Bỏ quy định riêng đăng ký thường trú: Ai tự hào “có hộ khẩu thủ đô"?

Bằng Linh |

Đã có thời, việc nhập hộ khẩu về thành phố là một khát vọng. Khát vọng ấy đi kèm với những điều được cho là ưu đãi như học hành của con cái, xác định bảo hiểm y tế, quyền lợi tài sản, hưởng thụ dịch vụ công… Khái niệm “có hộ khẩu thành phố” đã trở thành niềm tự hào.

“Một yêu a có Senko/ Hai yêu a có Pơ giô Cá Vàng/Ba yêu nhà cửa đàng hoàng/ Bốn yêu hộ khẩu rõ ràng thủ đô”. Câu cửa miệng một thời khẳng định giá trị của “hộ khẩu thủ đô”.

Cái hộ khẩu thủ đô như tấm thẻ bài phân định “trái tuyến” hay “đúng tuyến” và thường khi đã bị xếp vào hàng “trái tuyến” thì quá khó xin một chỗ cho con học trường công, hoặc phải đóng thêm một khoản phí tăng thêm.

Nó còn là câu chuyện vô lý: muốn có hộ khẩu thì phải có nhà, muốn có nhà thì phải có hộ khẩu. Chưa kể, biết bao nhiêu trường hợp người lao động làm ăn xa quê, muốn xác nhận liên quan đến hộ phẩu phải đi cả trăm km về quê xin cái dấu tạo ra rất nhiều phiền hà.

Năm 2017, người ta đếm có tới 39 thủ tục hành chính liên quan đến hộ khẩu. Sau một hồi cải cách vẫn còn tới 27 thủ tục mà buộc phải có sổ hộ khẩu.

Nói một cách chính xác thì không phải là “bỏ sổ hộ khẩu” mà chỉ là “khai tử sổ hộ khẩu giấy” để quản lý dân cư trên một hệ thống số hoá.

Nghĩa là hộ khẩu vẫn còn, nhưng cái cần bỏ mà rất nhiều người mong Quốc hội thông qua là bỏ các quy định riêng liên quan đến đăng ký thường trú ở các thành phố trực thuộc trung ương.

Điều 20 Luật Cư trú hiện hành, công dân được được đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương phải có chỗ ở hợp pháp và đã tạm trú liên tục tại thành phố đó từ một năm trở lên.

Riêng Hà Nội, còn căn cứ vào Luật Thủ đô có hiệu lực từ 2013, nghĩa là ngoài các điều kiện trong Luật Cư trú, phải thêm điều kiện phải tạm trú 3 năm trở lên… 3 năm tạm trú với không ít người tự coi là “vô thừa nhận” dù họ vẫn hàng ngày làm việc, đóng góp vào sự phát triển của Thủ đô.

Mục đích của các quy định riêng này là hạn chế tình trạng gia tăng dân số cơ học, di dân từ các tỉnh, nông thôn đến các thành phố lớn. Thực tế thì các quy định riêng về thường trú trong Luật Thủ đô không mang lại kết quả, chỉ ngăn người nhập hộ khẩu Hà Nội chứ không làm giảm lượng người nhập cư. Hiện Hà Nội có 1,2 triệu người đăng ký tạm trú.

Đó là chưa kể việc “áp dụng các quy định riêng các điều kiện đăng ký thường trú ở các thành phố trực thuộc Trung ương đã ảnh hưởng đến quyền tự do cư trú của công dân theo quy định của Hiến pháp năm 2013”- như nhận định của Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Duy Ngọc tại Quốc hội.

Dù vẫn còn những lo lắng về nguy cơ nhập cư tự do, gây quá tải đối với hạ tầng và phức tạp về an ninh, trật tự tại các thành phố lớn nhưng người dân, dù chỉ là tạm trú họ vẫn đóng các khoản phí, lệ phí, nộp thuế…như tất cả. Vậy thì vì lý do gì mà những người tạm trú, dân lao động tự do theo mùa vụ tại các thành phố lớn lại không được hưởng các dịch vụ giáo dục, y tế như người có hộ khẩu thường trú?

Đừng để “có hộ khẩu thủ đô” trở thành một đặc quyền, một sự “tự hào” đang hàng ngày tạo ra bất bình đẳng.

Bằng Linh
TIN LIÊN QUAN

Trình phương án bỏ sổ hộ khẩu, bãi bỏ 13 nhóm thủ tục liên quan

VƯƠNG NGUYÊN CHUNG |

Dự thảo Luật cư trú (sửa đổi) dự kiến sẽ bỏ sổ hộ khẩu và bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ 13 nhóm thủ tục hành chính liên quan đến đăng ký, quản lý thường trú, tạm trú của công dân.

Bỏ sổ hộ khẩu, quản lý dân cư bằng mã số định danh: Phải bảo mật tuyệt đối, tránh lọt lộ thông tin cá nhân

VƯƠNG TRẦN - CAO NGUYÊN - ĐẶNG CHUNG |

Hôm nay (23.5), tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XIV, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ sẽ trình bày Tờ trình về dự án Luật Cư trú (sửa đổi). Một trong những nội dung lớn nhận được sự quan tâm của đông đảo người dân và nhiều đại biểu Quốc hội (ĐBQH), đó là đề xuất về việc bỏ quản lý cư trú bằng sổ hộ khẩu, bãi bỏ 13 nhóm thủ tục liên quan để quản lý dân cư bằng mã số định danh.

Bỏ sổ hộ khẩu dân mừng như bỏ sổ gạo

Lê Thanh Phong |

Bỏ sổ hộ khẩu mà khó đến như vậy thì đến bao giờ đất nước mới bắt kịp với các nước văn minh. Bỏ sổ hộ khẩu là "khoan thư sức dân", góp phần tích lũy các nguồn lực cho xã hội, cho từng người dân, cho nên phải triển khai thực hiện càng nhanh càng tốt.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Trình phương án bỏ sổ hộ khẩu, bãi bỏ 13 nhóm thủ tục liên quan

VƯƠNG NGUYÊN CHUNG |

Dự thảo Luật cư trú (sửa đổi) dự kiến sẽ bỏ sổ hộ khẩu và bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ 13 nhóm thủ tục hành chính liên quan đến đăng ký, quản lý thường trú, tạm trú của công dân.

Bỏ sổ hộ khẩu, quản lý dân cư bằng mã số định danh: Phải bảo mật tuyệt đối, tránh lọt lộ thông tin cá nhân

VƯƠNG TRẦN - CAO NGUYÊN - ĐẶNG CHUNG |

Hôm nay (23.5), tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XIV, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ sẽ trình bày Tờ trình về dự án Luật Cư trú (sửa đổi). Một trong những nội dung lớn nhận được sự quan tâm của đông đảo người dân và nhiều đại biểu Quốc hội (ĐBQH), đó là đề xuất về việc bỏ quản lý cư trú bằng sổ hộ khẩu, bãi bỏ 13 nhóm thủ tục liên quan để quản lý dân cư bằng mã số định danh.

Bỏ sổ hộ khẩu dân mừng như bỏ sổ gạo

Lê Thanh Phong |

Bỏ sổ hộ khẩu mà khó đến như vậy thì đến bao giờ đất nước mới bắt kịp với các nước văn minh. Bỏ sổ hộ khẩu là "khoan thư sức dân", góp phần tích lũy các nguồn lực cho xã hội, cho từng người dân, cho nên phải triển khai thực hiện càng nhanh càng tốt.