Đánh giá nghiêm túc, học sinh nào dám “không thi, không học”?

ĐỖ TẤN NGỌC |

Có thể nói, kể từ khi Bộ Giáo dục và Đào tạo ra quyết định bỏ kỳ thi tốt nghiệp THCS, cái được là Nhà nước, học sinh, phụ huynh đỡ một phần tốn kém tiền bạc, công sức cho một kì thi, nhưng cái mất mát lớn hơn là nhiều học sinh không chịu học hành gì cả. Chủ trương “hai không” của Bộ GD-ĐT phát động và thực hiện tốt đươc mấy năm, nhưng giờ đây thì đã đi vào thời kì thoái trào, “lờn thuốc”.

Các địa phương, nhà trường, thầy cô giáo vì nhiều lí do mà vẫn chạy đua theo thành tích, cho lên lớp hết. Điều ấy càng cho học sinh THCS thêm chủ quan, khinh nhờn.... Cấp dưới không lo học, lên bậc THPT, nhiều em hổng kiến thức nặng. Thế mới có chuyện cười ra nước mắt, học sinh lớp 6 ở tỉnh Sóc Trăng mà không biết đọc, không biết viết, nhà trường phải đề nghị cho học lại lớp 1 gây xôn xao dư luận trong thời gian qua. 

Khi nói về chuyện học hành của học trò, nhiều giáo viên dạy bậc THCS lâu nay hay than vãn: "Học hành tệ lắm, lười lắm, thua kém xa học sinh thời còn có kì thi tốt nghiệp THCS”.

Phải chăng, việc bỏ kì thi tốt nghiệp THCS là một sai lầm, không phù hợp với thực tiễn giáo dục Việt Nam? Các địa phương có tổ chức kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 thì tình hình có đỡ đối với các môn bắt buộc thi như toán, ngữ văn, ngoại ngữ, còn những môn không thi, nhiều em lớp 9 bỏ luôn, sách vở lôi thôi.

Có người từng hỏi: “Các cháu học hành, sách vở như thế, không sợ thầy cô cho điểm kém hay sao?” Các em trả lời tỉnh khô: “Lo gì, cuối năm, nhà trường, thầy cô giáo sẽ nâng điểm lên hết mà. Những thế hệ anh, chị học sinh đều nói như vậy.”  

Ông bà ta từng dạy những câu thấm thía về sự học: "Văn ôn, võ luyện", "ăn vóc, học hay". Lâu nay, học sinh ở ta không làm thế thì lấy đâu "học hay"? Đến học sinh lớp 12 cũng vậy thôi. Trước đây, khi nghe Bộ GD-ĐT công bố các môn thi tốt nghiệp THPT vào ngày cuối tháng ba thì ngay lập tức những môn không thi, các em cho nó vào quên lãng, không sách, không vở, không học và không biết, nhớ cái chi nữa, thậm chí có em đã chẳng đả động đến các môn biết chắc là không thi tốt nghiệp, không thi tuyển sinh trong suốt ba năm học bậc THPT.

Theo cách thức, phương án thi tốt nghiệp THPT quốc và xét tuyển ĐH, CĐ của Bộ GD- ĐT ở 3 năm qua và năm nay, ngoài 3 môn thi bắt buộc toán, ngữ văn, ngoại ngữ, mỗi thí sinh được lựa chọn mấy môn thi, cùng với sự tham gia điểm cộng của học lực lớp 12 nhưng với căn bệnh thành tích nặng nề, trầm trọng của nhiều địa phương, nhà trường hiện nay thì tình hình học tập toàn diện, căn cơ ở học sinh THPT nói chung, học sinh lớp 12 xem ra rất khó khả thi, chỉ giỏi hô hào và “đẹp đẽ” trên giấy. Cái đáng buồn ở giáo dục và học sinh của chúng ta là ở chỗ đó.

Học cái nào, thi, kiểm tra cái nấy thì có người cho là tốn kém, không biết tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc, gây áp lực, tội nghiệp cho học trò. Còn học mà không thi, cái được, cái tốt thì có đấy, nhưng mặt hạn chế, tồn tại... lại phơi bày, hiện hữu đến nhức nhối.

Do tư tưởng, tâm lý "không thi, không học" đã ăn sâu, đè nặng trong nhận thức của nhiều học sinh, kể cả sinh viên, người lớn.

Phải chăng, cách giáo dục của ta chỉ coi trọng thi cử, bằng cấp hơn kiến thức, thực lực ? Phải chăng, học sinh ta quá thực tế, ít có tầm nhìn xa trộng rộng, thấy hôm nay mà không nghĩ ngày mai? Chúng ta càng lo ngại khi cái tâm lí, nhận thức và biểu hiện không đúng ấy ngày càng lan tràn, tung hoành trong giới trẻ, trong học đường. Học hành mang tính chất đối phó, hình thức. Chỉ chờ có thi mới học thì đó là mối nguy cơ không nhỏ, làm tiêu tan đi động cơ, tinh thần học tập trong sáng, tích cực. Theo tôi, thủ phạm, căn nguyên gốc rễ sâu xa dung dưỡng cho tâm lí xấu, tiêu cực kia phát triển thêm mạnh mẽ lâu nay, đó chính là bệnh sính thành tích, tình trạng tháo khoán, mạnh ai nấy làm… của địa phương, nhà trường, các thầy cô giáo.

Đã đến lúc, các địa phương, các nhà quản lí giáo dục, nhà trường, các thầy cô giáo nên tự kiểm nghiệm chính mình và bắt đầu chỉnh đốn, sửa chữa những tồn đọng, lệch lạc ấy. Hãy thay ngay những mĩ từ phù phiếm, giả dối "thành tích, danh dự, uy tín" bằng những từ "nghiêm túc, công bằng, chặt chẽ" trong đánh giá, kết quả học tập của học sinh ở nhà trường. Đừng đổ thừa trách nhiệm cho ai cả.

Không học, học hành quá yếu kém thì cứ đánh giá, cho điểm công tâm, nghiêm túc, sòng phẳng, không loại trừ, du di, thương tình bất cứ một em nào, thử hỏi có diện học trò dám "không thi, không học" nữa? Thực tế, nơi nào làm chặt chẽ, chán ghét bệnh thành tích, nhà trường, thầy cô nghiêm túc, vì chất lượng giáo dục thật sự thì nơi đó có tất cả hoặc hầu hết học sinh đều nghiêm túc trong học tập.

Bao giờ tư tưởng, tâm lý “không thi, không học” đang tồn tại trong nhiều học sinh phổ thông không còn “đất sống”? Điều đó phụ thuộc vào quyết tâm chính trị rất cao của cả ngành giáo dục, trong đó tính tiên phong nằm ở các vị quản lý giáo dục từ Bộ GD- ĐT đến các cơ sở giáo dục.

ĐỖ TẤN NGỌC
TIN LIÊN QUAN

Linh vật mèo sen trên Đất Sen Hồng

Lục Tùng |

Đồng Tháp – Tận dụng lá sen tại quê nhà, tỉnh Đồng Tháp - Đất Sen Hồng, đã tạo ra linh vật mèo vô cùng độc đáo.

Để 2023 may mắn, tham khảo ngay điểm đến cho 12 con giáp

Ý Yên |

Chọn hướng xuất hành may mắn có thể giúp bạn mở ra một năm 2023 hanh thông. Hãy tham khảo gợi ý hướng xuất hành theo tuổi cho hành trình du xuân Quý Mão.

Đường phố chật cứng, chợ Tết tấp nập ngày cuối cùng của năm

Văn Đức |

Yên Bái - Khu vực chợ trung tâm huyện Văn Yên vẫn tấp nập, đường phố chật cứng người mua sắm trong ngày 30 Tết.

Hoa quả độc lạ cho mâm cúng gia tiên ngày Tết Nguyên đán

Minh Hà - Việt Anh |

Dịp Tết năm nay, tại chợ đầu mối hoa quả Long Biên (Hà Nội) xuất hiện nhiều loại nông sản độc lạ. Trong số đó không thể thiếu những loại trái cây tạo hình.

Nhiều cung đường, địa điểm tham quan của Thủ đô vắng vẻ chiều 30 Tết

Hải Danh - Bùi Thơm |

Hà Nội - Chiều 30 Tết, các tuyến đường, địa điểm tham quan du lịch tại Hà Nội bình yên, vắng vẻ và không còn kẹt xe như những ngày trước đó.

Interactive: Vì sao nhiều người kiêng quét nhà vào 3 ngày Tết?

Nhóm PV |

Tết Nguyên đán là ngày lễ lớn nhất và rất lâu đời đối với người Việt. Do đó, các phong tục truyền thống về ngày Tết cổ truyền của người Việt cũng có rất nhiều. Tham gia trả lời các câu hỏi dưới đây của báo Lao Động để thử thách hiểu biết của bạn về các phong tục, nét đẹp ngày Tết.

Tham gia chương trình truyền hình tương tác của Báo Lao Động bằng cách theo dõi câu hỏi, bấm vào phương án trả lời mà bạn cho là đúng ngay trên màn hình video tương tác dưới đây.

Cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài đón khách thông Tết

Minh Hạnh |

Hôm nay, 21.1.2023 ngày cuối cùng của năm Nhâm Dần, lượng khách qua Cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài đã giảm mạnh so với những ngày trước đó. Ước tính sẽ có khoảng 65.000 lượt khách qua Cảng trong ngày.

Chợ hoa chiều 30 Tết: Tiểu thương lặng lẽ chất hoa đầy xe tải chở về vườn

HỮU CHÁNH |

Năm nay, việc buôn bán của nhiều tiểu thương rơi vào cảnh khó khăn khi lượng hoa, cây cảnh nhập về nhiều nhưng lượng người mua giảm mạnh. Chiều 30 Tết, có người xả hàng bán rẻ, có người lặng lẽ chở hoa về...