Nhạc sĩ Hồng Đăng và một đời… ngồi sau xe vợ

THỦY LÊ |

Mọi định kiến về người Nghệ đều có nguy cơ tiêu tan khi bạn gặp họ - những “Nghệ nhân” ở Hà Nội. Ít ra là những người mà tôi biết và có thể, bạn cũng biết. Vì chính xác là họ “gàn kiểu Nghệ” - theo nghĩa đáng yêu nhất của từ này.

Một đời… ngồi sau xe vợ

Nếu bạn là phụ nữ và sống ở Hà Nội, thực ra bạn nên… biết Hồng Đăng. Vì bất kỳ phụ nữ nào, dù là thân hay sơ, bạn cũng sẽ được ông… “chiều chuộng” như thường. Mà cái sự “chiều” của Hồng Đăng, kể cũng… tiện! Bởi ông có một cái túi “bảo bối” y hệt túi Đôrêmon, bất kể lúc nào cần, cho tay vào túi là có ngay. Khi thì là một cái bút (và thường thì là bút), không thì cũng là một cái đeo chìa khóa hoặc một cái mở bia (để “cháu mang về tặng cho thằng chồng, không nó nhờ cô khác mở bia là phiền đấy”).

Bút thì cho đi không biết bao nhiêu mà kể, nhưng người được chở tác giả “Hoa sữa” “đi khắp thế gian” bao năm nay lại chỉ có một: Đó là chị Thúy. Chị thua ông “hàng kilômét tuổi”, là chủ nhân của chiếc xe 82 trứ danh chỉ chuyên để chở vị nhạc sĩ nổi tiếng, hết đi café đến Nhà hát Lớn. Cái câu “mẹ đánh không đau bằng ngồi sau con gái” đúng với ai chứ không đúng với Hồng Đăng, khi ông thường ngồi sau xe vợ với một nụ cười mủm mỉm y lúc trẻ được quà (hệt… Dương Thụ lúc ngồi bên tay lái của vợ dọc đường xuyên Việt).

“Trẻ thơ” là thế, nhưng khi “xem số cho người” thì trông gương mặt ông thoắt cái bỗng trở nên thông minh mẫn tuệ hơn người. Hồng Đăng nổi  tiếng với món “xem tử vi”. Hồi giờ, kể mà Hồng Đăng đi theo “nghiệp” đấy, có khi của ăn không hết chứ chẳng đùa! Nhưng đây, ông  toàn xem miễn phí. Và cũng  tùy người,  tùy lúc cảm thấy cần nói ra thì ông mới nói, chứ không bao giờ “hát theo yêu cầu”.

Tôi từng chứng kiến có lần, một chị nhà báo mà ông hết sức yêu quý kể cho ông nghe dự định sắp lấy chồng, thế là ông thủng thẳng: “Lấy làm gì cho… mất công hả cháu! Không quá được nửa năm đâu!”. Và quả nhiên, cặp đấy ngay lập tức đứt gánh giữa đường khi vừa về ở với nhau được chừng 4 tháng. Gặp lại “thầy tử vi”, ông lại thủng thẳng: “Thôi cũng được, đủ để… “có con hợp pháp” là được rồi, cháu ạ!”.

Bà chủ TH True Milk làm việc “giữa đại ngàn”

Dân Nghệ thường không gọi bà Thái Hương bằng cái tên báo chí hay gọi mà là “Hương Bắc Á” vì bên cạnh TH True Milk, bà Hương còn đồng thời giữ chức Tổng Giám đốc Ngân hàng Bắc Á. Ai biết bà từ ngày xa xưa thì còn có thể gọi là Hương “chất đốt”. Vì thật khó tin là thuở cơ hàn, bà từng là một cán bộ phụ trách đoàn ở Công ty chất đốt Vinh (đã giải thể từ đời nào), chuyên tụ tập con em của mọi người trông công ty tập hát, tập múa phục vụ các ngày lễ kỷ niệm trong cơ quan theo cơ chế “của nhà giồng được”. Biết bà từ ngày còn tết tóc đuôi sam và ở trong căn hộ tập thể bé tý không có lấy một tài sản đáng giá nào đó, tới lúc nghe tin bà đã “kịp” trở thành bà Tổng giám đốc Ngân hàng Bắc Á kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn TH Group, tôi gần như chỉ còn nước “té ghế” vì kinh ngạc, không tin nổi hai người là một.

   

Tới lúc đến thăm phòng làm việc của bà ở Hà Nội thì lại thêm lần nữa “té ghế”. Vì nó không hề giống bất kỳ một phòng làm việc nào khác trên đời. Trong khuôn khổ dài hẹp của một mặt sàn thuộc một tòa cao ốc nằm gần kề Nhà hát Lớn, chẳng biết tự bao giờ, bà chủ TH đã cho “hô biến” thành một không gian “đại ngàn” ngay giữa lòng thủ đô. Khách và chủ muốn bước lại gần cái bàn làm việc của bà đặt ở cuối phòng sẽ trải qua một “lộ trình gây sốc”: Đi qua một cây cầu nhỏ vắt qua một con suối khá dài núp dưới những hòn non bộ tỏa bóng cây xanh (mà toàn là cây thật, quang hợp bằng… đèn mới đáng nói). Trên đó, bà chủ còn bày cả bàn thờ Phật và dưới suối, là một đàn cá tung tăng bơi lội ngay lưng chừng tòa cao ốc. Quà đãi khách của bà chủ TH vì thế - thay vì… sữa TH - lại là mấy quả khế hái từ cây khế đang tạo thế trên hòn non bộ, sau khi bà chủ thành kính làm lễ “xin lộc”.

Nếu như TH True Milk  từng gây ấn  tượng bởi  triết  lý kinh doanh… “cho bò nghe nhạc” thì tương tự, bà chủ TH - quả nhiên - cũng chọn cho mình một không gian làm việc riêng có: “Tiếng suối róc rách giữa đại ngàn”, tựa một dàn nhạc không lời. Dù người hằng ngày nghe nó - như phần đa phụ nữ: Một khi đã nói, thì có khả năng là… không dừng lại được!

Phạm Xuân Nguyên “phê bình văn học” bên bàn nhậu

Học toán, cuối cùng lại đi theo nghiệp văn và gần như cả đời không biết tính toán thiệt hơn, tới nỗi, nhà bây giờ vẫn là cái nhà bé tí và vẫn chung thân với con xe hai bánh cà tàng. Dù tóc trên đầu và kể cả râu, từ đời nào, đã bạc phơ phất, hệt “hình ảnh có tính chất minh họa” cho câu thơ Nôm của Nguyễn Trãi: “Tuổi cao, tóc bạc, cái râu bạc/Nhà ngặt, đèn xanh, con mắt xanh”.

“Con mắt xanh” của Phạm Xuân Nguyên trong phê bình văn học (phát hiện những cây bút mới, những đầu sách mới, những xu hướng mới… và là người sớm dịch Murakami Haruki, Milan Kundera ở Việt Nam) thì cả nước biết rồi. Nhưng đế được nghe “gã đầu bạc” phê bình văn học bên bàn nhậu thì không phải ai cũng được chứng kiến. Ấy là lúc Nguyên “đầu bạc” đã bắt đầu “tây tây” và “khán-thính giả” đã được anh kêu tới đủ (cho dù cuộc đấy là do anh… trả tiền hay “có đứa trả hộ”). Này, tớ đố các cậu, câu thơ nào dám cổ vũ cho việc… “ngoại tình”? Mà còn là do một nhà thơ lớn hẳn hoi làm nhé! Chịu! Thế thì nghe đây: “Ở đồn Mang Cá/ Thích hơn ở nhà”. Thế, câu hát nào dám tả cảnh… đàn ông đái bậy, lại cũng do một nhạc sĩ lớn sáng tác? Điêu, làm gì có câu nào! Ai bảo không: “Anh cầm trên tay ra đứng bờ sông”. (Hừm, chả… “đái bậy” thì là gì!). Và vô số “thơ văn xuyên tạc” không thể cho lên mặt báo được và chắc chủ bộ sưu tập trứ danh kia cũng chỉ dám đọc lúc “rượu vào”.

Nguyên hay bị réo ra bàn nhậu cũng vì cái sự “tốn chuyện”, “vui đâu chầu đấy” đó nên giá kể, bị vợ bỏ cũng chả oan tẹo nào! Có đứa độc mồm còn bảo: Nguyên mà là đàn bà con gái có khi … “chửa hoang” nhiều lần rồi ấy chứ!

 

THỦY LÊ
TIN LIÊN QUAN

Rét buốt 13 độ C, người dân vẫn chen chân đến chợ hoa Quảng An ngày cận Tết

Minh Hà - Việt Anh |

Mặc dù Hà Nội đang rét buốt, nhiệt độ về đêm giảm sâu dưới 13 độ C nhưng chợ hoa Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội) vẫn tấp nập, nhộn nhịp người bán, kẻ mua trong những ngày cận Tết Nguyên đán 2023.

Giờ thứ 9: Điếng người khi biết con nuôi của chồng chính là con riêng (P1)

Nhóm PV |

Trong cuộc sống hiện đại, quan niệm "con nào cũng là con" được rất nhiều người ủng hộ. Và dù rằng là con trai hay gái cũng được yêu thương, chăm sóc như nhau. Tuy nhiên, vẫn có những người còn giữ những tư tưởng cổ hủ, lạc hậu, mong muốn có một cậu con trai để nối dõi và để hương hỏa cho ông bà tổ tiên. Vì lí do đó, nhiều người đã đánh mất niềm hạnh phúc của gia đình và những đứa con của chính họ.

Chương trình Giờ thứ 9 do NSND Khải Hưng là đạo diễn. Giọng đọc: NSND Minh Hòa – NSƯT Phú Thăng. Âm nhạc: Xuân Phương.

Bạn đang có những câu chuyện riêng muốn chia sẻ với độc giả của Báo Lao Động? Hãy liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ email: media@laodong.vn.

Bản tin dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai 19.1

NHÓM PV |

Dự báo thời tiết mới nhất 19.1: Khu vực Nam Bộ ngày mai có mây, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng, đêm không mưa.

Hà Nội: Tết vẫn chưa về đến... làng chài

Kim Sơn |

Hà Nội - Những ngày này không khí xuân đã tràn ngập khắp phố phường, người người nhà nhà ra đường sắm Tết. Tuy nhiên, ở làng chài Văn Đức (Gia Lâm) người dân vẫn đang tất bật mưu sinh, kiếm con tôm con cá cho bữa ăn hàng ngày.

Nhiều lý do để trừ, cắt thưởng Tết của người lao động

Bảo Hân |

Vụ việc một công ty tại Bạc Liêu có thông báo về việc cắt thưởng cuối năm do không like, share bài của giám đốc đang thu hút sự chú ý của dư luận.

Khổ luyện để trở thành kỳ nữ Mai hoa thung

Tạ Quang |

Để có thể biểu diễn Mai hoa thung, các vận động viên phải khổ luyện, thành thạo múa lân truyền thống và bắt buộc là phải biết võ thuật. Những chú lân bay nhảy trên dàn cọc sắt, cao từ 1m đến 3m, kết hợp với các động tác tung hứng mạo hiểm, tạo nên những pha thót tim.

Giải cứu thành công người đàn ông ở dưới giếng sâu 25m trong 4 ngày

BẢO TRUNG |

Ngày 18.1, Công an huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk thông tin, đã phối hợp với phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ Công an tỉnh giải cứu thành công một người đàn ông sau 4 ngày rơi xuống giếng sâu 25m trong rẫy vắng.

Cựu Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội nhận 10.000 USD cảm ơn

Việt Dũng |

Ngoài chỉ đạo cấp dưới thương thảo, đàm phán nhà thầu "hỗ trợ" 2-5% giá trị gói thầu, cựu Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội Nguyễn Quang Tuấn còn nhận "cảm ơn".