Chờ đi xuất khẩu lao động, nhiều người làm công nhân tạm thời

Thục Quyên |

Bên cạnh những người gắn bó với nghề làm công nhân, có trường hợp người lao động tính toán làm nghề này tạm thời, thời gian ngắn để có thu nhập trong lúc chờ đi xuất khẩu lao động hoặc tìm công việc khác.

Tại bảng tuyển dụng cổng Khu công nghiệp Thăng Long (huyện Đông Anh, Hà Nội), thời gian này, hằng ngày có rất nhiều người lao động đến để tìm hiểu thông tin tuyển dụng làm công nhân. Có người lần đầu tiên đi xin vào làm trong công xưởng; có người đã từng làm công nhân, nhưng sau đó thấy không phù hợp (về tiền lương, thu nhập, điều kiện làm việc…), nên bỏ việc, sau Tết đi tìm nơi làm mới. Ngoài ra, có những trường hợp tìm việc làm công nhân để làm tạm thời một thời gian ngắn.

Anh Giàng Xuân Hải (quê Lào Cai) cùng vợ tìm đến bảng tuyển dụng để tìm hiểu thông tin về mức lương, thu nhập, thời gian làm thêm… của những vị trí làm công nhân tại các công ty trong khu công nghiệp.

“Tôi từng làm nghề lái xe trong nhiều năm. Công việc này vất vả, nhưng không ổn định, thường xuyên phải vắng nhà. Mới đây, tôi quyết định sẽ đi xuất khẩu lao động với mong muốn có thu nhập tốt hơn” – nam thanh niên nói.

Anh Hải là người lao động thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, thuộc diện được hỗ trợ đi làm việc ở nước ngoài. Vì vậy, chi phí để đi xuất khẩu lao động không quá cao. Anh dự định sẽ dùng tiền tiết kiệm và vay mượn thêm của họ hàng để đi xuất khẩu lao động.

“Trong lúc chờ đợi đi xuất khẩu lao động thì vợ chồng tôi vẫn rất cần có thu nhập để trang trải cuộc sống. Vì vậy, tôi quyết định xuống Khu công nghiệp Thăng Long để tìm việc làm. Vợ chồng tôi chọn xuống khu công nghiệp này vì qua tìm hiểu, các công ty tại đây này trả lương cơ bản cao hơn một số khu công nghiệp khác” – anh Hải cho biết.

Theo anh Hải, nếu công việc ổn định, tiền lương ổn định thì công việc không tăng ca cũng được; nhưng nếu lương cơ bản không cao, anh muốn được tăng ca để tăng thêm thu nhập, trang trải cho cuộc sống của vợ chồng. Lên Hà Nội, sống xa nhà, anh chị sẽ phải mất thêm nhiều chi phí, trong đó có tiền thuê nhà, điện nước, tiền sinh hoạt. Vợ anh làm nghề tự do, thu nhập không ổn định. Nếu tìm được việc làm tại đây, thu nhập mong muốn của anh là khoảng 10 triệu đồng/tháng.

Theo tìm hiểu của phóng viên, có trường hợp công ty trong Khu công nghiệp Thăng Long thông tin, nếu người lao động được tuyển dụng thì hợp đồng đầu tiên sẽ là hợp đồng 6 tháng - đây không phải là hợp đồng thời vụ. Sau hợp đồng đầu tiên này, công nhân sẽ có cơ hội ký hợp đồng 6 tháng nữa hoặc 36 tháng.

Giống với anh Hải, anh Nguyễn Văn Chiến (quê Phú Thọ) cũng có mong muốn kiếm tạm một công việc trong khi chờ đợi đi xuất khẩu lao động tại Hàn Quốc. Nam thanh niên chọn đi làm công nhân bởi dễ kiếm việc, thu nhập lại ổn định, thậm chí còn khá cao nếu làm thêm nhiều.

“Hiện tại, tôi đang trong thời gian học tiếng. Tuy nhiên, tôi vẫn muốn tìm được công việc làm công nhân trong Khu công nghiệp Thăng Long, vừa học vừa làm để có thêm thu nhập. Điều này đồng nghĩa tôi sẽ vất vả hơn, nhưng tôi sẽ cố gắng khắc phục. Nếu tôi không có thu nhập thì sẽ rất khó khăn do có rất nhiều khoản phải trang trải” – anh Chiến chia sẻ.

Người lao động đến tìm việc làm công nhân trong Khu công nghiệp Thăng Long (Hà Nội). Ảnh: Thục Quyên
Người lao động đến tìm việc làm công nhân trong Khu công nghiệp Thăng Long (Hà Nội). Ảnh: Thục Quyên

Những trường hợp như anh Hải, anh Chiến không phải cá biệt. Theo ghi nhận của phóng viên, có những lao động chỉ tìm việc làm công nhân để có công việc tạm thời, có một khoản thu nhập tương đối trong lúc chờ đợi một công việc khác.

Thục Quyên
TIN LIÊN QUAN

Trộm cắp ở khu nhà trọ lộng hành, công nhân đứng ngồi không yên

MINH HÀ - HOÀNG LỘC |

Theo phản ánh của người dân tại KCN Bắc Thăng Long, thời gian qua nhiều đối tượng xấu lợi dụng sơ hở, nhà trọ chưa đảm bảo an toàn đã đột nhập vào trộm cắp tài sản có giá trị như xe máy, điện thoại của công nhân.

Cuộc đời éo le của nữ công nhân đến tuổi nghỉ hưu nhưng bị công ty nợ BHXH

Tùng Giang |

Chị Tạ Thị Minh (50 tuổi, thôn Phương Đàn, xã Lê Hồ, hiện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam) có hoàn cảnh éo le và là một trong những lao động bị ảnh hưởng quyền lợi do Công ty Cổ phần Dệt 19.5 Hà Nội (Công ty Dệt 19.5) nợ bảo hiểm xã hội (BHXH).

Thu nhập đến 13 triệu đồng/tháng, công nhân vẫn không lựa chọn ứng tuyển

Minh Hương |

Thông báo tuyển lao động với mức lương hấp dẫn từ 10-13 triệu đồng/tháng, song đây không hẳn là tiêu chí hàng đầu để công nhân lựa chọn ứng tuyển.

Thanh Hằng Beauty Medi tiếp thu và cam kết xử lý triệt để sai phạm Báo Lao Động phản ánh

NHÓM PV |

Công ty Cổ phần Đầu tư và Dịch vụ Trường Giang - đơn vị chủ quản của Thanh Hằng Beauty Medi - thừa nhận đã buông lỏng trong quản lý kinh doanh nội bộ, để xảy ra những sai phạm liên quan đến tế bào gốc như Báo Lao Động phản ánh.

Đắk Nông phát hiện nhiều hiện vật có niên đại gần 10.000 năm

PHAN TUẤN |

Đắk Nông - Các ngành chức năng vừa phát hiện gần 100 hiện vật có niên đại gần 10.000 năm trước tại di chỉ Thôn 7, xã Đắk Drô, huyện Krông Nô.

Kết quả xử lý vi phạm đất đai ở Thái Bình sau phản ánh của Báo Lao Động

Trung Du |

Thái Bình - Sau khi Báo Lao Động phản ánh, UBND huyện Quỳnh Phụ ban hành chỉ đạo “nóng”, đến nay một số vi phạm về quản lý, sử dụng đất đai ở thôn Tràng, xã An Tràng theo nội dung bạn đọc thông tin cơ bản đã được địa phương tiếp thu, xử lý khắc phục.

Tọa đàm: Chế tài không đủ mạnh, sẽ còn nhiều doanh nghiệp trây ỳ, nợ và trốn đóng BHXH

NHÓM PV |

Hiện nay, tình trạng doanh nghiệp (DN) vi phạm nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) diễn ra ngày càng phức tạp với số tiền chậm đóng lên tới hàng chục nghìn tỉ đồng. Thậm chí, có DN vẫn trích thu nhập của người lao động cho khoản đóng BHXH nhưng thực tế lại không hề nộp cho cơ quan bảo hiểm. Tình trạng này khiến cho quyền lợi của người lao động bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Do đó, Báo Lao Động tổ chức tọa đàm với chủ đề: “Chế tài không đủ mạnh, sẽ còn xuất hiện nhiều doanh nghiệp trây ỳ, triền miên nợ và trốn đóng BHXH” - nhằm giải đáp các thắc mắc, giúp người lao động yếu thế bảo vệ quyền lợi khi bị chủ sử dụng lao động nợ BHXH và phương án, chế tài xử lý hiện nay đối với các trường hợp trây ỳ, triền miên nợ đóng BHXH.

Kết quả xác minh vụ một trường ở Hải Dương bị tố thu 400.000 đồng hỗ trợ kì thi tốt nghiệp THPT

Hoàng Khôi |

Ngày 19.3, nguồn tin Sở Giáo dục Đào tạo tỉnh Hải Dương cho biết, đơn vị vừa có văn bản về việc xác minh nội dung tố cáo Trường THPT Tuệ Tĩnh thu tiền hỗ trợ thi tốt nghiệp và tổ chức dạy thêm, học thêm không đúng quy định.

Trộm cắp ở khu nhà trọ lộng hành, công nhân đứng ngồi không yên

MINH HÀ - HOÀNG LỘC |

Theo phản ánh của người dân tại KCN Bắc Thăng Long, thời gian qua nhiều đối tượng xấu lợi dụng sơ hở, nhà trọ chưa đảm bảo an toàn đã đột nhập vào trộm cắp tài sản có giá trị như xe máy, điện thoại của công nhân.

Cuộc đời éo le của nữ công nhân đến tuổi nghỉ hưu nhưng bị công ty nợ BHXH

Tùng Giang |

Chị Tạ Thị Minh (50 tuổi, thôn Phương Đàn, xã Lê Hồ, hiện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam) có hoàn cảnh éo le và là một trong những lao động bị ảnh hưởng quyền lợi do Công ty Cổ phần Dệt 19.5 Hà Nội (Công ty Dệt 19.5) nợ bảo hiểm xã hội (BHXH).

Thu nhập đến 13 triệu đồng/tháng, công nhân vẫn không lựa chọn ứng tuyển

Minh Hương |

Thông báo tuyển lao động với mức lương hấp dẫn từ 10-13 triệu đồng/tháng, song đây không hẳn là tiêu chí hàng đầu để công nhân lựa chọn ứng tuyển.