Chuyện quà cáp xưa và nay

Diệp Văn Sơn |

Tập quán tặng quà cho nhau khi đi xa về, nhân ngày vui của nhau, con cháu mừng thọ cho ông, bà, cha, mẹ… là một tập quán tốt. Thế nhưng, từ xưa đến nay, nó luôn luôn bị lợi dụng bởi những tâm địa đen tối.

Từ ngày xửa, ngày xưa Lã Bất Vi ở bên Tàu bắt đầu từ chuyện tặng quà mà sau này “được cả thiên hạ”. Kẻ đi tặng quà với ý đồ lợi dụng đánh trúng tâm lý hám lợi của kẻ quyền thế, rồi dần dần hình thành liên minh ma quỷ. “Các liên minh ma quỷ” ngày càng phát triển về chiều rộng lẫn chiều sâu, lây lan như một thứ bệnh truyền nhiễm nhiều khi thao túng cả quốc gia.

Một anh công chức thường thường bậc trung, bất tài, dùng quà cáp như một phương tiện để leo lên vị trí có quyền cao hơn, với một “phương án kinh doanh” đã tính kỹ, biết chắc là sẽ được bù lại và thu lợi nhiều hơn khi còn có rất nhiều những kẻ thường thường bậc trung khác rắp tâm dấn thân vào vết xe của con đường anh ta đã đi qua. Và cứ như thế, như thế…

Được biết, mấy năm trước, trùm xã hội đen Năm Cam bắt đầu cũng từ những món quà thân tình, những buổi nhậu “ấm áp tình người” để rồi lôi kéo cả chục quan chức cơ quan bảo vệ pháp luật, phóng viên và lãnh đạo báo nói, báo hình, báo viết trở thành tù nhân, vì tiếp tay cho ông trùm này.

Giám đốc Lã Thị Kim Oanh cũng với thủ đoạn quà cáp để biển thủ của ngân hàng hàng trăm tỉ đồng, kết cục đã đưa 2 thứ trưởng và 2 vụ trưởng vào cảnh bị truy tố. Và còn nhiều nữa những hệ lụy xung quanh chuyện quà cáp. Không biết chuyện gần đây Trịnh Xuân Thanh dù đã gây ra thất thoát với con số khổng lồ mà “luân chuyển” đâu cũng lọt, lại còn được khen thưởng, thăng chức có phải do dùng thủ đoạn tặng quà cáp trị giá khủng trên mức tình cảm không (!?).

Chính vì vậy mà hầu như đạo đức trong nền công vụ các nước đều có những điều khoản quy định về việc nhận quà biếu. Thí dụ trong “Những điều không cho phép đối với cán bộ Đảng, chính quyền cấp huyện, cấp phòng trở lên ở Trung Quốc” có quy định: “không cho phép trong hoạt động việc công mà nhận lại những tặng vật (tiền, vàng) và các loại ngân phiếu, không cho phép nhận của đơn vi trực tiếp thuộc cấp dưới các loạt thẻ tín dụng, không cho phép nhận tham dự các buổi tiệc có khả năng ảnh hưởng đến việc chấp hành công vụ khi quan hệ với cá nhân và các đơn vị…”.

Ở Malaysia, trong quy định về “tư cách đạo đức và chế độ kỷ luật của công chức” thì quy định về việc nhận quà còn kỹ và chi tiết hơn, ngay cả trong trường hợp bất khả kháng: “khi có những tình huống gây khó xử cho công chức để từ chối nhận một món quà hoặc vật kỷ niệm có giá trị mà việc nhận đó đã bị quy định này cấm (ví dụ khi không có thông báo hoặc dụng ý trước về việc tặng những món quà đã được trao) thì trên hình thức nó có thể được tiếp nhận nhưng công chức đó phải trình một báo cáo, một văn bản lên thủ trưởng ngành trong thời gian sớm nhất, miêu tả đầy đủ và ước lượng giá trị của món quà cũng như tình huống nhận món quà đó, và thủ trưởng ngành sẽ chuyển tiếp báo cáo đó cùng với ý kiến của mình cho cơ quan có thẩm quyền kỷ luật thích hợp. Trong khi chờ quyết định của cơ quan có thẩm quyền kỷ luật, công chức có trách nhiệm bảo quản an toàn món quà đó.

Khi nhận được báo cáo như trên của quy định này, cơ quan có thẩm quyền kỷ luật sẽ quyết định:

- Cho phép công chức giữ lại món quà đó.

- Chỉ thị rằng món quà đó phải được trả lại cho người tặng thông qua thủ trưởng ngành.

Ở nước ta, trong “Luật Chống tham nhũng” có nói rõ: “Người có chức vụ, quyền hạn không được làm những điều sau đây: Nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến công việc mà mình giải quyết. Chi tiền công quỹ cho việc tặng quà hoặc chia cho cán bộ, công chức… ".

Thật ra, những điều quy định này còn xa và thô sơ so với thực tế cuộc sống muôn hình vạn trạng, phong phú và cực kỳ tinh vi. Lúc đầu, tôi tặng quà cho anh nhân những dịp rất hợp lý, không hề liên quan đến công việc anh đang xử lý giải quyết…  Nhưng dần dần, “mưa dầm thấm sâu”, các món quà trên kể cả “dưới mức tình cảm” đã thắt chặt tình thân giữa hai ta. Đến lúc đó tôi mới ra tay! Những kẻ này đánh trúng tâm lý người Việt ta rất nặng tình nghĩa ân tình, duy tình hơn duy lý. Quan chức thường đem tình nghĩa, ơn nghĩa vào xử lý công vụ. Một nền công vụ có nguồn gốc xuất thân từ nền “văn minh làng xóm".

Thế nhưng trong cuộc đời này, từ xưa tới nay, không phải là hiếm những tấm gương của những người tỉnh táo biết từ chối những món quà cáp ngầm chứa trong nó những ý đồ lợi dụng.

Trong chuyện "Không nhận cá" (Cổ học tinh hoa) kể về Công Nghi Hưu làm tướng cho Mục Công nước Lỗ đời Chiến quốc rất thích ăn cá. Một hôm, có người đem cá biếu, ông không nhận. Em ông đem cá biếu, ông lại không nhận. Em ông lấy làm lạ, hỏi: “Anh sở thích ăn cá, người ta đem cá cho, sao anh lại không nhận?”.

Công Nghi Hưu nói: “Người ta đem cá cho chắc có ý cầu ta việc gì. Nếu ta nhận, tất ta phải giúp việc người. Giúp việc người lỡ làm trái phép thì đến mất quan. Mà mất quan, thì chẳng những không có cá biếu, mà đến cá mua lấy cũng không có nữa. Cho nên, ta không nhận cá chính là ta muốn được có cá ăn lâu dài mãi mãi đó.”

Ở nước Nam ta mấy năm trước đây rộ lên một số chuyện về một ông “quan đầu tỉnh” nọ, sau cái tết đầu tiên mới nhận chức đã đem nộp lại bạc tỉ tiền các phong bì do ban ngành, doanh nghiệp “biếu anh chị để ăn tết chơi vui vẻ”; một ông bộ trưởng kia nộp lại phong bì “bỏ quên” của một giám đốc doanh nghiệp và quyết định kỷ luật anh chàng giám đốc này.

Chuyện đáng buồn là những việc như vậy không những không được dư luận xã hội tôn vinh một cách nghiêm túc, mà trái lại bị đàm tiếu là “tân quan đầu tỉnh” nọ “chơi xỏ” các người tiền nhiệm của mình và ông bộ trưởng kia cảnh cáo ngầm các anh thứ trưởng của bộ mình do đã biết về sự tồn tại “luật chơi rải đều từ trên xuống dưới” mà không nói ra ai cũng biết!

Rất mong rằng tết năm nay, với tinh thần chống tham nhũng quyết liệt, cương quyết đẩy lùi tham nhũng, lập lại kỷ cương trong bộ máy Nhà nước, thực hiện nghiêm chỉ thị của Thủ tướng, sẽ có thêm nhiều vị “không nhận cá”, hoặc trả lại phong bì tiền tỉ góp thêm vào việc xây dựng hàng chục trường học, hàng ngàn nhà tình nghĩa, tình thương, giúp đồng bào miền Trung bị lũ lụt hoặc giúp làm sáng mắt hàng ngàn bệnh nhân nghèo, bệnh nhi chờ mổ tim, hay thêm hàng vạn học bổng vì ngày mai phát triển… Không hiểu người viết bài có duy ý chí không!? Nhưng dù sao cũng được hy vọng.  

Hãy tham gia Diễn đàn! Bạn đọc có thể bày tỏ quan điểm, chính kiến của mình tại phần Bình luận sau mỗi bài viết; bấm vào chuyên mục "Làm báo cùng Lao Động" hoặc gửi vào địa chỉ email: bandoclaodong@gmail.com; Fanpage Báo Lao Động: www.facebook.com/laodongonline. Bài viết của bạn đọc sẽ được trả nhuận bút. Bình luận (comment) của bạn đọc nhận được nhiều lượt thích (like) sẽ có phần thưởng xứng đáng. Trân trọng cảm ơn mọi đóng góp của bạn đọc.
Diệp Văn Sơn
TIN LIÊN QUAN

Để việc cấm “tiệc tùng”, “biếu xén” đi vào cuộc sống

TÚ NGUYÊN ​ |

Ngày 19.12 , Bộ Chính trị ban hành Quy định số 55-TW-QĐ với nội dung một số công việc cần làm ngay để tăng cường vai trò nêu gương của cán bộ, Đảng viên. Một số điều nghiêm cấm trong quy định rất cụ thể và sâu sát với thực trạng như: Tệ “tiệc tùng” sau đại hội, kỳ họp, hội nghị..., nhận tặng quà với động cơ vụ lợi; lợi dụng tiệc sinh nhật, tiệc hỏi, cưới để “chè chén” xa hoa lãng phí hay “ biếu xén” quà cáp...

“Nói không” với quà cáp, biếu xén dịp tết: Cần đồng loạt từ trên xuống dưới

LÊ XUÂN CHIẾN |

Hiếu hỉ dịp tết là dịp để người ta bày tỏ tình cảm, tấm lòng trân quý nhau, chúc nhau những điều tốt lành, điều đó góp phần xây dựng mối quan hệ xã hội tốt đẹp. Vì vậy, hiếu hỉ dịp tết trở thành nét đẹp văn hóa, là một trong những nét thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Để việc cấm “tiệc tùng”, “biếu xén” đi vào cuộc sống

TÚ NGUYÊN ​ |

Ngày 19.12 , Bộ Chính trị ban hành Quy định số 55-TW-QĐ với nội dung một số công việc cần làm ngay để tăng cường vai trò nêu gương của cán bộ, Đảng viên. Một số điều nghiêm cấm trong quy định rất cụ thể và sâu sát với thực trạng như: Tệ “tiệc tùng” sau đại hội, kỳ họp, hội nghị..., nhận tặng quà với động cơ vụ lợi; lợi dụng tiệc sinh nhật, tiệc hỏi, cưới để “chè chén” xa hoa lãng phí hay “ biếu xén” quà cáp...

“Nói không” với quà cáp, biếu xén dịp tết: Cần đồng loạt từ trên xuống dưới

LÊ XUÂN CHIẾN |

Hiếu hỉ dịp tết là dịp để người ta bày tỏ tình cảm, tấm lòng trân quý nhau, chúc nhau những điều tốt lành, điều đó góp phần xây dựng mối quan hệ xã hội tốt đẹp. Vì vậy, hiếu hỉ dịp tết trở thành nét đẹp văn hóa, là một trong những nét thuần phong mỹ tục của dân tộc.