Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, lãnh đạo “không làm thì phải đổi”

KHÁNH HOÀ |

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nói như vậy tại Hội nghị toàn quốc triển khai công tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2016 - 2020. Thẳng thắn chỉ ra những tồn tại yếu kém trong quá trình đổi mới, cổ phần hoá DNNN trong những năm qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo đẩy mạnh thoái vốn nhà nước một cách hiệu quả, không để thất thoát và khẳng định cần xử lý những lãnh đạo DNNN cố tình làm chậm, làm thất thoát trong quá trình cổ phần hoá.
Thoái vốn DNNN: Định giá sai phải xử lý

Ngày 6.12, phát biểu trong hội nghị, Thủ tướng đánh giá trong thời gian qua, số lượng DNNN đã giảm nhưng hiện mới thoái vốn 5 lĩnh vực đạt 42% còn 58% chưa thoái vốn và mới cổ phần hoá được 8% còn 92% là vốn nhà nước. Do đó, việc cổ phần hoá DNNN “không phải được nhiều” và về cơ bản “chưa làm được bao nhiêu” nên chưa thay đổi cơ cấu DN để quản trị tốt hơn.

Tuy nhiên, quá trình cổ phần hoá thời gian qua đã rút ra nhiều kinh nghiệm thậm chí là các bài học đắt giá khi không ít DN bị thất thoát nhiều vốn nhà nước khi định giá sai, định giá thấp hoặc bán đất vàng với giá thấp. Dù vậy, nhiều DN sau khi sắp xếp tái cơ cấu đã phát triển rất tốt như VNPT, Vinamilk, Vietnam Airlines hay Vinatex. Do đó, Thủ tướng chỉ đạo phải cổ phần hoá đúng lộ trình, đúng cách để thay đổi quản trị DN tạo điều kiện cho DN tư nhân cùng phát triển.

Theo Thủ tướng, tài sản và vốn của Nhà nước hiện còn hơn 5 triệu tỉ đồng. Do đó, trong bối cảnh nợ công cao, thiếu vốn đầu tư việc CPH cần được đẩy mạnh chứ không thể “om vốn” nhiều như vậy.

Người đứng đầu Chính phủ cũng thẳng thắn chỉ ra những nguyên nhân khiến quá trình CPH còn chậm và chưa thật hiệu quả như vướng thể chế, chính sách, do rào cản từ nhóm lợi ích cục bộ hay sự phối hợp chưa tốt giữa các bộ ngành.

Không ít bộ ngành bị đánh giá là có tư tưởng không muốn cổ phần hoá để dễ quản lý. Trong quá trình cổ phần hoá, việc định giá tài sản chưa tốt dẫn tới thất thoát. Thủ tướng còn nêu ví dụ về việc một số DNNN tận dụng việc cổ phần hoá để bán đất vàng với giá thấp, “bán đất giữa thủ đô mà được có mấy chục tỉ bạc, bằng 1/10 giá trị thực gây thất thoát lớn”. Do đó, Thủ tướng yêu cầu siết quản lý, trong quá trình định giá cần thuê đơn vị tư vấn có trách nhiệm trình độ và nếu cần thuê cả đơn vị tư vấn nước ngoài. Với các đơn vị tư vấn sai cần xử lý theo pháp luật để không gây thất thoát tài sản của Nhà nước.

Hậu cổ phần hoá, phải lên sàn cho dân giám sát

Sau khi đưa ra 3 nhiệm vụ để DNNN hoạt động hiệu quả, Thủ tướng yêu cầu các DNNN cổ phần hoá phải lên sàn niêm yết công khai để chấm dứt tình trạng “ỉm thông tin” để không ai biết giá trị cụ thể của DN và chỉ bán cổ phần cho thân hữu.

Về vấn đề này Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ kiến nghị cho công bố công khai danh sách các DN không chịu minh bạch thông tin để dư luận được biết trước khi xử lý. Phó Thủ tướng cũng cho biết đang thống kê các tập đoàn TCty hết ngày 31.12 không chịu niêm yết dù đã đủ điều kiện để công bố như 
đã làm với các DN nợ thuế đồng thời có chế tài nghiêm để xử lý.

Dù nhấn mạnh việc phải tăng cường thoái vốn nhà nước nhưng Chính phủ nhận định “không bán cổ phần bằng mọi giá” và tiếp tục duy trì vai trò sở hữu với các lĩnh vực trọng yếu.

Do đó, Chính phủ sẽ xác định được lĩnh vực nào nhà nước cần nắm giữ, lĩnh vực nào cần rút ra để từ đó lên danh mục các DNNN cần nắm giữ 100% vốn những DN cần rút đồng thời giao trách nhiệm cho cán bộ ngành địa phương các lộ trình và lãnh đạo bộ, tập đoàn, công ty nào làm chậm, làm thất thoát vốn nhà nước thì phải xử lý.

Cũng tại hội nghị này đại diện nhiều DN, bộ ngành đã đóng góp ý kiến đánh giá và đề xuất để tăng hiệu quả quá trình đổi mới DNNN. Đại diện Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) kiến nghị “bớt ưu ái” DNNN để tạo lập môi trường kinh doanh cạnh tranh bình đẳng và cho phép DNNN được làm những việc mà pháp luật không cấm. Còn, ông Trần Quang Nghị - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dệt - May cho rằng việc cổ phần hóa chậm là do tâm lý người đứng đầu DNNN muốn “làm ông chủ giả”, xài vốn Nhà nước,... khỏe hơn ông chủ thật bỏ tiền ra để kinh doanh”, bởi chỉ cần bảo toàn vốn là được. Do vậy không cần phải đẩy nhanh cổ phần hóa để “chiến đấu” với thương trường đồng thời đề xuất tạo cơ chế chính sách mới để doanh nghiệp “bớt báo cáo”, “chạy với tốc độ cao hơn nữa”, trong quá trình cổ phần hóa...

Đại diện Tập đoàn Điện lực Việt Nam trình bày một số khó khăn, vướng mắc khi cổ phần hóa và được chỉ đạo khi cổ phần EVN, các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực truyền tải điện thì Nhà nước nắm 100% nhưng trong lĩnh vực phát điện, Nhà nước chỉ nắm một số nhà máy thủy điện lớn, có tính chất đại sự, liên quan đến an ninh, quốc phòng như Sơn La, Lai Châu,... còn lại cần đẩy mạnh cổ phần hóa.

KHÁNH HOÀ
TIN LIÊN QUAN

Lì xì mùa Tết hết cả tháng lương

Phương Minh |

"Để chuẩn bị tiền lì xì một mùa Tết đi tong cả tháng lương của tôi, thậm chí phải hơn khi tiền lì xì cũng leo thang theo giá cả" - chị Phạm Ngọc Anh (quận Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ khi được hỏi về việc lì xì đầu năm.

Hàng nghìn người lỉnh kỉnh đồ đạc xuống Ga Thanh Hóa để về quê đón Tết

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Những ngày cận Tết Nguyên đán Quý Mão - 2023, tại nhà Ga Thanh Hóa đã đón hàng nghìn người về quê ăn Tết. Tại đây, nhiều người lỉnh kỉnh đồ đạc, “tay xách nách mang” hối hả ra xe người thân chờ sẵn để về đón Tết đoàn viên cùng gia đình.

Người dân chen chân trong siêu thị ngày cận Tết mua hàng giảm giá, bình ổn

THUỲ TRANG |

Đà Nẵng - Với nhiều chương trình bình ổn giá, khuyến mãi, giảm giá, các siêu thị đang thu hút lượng lớn người dân đến tham quan, mua sắm Tết.

Ông Kissinger đổi lập trường, nêu kế hoạch Ukraina mới nhất

Song Minh |

Cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger thay đổi lập trường, ủng hộ Ukraina gia nhập NATO.

Tiểu thương chợ hoa lớn nhất Hà Nội than ế ẩm ngày giáp Tết

MINH HÀ - DƯƠNG ANH |

Theo các tiểu thương bán hoa tại chợ Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội), năm nay giá hoa vẫn giữ mức ổn định, tăng cao nhất vào các ngày 29 và 30 Tết. Tuy nhiên, hàng hóa vẫn còn tiêu thụ chậm, chỉ bằng 50% so với mọi năm.

Những bản hợp đồng bom tấn tại V.League 2023

AN NGUYÊN |

Trước thềm mùa giải mới V.League 2023, các câu lạc bộ như Công an Hà Nội, Nam Định hay Thanh Hoá hoạt động rất tích cực trên thị trường chuyển nhượng với những bản hợp đồng "bom tấn" chất lượng.

Trách nhiệm cá nhân trong vụ Chủ tịch Vimedimex thâu tóm "đất vàng" ra sao?

Việt Dũng |

Hà Nội - Ngoài bị can Nguyễn Thị Loan - Chủ tịch Vimedimex và 8 người trong vụ dìm giá, thâu tóm 49.000 m2 đất, công an còn nêu trách nhiệm của nhiều cá nhân.

Chứng khoán: Tiếp tục tăng lên ngưỡng kháng cự 1.100 điểm

Gia Miêu |

Việc thị trường vượt vùng tích lũy có thể là tín hiệu kỹ thuật khiến dòng tiền quay lại thị trường chứng khoán.