tiết giáo viên đi, vừa dạy có chất lượng vừa bớt dư thừa giáo viên. Cần đầu tư, xây dựng thêm về cơ sở vật chất, phòng ốc để giảm số học sinh trên lớp ở bậc tiểu học từ 35 em xuống còn 30 em, ở bậc THCS, THPT, từ 45 em xuống còn 35 em, bớt học sinh đi để quản lý giáo dục tốt hơn.

Đồng thời, kiên quyết tinh giản bớt số giáo viên ít hoặc không còn tinh thần, động lực làm việc, tuyển chọn số giáo viên trẻ, có năng lực, đang chờ việc. Các nhà trường, phòng và sở GD- ĐT nên triển khai đầy đủ, nghiêm túc chuẩn đánh giá nghề nghiệp giáo viên (Bộ Giáo dục đã ban hành) trong thực tế, để từ đó làm cơ sở sàng lọc bớt số giáo viên không đạt yêu cầu ra khỏi biên chế vừa để giảm bớt gánh nặng về ngân sách vừa tăng cường ý thức, trách nhiệm của đội ngũ nhà giáo đối với công việc.

Cần chấm dứt ngay kiểu đánh giá hình thức lâu nay, cuối năm ai cũng như nhau, đều xuất sắc, hoàn thành nhiệm vụ, khiến một số giáo viên có dấu hiệu chủ quan, thiếu trách nhiệm, chểnh mảng nhiệm vụ… ỳ ạch, cản trở sự phát triển của giáo dục.  

Hãy tham gia Diễn đàn! Bạn đọc có thể bày tỏ quan điểm, chính kiến của mình tại phần Bình luận sau mỗi bài viết; bấm vào chuyên mục "Làm báo cùng Lao Động" hoặc gửi vào địa chỉ email: bandoclaodong@gmail.com; Fanpage Báo Lao Động: www.facebook.com/laodongonline. Bài viết của bạn đọc sẽ được trả nhuận bút. Bình luận (comment) của bạn đọc nhận được nhiều lượt thích (like) sẽ có phần thưởng xứng đáng. Trân trọng cảm ơn mọi đóng góp của bạn đọc.
ĐỖ TẤN NGỌC
TIN LIÊN QUAN

Kịch bản bất ổn của thị trường dần lộ rõ khi lùi lịch điều chỉnh giá xăng

Cường Ngô |

Theo chia sẻ của nhiều doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, từ đầu năm 2022 đến nay, chiết khấu từ đầu mối nhập khẩu cho thương nhân phân phối xăng dầu, doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu rất thấp, thời điểm này xuống 0 đồng/lít tại kho đầu nguồn.

Chợ Viềng Nam Định dự báo sẽ đông nghẹt sau 2 năm phải tạm dừng vì COVID-19

TRUNG DU |

Nam Định - Chuẩn bị diễn ra vào đêm nay (28.1) và rạng sáng mai (29.1), tức ngày 7 - 8 tháng Giêng - chợ Viềng Xuân Quý Mão 2023 được dự đoán sẽ thu hút đông đảo du khách, nhân dân từ khắp nơi đổ về họp chợ, cầu tài lộc, may mắn đầu năm.

Yên Bái: Ngang nhiên tổ chức sới chọi trâu quy mô khủng bất chấp quy định

Văn Đức |

Dù đã có quy định nghiêm cấm tổ chức chọi trâu. Tuy nhiên, Công ty Hải Cường vẫn ngang nhiên tổ chức sới quy mô khủng, thu hút hàng nghìn người tham gia.

Chuyên gia lý giải nguyên nhân giá vàng bật tăng mạnh sau Tết

Thái Mạnh |

Thị trường vàng trong nước bắt đầu bước vào mùa cao điểm nhất trong năm khi chỉ còn ít ngày nữa là tới ngày vía Thần Tài (mùng 10 tháng Giêng).

Yên Bái: "Sới" chọi trâu tự phát thu hút hàng chục nghìn người xem

Văn Đức |

Một "sới" chọi trâu tại xã Tân Nguyên, huyện Yên Bình không phép vừa được tổ chức, thu hút hàng chục nghìn người đến xem.

Hàng loạt xe khách trốn tiền bến bãi, trả khách vỉa hè sau Tết

THUỲ DƯƠNG - HẢI DANH |

Sau Tết, dọc đường Giải Phóng (cùng phía với bến xe) hàng dài xe khách ngang nhiên dừng đỗ ngay bên vỉa hè. Hành khách thì chán nản xuống xe còn cánh xe ôm, chở hàng thì nháo nhác vẫy khách, ngã giá ngay giữa lòng đường.

Hà Nội còn 27 hộ ở chung cư nguy hiểm, có thể sập nhưng chưa đồng ý di dời

PHẠM ĐÔNG |

Theo Sở Xây dựng Hà Nội, hiện trên địa bàn quận Ba Đình còn tổng cộng 27 hộ dân đang sinh sống tại các chung cư cũ nguy hiểm, có thể đổ sập bất cứ lúc nào chưa đồng ý di dời.

Hối hả quay lại làm việc

Bảo Trung - Phương Linh |

Kỳ nghỉ Tết Nguyên đán chưa hết, nhiều công nhân lao động ở Đắk Lắk, Khánh Hòa đã thu xếp quay trở lại doanh nghiệp để làm việc, mong kiếm thêm thu nhập, tiếp tục guồng quay của cuộc sống với nỗi lo cơm áo gạo tiền...