Trong thế giới mại dâm đồng tính đất Sài thành

Trần Mạnh Tuấn |

Ở TPHCM, nói đến những người đồng tính luyến ái nam làm nghề mại dâm là chuyện không mới, nhưng đằng sau đó là những số phận éo le, cam chịu một đời khiếm khuyết về tâm - sinh lý. Điều đáng lên án ở đây là những kẻ ăn chơi đua đòi, thích “của lạ” của người cùng giới và là lời cảnh báo về sự xuống cấp về đạo đức của một số nam thanh niên kiếm tiền bằng mọi giá, dù phải làm cái nghề dưới đáy xã hội.
Đi tìm sự thực

Đêm thứ nhất đóng vai là một khách làng chơi, tôi đến đường Nguyễn Bỉnh Khiêm (đoạn từ cổng Thảo Cầm Viên đến ngã ba Lê Thánh Tôn nối dài) quận 1 - đoạn đường có nhiều bóng “chim đêm” hành nghề mại dâm. Trước đây, đoạn đường này tối om vì không có đèn đường, hoặc có nhưng quá mờ vì những lùm cây cao che khuất. Còn nay, đèn điện sáng trưng, nhưng những chàng “điếm đực” vẫn vèo vèo trên yên xe đảo mắt tìm khách. Cơn mưa đầu mùa của đất Sài Thành lành lạnh, rơi lâm thâm cũng không ngăn được những chàng điếm đực. Gốc cây bên kia, một đôi đang ngã giá nhỏ to, miệng nói mà mắt canh chừng coi có ai để ý đến mình và sợ công an đuổi. Gốc cây bên này, một thanh niên đẹp trai mặc quần trắng chờ đợi khách.

Tiến lại gần một chàng “hai phai”, tôi chưa kịp lên tiếng thì anh ta đã õng ẹo: “Đi chơi anh ơi nè” - cái tiếng mai mái nghe rợn cả xương sống. Bình tĩnh, tôi hỏi tỉnh bơ: “Bao nhiêu?” Trả lời: “Em đi 500 anh ơi”. “Sao đắt thế?”. “Đắt gì anh ơi. Mở hàng đi anh. Cứ đi một lần cho biết, phê lắm. Trẻ khỏe có hết”.

Anh ta chở tôi lòng vòng qua đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, qua cầu Điện Biên Phủ, rẽ vào con hẻm tối tăm nghoằn nghoèo ẩm thấp. Dừng trước ngôi nhà lụp xụp chật chội, anh ta dẫn tôi vào trong. Một bà già ngồi nhặt mớ giẻ rách. Một người đàn ông khoảng 50 tuổi xăm môi đỏ chót, tướng mạo đúng dân pê-đê nhìn tôi dò la, khoát tay: “Lên lầu”.

Theo chân người thanh niên, tôi lên gác xép bằng gỗ và vào phòng. Căn phòng chỉ 5m2, đủ đặt chiếc nệm cũ rích. Mùi khai khái lẫn khí ố xông lên sặc sụa. Cánh cửa phòng vừa khép lại, người đàn ông kia đã cởi hết quần áo chỉ còn chiếc xà lỏn che thân, và anh ta bắt đầu “công việc”.

Tôi hoãn binh: “Khoan đã, sao em vội thế?” - tôi ngăn bàn tay của anh ta lại. “Nhanh lên anh ơi kẻo nhà chủ lấy thêm tiền phòng”. “Em tên gì?”. “Tên Thông”. “Nhà em ở Sài Gòn à?”. “Vâng nhà em ở quận Bình Thạnh”. “Em làm nghề này lâu chưa?”. “Dạ hai tháng”. “Mỗi đêm em làm mấy ca?” “Hai ca”. “Bao nhiêu tiền một ca như thế này?”. “Một ca 300 ngàn, trả cho chủ 200 ngàn tiền phòng, 100 ngàn cho má mì, em được 200 ngàn. Gia đình em cực khổ. Mẹ em cũng đi làm tạp vụ cho người nước ngoài chẳng được bao nhiêu tiền”. “Sao em không kiếm việc khác làm?”. “Đây chỉ là tạm thời thôi. Em làm để kiếm tiền học nghề khác”.

Khi tôi xin chụp hình, anh ta bảo: “Em không thích lên mặt báo, nhiều người nhìn thấy, em sẽ xấu hổ”. “Anh chụp em làm kỷ niệm mà”. Và tôi đã kịp bấm máy. Xong cuộc, tôi vội vàng ra khỏi phòng thì bắt gặp người đàn ông lúc nãy đứng rình ngay góc chân cầu thang. Ông ta đang cười tôi, lẩm bẩm: “Thằng điên. Bỏ tiền mua cuộc vui mà không “ngả nón”.

Không lấy tiền, chỉ… làm tình

Đêm thứ hai, tôi lại đến “điểm hẹn”. Dưới ánh đèn vàng nhạt, những gã pê-đê ép sát mình vào gốc cây để tránh mưa đang nặng hạt dần. Vừa thấy tôi, một thanh niên cao dong dỏng đã đến gạ: “Anh có nhu cầu tâm sự không?” và không quên nheo mắt chép miệng kiểu “hôn gió” như ra hiệu anh ta là điếm trai, nếu có nhu cầu sẽ chiều. “Bao nhiêu tiền, có an toàn không?”. “Em đâu có lấy tiền, chỉ làm tình thôi”.

Tôi đi theo gã trai về phòng trọ trên đường Điện Biên Phủ. Con hẻm sâu hun hút có nhiều khúc ngoặt đến rùng rợn và dừng trước ngôi nhà gỗ rìa sông (nhà làm trên sông, đóng cọc làm cột, sàn nhà làm bằng ván ép). Một thanh niên trạc 30 tuổi mở cửa nhìn tôi như thăm dò. Khóa xe cẩn thận, tôi theo gã trai lên gác xép. Như chỉ chờ cánh cửa đóng lại, gã pê-đê đã ôm tôi sờ soạng.

Reng reng… Chuông điện thoại tôi cài sẵn reo. Tôi giả vờ: “A lô, được anh về ngay”. Tôi nói với gã: “Xin lỗi em. Anh có việc gấp quá, lần sau chúng mình tâm sự. Cho anh xin số điện thoại của em”. Tôi vội tháo chân và miễn cưỡng nhận cái hôn lờm lợm từ môi gã…

Gay tên Thông ở nhà trọ chuẩn bị hành lạc.

Đêm thứ ba, với vai trò một ký giả, tôi chủ động điện thoại cho một “gay” và hẹn gặp ở quán nước mía đầu đường Điện Biên Phủ. 30 phút sau, má mì tên Sen (cũng là pê-đê) xuất hiện. Sau khi tôi đặt vấn đề “tìm bạn”, Sen bảo: “Chúng em toàn hàng đẹp, là thanh niên chứ không phải giới tính” (ý nói không phải dân hai phai). “Anh thích hàng nhiều râu hay nhiều lông bụng? Cho em 500 cả tiền phòng”. Ok - tôi đồng ý.

Móc điện thoại, má mì Sen ra lệnh với ai đó: “Có khách sộp. Chuẩn bị rồi má đến đón nha”. Không biết đầu dây bên kia nói gì, song nghe má Sen nạt: “Hổng được. Đi, người ta đang cần”. Đoạn “má Sen” đưa tôi và gã kia lên phòng tối. Rất khó xác định số nhà vì ánh điện mập mờ. Cũng như màn cũ, gã bắt đầu “công đoạn hành sự” và không quên xin thêm tiền bo. Cũng như hai lần trước, tôi viện lý do rút tiền từ biệt “chuồn êm”, nhưng không quên xin chụp kiểu hình làm “kỷ niệm”.

Đồng cảm hay lên án?

Dân gay ở Sài gòn có 3 loại. Loại thứ nhất là những nam thanh niên lưỡng tính, tức là thích cả đàn bà lẫn đàn ông, tâm sinh lý thường không ổn định. Họ sống khép nép, kín kẽ không muốn cho người khác biết về việc họ làm. Chỉ khi nào gặp “đối tượng” và đem lòng yêu thương mới bày tỏ nỗi lòng.

Có người có vợ con đàng hoàng nhưng lại thích quan hệ tình dục với người cùng giới. Lại có nam thanh niên cao to đẹp trai trong ngành hàng không đã đem lòng yêu một người gay. Họ yêu nhau cuồng nhiệt. Đến khi chàng trai hàng không kia lấy vợ vì không thể tiếp tục cuộc tình ngược đời ấy, thì người yêu của anh đã tự tử, thư tuyệt mệnh để lại dòng chữ: “Cả đời em yêu thương và cống hiến cho anh. Em không thể đứng nhìn khi anh hạnh phúc. Vĩnh biệt”.

Loại thứ hai là kiểu “thân con trai kiếp con gái”, tức là hình thể là đàn ông, tính cách đàn bà. Đằng sau cái rậm râu sâu mắt, cơ bắp cuồn cuộn vạm vỡ kia là sự dịu dàng ẻo lả, tâm tình của một cô gái dỗi hờn và bao trăn trở đáng thương. Những người này sống kín đáo, khao khát được yêu người mình thích và không muốn cho ai biết thân phận thật của họ. Nhiều người không lập gia đình, nhiều người thành danh trên con đường sự nghiệp.

Loại thứ ba là những kẻ ăn chơi đua đòi giả danh pê-đê để lừa những khách làng chơi thích của lạ. Những kẻ này 100% đực rựa nhưng lại cố tình ẻo lả và tự xưng là “gay” để câu khách cùng giới. Nếu cắn câu, hắn đưa khách đến phòng trọ và “zui zẻ” mà “hỏng cần tiền”. Chúng đã bố trí sẵn dưới gầm giường một kẻ chuyên móc tiền. Trong khi hai kẻ bệnh hoạn say sưa hành lạc, kẻ nằm dưới gầm dường thản nhiêm móc bóp của khách. Xong cuộc mây mưa, vị khách nọ mới tá hỏa tiền trong bóp không cánh mà bay, nhưng không biết kêu ai, đành chấp nhận ngậm bồ hòn khen ngọt. Với cách lừa mới này, những kẻ giả danh pê - đê đã chiếm đoạt được nhiều tài sản, tiền bạc của khách làng chơi, còn những kẻ thích của lạ không thể báo công an, không thể hô hào được vì xấu hổ.

Có thể nói, đoạn đường Nguyễn Bỉnh Khiêm (từ Thảo Cầm viên) đến ngã ba Lê Thánh Tôn trước đây là nơi tụ tập của giới pê-đê. Ngày trước đường Lê Thánh Tôn chưa nối dài, chưa có đèn đường, nơi này nhộn nhịp như chợ. Từ ngày có đèn sáng và sự truy đuổi của công an, những bóng “chim đêm” cũng giảm bớt, mà theo họ là “vào động” (vào ổ chứa). Tuy vậy hằng đêm họ vẫn lén lút bắt khách và coi đó như một nghề. Chúng ta cảm thông với những người khiếm khuyết về tâm sinh lý, nhưng lên án những kẻ ăn chơi đua đòi để thỏa mãn nhu cầu cá nhân mà làm những điều thương luân bại lý. Và họ vẫn đang tồn tại một cách nhức nhối, hàng đêm.
Trần Mạnh Tuấn
TIN LIÊN QUAN

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Cổ động viên tuyển Việt Nam mang cúp vô địch mô hình sang Thái Lan

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Hàng ngàn cổ động viên Việt Nam đã đi quãng đường gần 1000km, mang cúp tới Thái Lan cổ vũ cho thầy trò huấn luyện viên Park Hang-seo ở trận chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.