“Ăn Tết” độc lập - tự hào văn hóa quê hương

LÊ PHI LONG |

Cứ mỗi dịp Tết Độc lập 2.9, người dân huyện Lệ Thủy (tỉnh Quảng Bình) - quê hương Đại tướng Võ Nguyên Giáp - như một lần nữa được "ăn tết". Vì với người dân nơi đây, ngày 2.9 không chỉ là “lễ” mà còn là “tết”. Đây cũng là dịp để những người con Lệ Thủy xa quê nhớ về quê hương.

Người dân Lệ Thủy tự hào là quê hương có 2 di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, trong đó có lễ hội bơi, đua thuyền truyền thống trên sông Kiến Giang được tổ chức định kỳ đúng vào sáng 2.9 - một nét đẹp văn hóa trong ngày Quốc khánh và đã ăn sâu vào tiềm thức, máu thịt của người dân quê lúa Lệ Thủy. 

Đêm trước ngày tổ chức Lễ hội đua thuyền trên sông Kiến Giang, người dân Lệ Thuỷ không hẹn, không rủ nhau nhưng đều gặp nhau trên mảnh đất quê hương.

Theo các nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa về lễ hội bơi, đua thuyền truyền thống trên sông Kiến Giang có gốc gác từ văn hóa tâm linh gắn với cư dân nông nghiệp. Sơ khai là lễ “cầu đảo” với mục đích cầu cho mưa thuận, gió hòa, vụ mùa bội thu…

Sau Cách mạng tháng Tám thành công, lễ hội bơi, đua thuyền truyền thống trên sông Kiến Giang được tổ chức để mừng Tết Độc lập của dân tộc. Để rồi hàng năm, cứ đến dịp Quốc khánh 2.9, người dân Lệ Thủy lại nô nức tổ chức lễ hội, để được hòa chung niềm vui trong ngày hội lớn của non sông.

Có lẽ hiếm có nơi nào có được sự hân hoan, niềm tự hào, niềm hứng khởi vào ngày Tết Độc lập "một cách có truyền thống từ bao đời nay" như thế.

Theo Tiến sĩ sử học Nguyễn Khắc Thái, "bơi, đua thuyền truyền thống trên sông Kiến Giang là một trong những di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được bảo tồn nguyên trạng, bền vững. Khác với những lễ hội khác, lễ hội bơi, đua thuyền truyền thống trên sông Kiến Giang mang tính cộng đồng cao, thể hiện sự bình đẳng, gắn với văn hóa làng, để lại dấu ấn rõ nét của từng làng trên đường đua. Đó cũng là niềm tự hào của văn hóa làng ở Lệ Thủy…”.

Ngày Tết Độc lập, những người con quê hương về quê để nhớ về tuổi thơ, văng vẳng đâu đó là những tiếng í ơi gọi nhau; để được gặp nhau mừng mừng tủi tủi; để hỏi han nhau sau bao ngày xa cách; để ôm lấy nhau hỏi thăm tình hình sức khoẻ; để nhớ đến nhau, nhớ về truyền thống quê hương để chúc mừng nhau và đừng quên nguồn cội.

Vậy nên, quê hương Lệ Thủy có câu ca rằng: “Dù ai đi Tây về Đông/Mùng 2 tháng 9 cũng mong về nhà/Về nhà xem hội quê ta/Dưới sông bơi trải, nhà nhà cờ bay”.

Đó cũng là tinh thần Độc lập đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ trong Tuyên ngôn Độc lập đọc trước quốc dân đồng bào ngày 2.9.1945 trên quảng trường Ba Đình lịch sử.

Tết Độc lập, cùng với những lễ hội mang đậm nét văn hóa khác đang diễn ra trên khắp cả nước, lễ hội bơi, đua thuyền truyền thống trên sông Kiến Giang trên quê hương Đại tướng Võ Nguyên Giáp tựu chung lại là để cầu cho mưa thuận gió hòa, an cư lạc nghiệp, tạo thêm sức mạnh cho người dân xây dựng quê hương giàu mạnh, nhà nhà hạnh phúc, ấm no.

Ngày 2.9 - ngày Tết Độc lập, là dấu mốc quan trọng để tất thảy người dân đất Việt cùng vững bước trong hành trình đi tới một nước Việt Nam phát triển, phồn vinh, văn minh và tràn ngập một màu xanh của hy vọng, của khát vọng hùng cường.

LÊ PHI LONG
TIN LIÊN QUAN

Tin văn hóa trong tuần: “Vui Tết độc lập” tổ chức vào đúng dịp nghỉ lễ 2.9

Hạ Âu |

Tin văn hóa tuần này nổi bật với chuỗi chương trình mang chủ đề “Vui Tết độc lập” dành cho công chúng Thủ đô nhân dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2.9.

Người vùng cao xứ Nghệ vui Tết Độc lập

HỮU VI |

Nghệ An - Người vùng cao xứ Nghệ gọi ngày Quốc khánh của đất nước (2.9) là Tết Độc lập. Mỗi năm vào dịp lễ, đồng bào tổ chức vui Tết tưng bừng.

Tết Độc lập trong ký ức của những người dân Hà Nội

Phạm Đông - Thu Hiền |

Ngày 2.9.1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, một Nhà nước của dân, do dân và vì dân tại quảng trường Ba Đình lịch sử. Từ đấy, dù trong hoàn cảnh nào, ngày 2.9, ngày Quốc khánh cũng được mỗi người dân nước Việt nhớ về với những kỷ niệm không thể nào quên!

Xe khách đâm nhau trên cao tốc Đà Nẵng- Quảng Ngãi, 27 người thương vong

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Một vụ tai nạn giao thông (TNGT) xảy ra trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi giữa 2 xe khách khiến 1 người chết, 26 người bị thương.

Những cách bài trí không gian sống đón Tết thú vị của sao Việt

DI PY, ẢNH: Nghệ sĩ cung cấp. |

Nhiều sao Việt như Ngọc Diễm, Đàm Thu Trang, Đàm Vĩnh Hưng bài trí tổ ấm đón Tết theo nhiều phong cách khác nhau.

Dự báo thời tiết 16.1: Miền Bắc rét đậm mưa vài nơi, nhiệt độ giảm sâu hơn

AN AN |

Dự báo thời tiết hôm nay 16.1.2023, Bắc Bộ trời rét đậm, vùng núi rét hại. Nhiệt độ thấp nhất ở Bắc Bộ phổ biến từ 9 - 12 độ C, khu vực vùng núi Bắc Bộ phổ biến 6 - 9 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 3 độ C.

Chứng khoán: Thiếu sự đồng thuận của dòng tiền để bứt phá

Gia Miêu |

Với nhiều thông tin hỗ trợ thị trường chứng khoán, nhà đầu tư kỳ vọng chỉ số VN-Index có thể sẽ sớm vượt mức kháng cự 1.067 điểm và hướng về gần mức 1.100 điểm trong tuần giao dịch cuối cùng trước khi nghỉ Tết.

Thực phẩm online ngày Tết tiềm ẩn nhiều rủi ro

Ngọc Chi - Đức Trung |

Cận Tết, việc mua sắm thực phẩm online tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Để có một cái Tết trọn vẹn và bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình, hãy là người tiêu dùng thông minh.

Tin văn hóa trong tuần: “Vui Tết độc lập” tổ chức vào đúng dịp nghỉ lễ 2.9

Hạ Âu |

Tin văn hóa tuần này nổi bật với chuỗi chương trình mang chủ đề “Vui Tết độc lập” dành cho công chúng Thủ đô nhân dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2.9.

Người vùng cao xứ Nghệ vui Tết Độc lập

HỮU VI |

Nghệ An - Người vùng cao xứ Nghệ gọi ngày Quốc khánh của đất nước (2.9) là Tết Độc lập. Mỗi năm vào dịp lễ, đồng bào tổ chức vui Tết tưng bừng.

Tết Độc lập trong ký ức của những người dân Hà Nội

Phạm Đông - Thu Hiền |

Ngày 2.9.1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, một Nhà nước của dân, do dân và vì dân tại quảng trường Ba Đình lịch sử. Từ đấy, dù trong hoàn cảnh nào, ngày 2.9, ngày Quốc khánh cũng được mỗi người dân nước Việt nhớ về với những kỷ niệm không thể nào quên!