Nguyễn Văn Dỵ: Gia tài lớn nhất là guitar và... đĩa than

Thành An |

Những ngày đầu xuân Giáp Ngọ, lang thang trên những con phố hoa rực rỡ dọc bờ hồ Hoàn Kiếm, ngắm những chiếc lá non đầu xuân đang đâm chồi nảy lộc, đâu đó bên những hàng ghế đá từng đôi nam thanh nữ tú âu yếm trò chuyện, vui đùa bên nhau... trong khung cảnh thanh bình ấy... chợt nhớ tiếng đàn guitar của nghệ sĩ Văn Dỵ.

Nhắc đến nghệ sỹ Văn Dỵ hẳn ai ai từng nghe tiếng đàn của mà không say đắm, âm thanh từ cây guitar của ông rất lạ, lúc khoan thai, lúc dồn dập điêu luyện, tinh tế đưa người nghe không chỉ cảm nhận được tâm hồn của người nghệ sỹ điêu luyện, tài hoa trên những ngón tay và cái đầu mà còn thấy lòng mình hòa quyện trong đó.

Bộ sưu tập mơ ước của nghệ sỹ yêu nhạc

Lần nào cũng vậy, bước vào cánh cửa nhà nghệ sỹ "đập" vào mắt là những tủ đĩa nhạc lớn, nào là đĩa nghi ca; đĩa nhạc giao hưởng ở trong nước; ở châu Âu và những giai điệu bất hủ của thế giới dài 4-5m, đặc biệt là bộ đầu cối - ngay trong căn phòng nho nhỏ đã được ông bày đặt hài hòa - 3 bộ dàn nghe cùng các thiết bị âm thanh.

Theo như ông kể và đã từng nghe qua bạn bè ông kháo nhau thì Văn Dỵ có đến 3 đầu băng cối, 5 đầu nghe đĩa than và hàng nghìn những đĩa nghe nhạc khác nhau (ông không dùng đĩa CD mà chỉ nghe đĩa than).

Vừa kể ông vừa mở tủ lấy đĩa nhạc mở nghe, ở đây tôi thấy có những chiếc đĩa (than) nhạc cổ điển từ rất lâu, có những đĩa của những người đã khuất như 2 bộ đĩa của hai dàn nhạc giao hưởng Tiệp và Hung chơi về nhạc của Bettoven, rồi những đĩa nhạc của nhóm nhạc giao hưởng Paris.

Thấy tôi tò mò, nghệ sỹ bật máy rồi giới thiệu về từng chiếc đầu, rồi cách sử dụng rồi cả quá trình có được những “báu vật” của riêng mình này, nghệ sỹ bảo - “gia tài của mình lớn nhất là hơn 600 đĩa than nhạc cổ điển mang về từ Tiệp Khắc và suốt những năm tháng của cuộc đời tôi sưu tập được 3 chiếc đầu băng cối, 5 đầu nghe đĩa than trị giá mỗi cái ít nhất cũng 3000 đô.

Bên cạnh đó sưu tầm đĩa than cũng là thú vui của tôi, hiện tôi có khoảng hơn 500-600 chiếc đĩa than nhạc, hiện có rất nhiều các nhà sưu tầm mơ có nhưng chắc hẳn không nhiều như thế, toàn đĩa nhạc của những nghệ sĩ lớn trên thế giới chơi, Văn Dỵ rất yêu thích những bộ này, những bộ này rất đắt tiền có những thứ không thể ấn định về tiền bạc hay giá trị âm nhạc vì đó là bất tử, hiện có những nghệ sĩ đã qua đời, Tất cả những thứ này đều được mua ở nước ngoài, cũng có những cái mà được bạn bè tặng”.

Là một nghệ sỹ nổi danh bằng cây đàn guitar, tình yêu guitar của Văn Dỵ thật mãnh liệt, ông sinh ra ở làng quê của huyện Yên Thế, Bắc Giang. Biết đến, sờ vào và chơi guita từ cách đây ít nhất cũng khoảng 50 năm, hiện nay có lẽ trong giới nghệ sĩ ghi ta Việt Nam có nhiều đàn, nhiều nhạc cụ guitar nhất - chính là Văn Dỵ, ông có đủ các loại đàn guitar, chơi đàn của nhiều hãng Mstsuoka của Nhật, Yamaha của Nhật, Fender hay Ramirez của Tây Ban Nha.

“Hiện nay, trừ cây đàn mới tặng chương trình tấm lòng cao cả hôm 28 vừa rồi thì tôi có khoảng hơn chục cây đàn, trong khi đó người ta có 1-2 cái có khi chỉ 3 cái là cùng ít khi có nhiều hơn, mà toàn là những cái đắt tiền những cái chuyên nghiệp, bên cạnh đó tôi có thú chơi sưu tầm đàn, sưu tầm nhạc ghita, đĩa nhạc hay trên thế giới”.

Cây đàn để lại kỉ niệm nhất của Văn Dỵ là cây đàn Jose Ramirez của Tây Ban Nha, cây đàn này được một người bạn nghệ sỹ chơi guitar cũng khá hay, đi Tây Ban Nha mua về chơi, một lần gặp Văn Dỵ chơi bằng một cây guita khác, kém hơn cây Ramirez này, mến mộ rồi đến tặng để Văn Dỵ chơi cho tốt hơn, để cây đàn đến đúng tay, đúng người hơn.

Cây đàn này Văn Dỵ rất ít khi mang ra dùng, bời vì nó rất là quý. Đã có rất nhiều người hỏi mua cây đàn nhưng ông không bán, ông giữ để làm vật kỉ niệm bên ngưởi để chơi và giữ lâu dài, như một báu vật trong nhà. Riêng có cây cây đàn hay chơi nhất với nhãn hiệu Ryoji Matsuoka M trong chương trình “Những tấm lòng cao cả” sau khi chơi xong nghệ sĩ đã tặng chương trình để bán đấu giá làm từ thiện ngày 28.12 vừa qua.

Nghệ sỹ Guitar coi trọng tâm hồn và tinh thần

Văn Dỵ bảo với ông âm nhạc là linh hồn không thể thiếu trong cuộc sống, quan điển của ông là ăn vật chất (ngày 2 bữa cơm) nhưng phải ăn âm nhạc nhiều hơn những thứ còn lại, ông rất coi trọng vấn đề về tâm hồn và tinh thần.

Với giọng nói sang sảng, vẻ mặt tinh tường, toát lên một con người trẻ trung có những đêm ông thức đên 1-2h đọc báo, sáng sớm 6h đang tập thể dục ở gần nhà đã thấy ông mặc bộ quần áo thể thao đi bộ ở đó, tinh thần ông lúc nào cũng sảng khoái, trò chuyện với ông, gặp ông mới biết được trong con người gần 60 tuổi ấy, không tìm thấy dáng vẻ của tuổi già, trong ông luôn toát ra sự yêu đời, lạc quan.

Ông vẫn thường xuyên giao lưu với bạn bè, còn nhớ lần nào ngồi uống bia với ông là những lúc ông ôm đàn guitar hát những tình khúc từ ngày xưa, lúc đấy không bắt gặp một Văn Dỵ yêu cầu phải chính quy, chuyên nghiệp mà lúc đấy sẽ thấy một Văn Dỵ có tính chất quần chúng giải trí vẫn gần gũi hết đỗi thân quen. Đây cũng là một cách thể hiện cho người ta biết đến cây đàn ghita là như thế nào.

Ông cho rẳng, nhiều người cứ nghĩ học hoặc chơi đàn để giải trí, thực ra chơi đàn có rất nhiều cái hay ngoài giải trí bằng âm thanh còn rất nhiều tư duy riêng của nó. Nó có tư duy logic riêng về toán học, về văn học riêng. Ai chơi sâu hiểu khá rõ sẽ cảm thấy nó say sưa nghe như liều thuốc chữa bệnh trầm cảm, stress…

Vừa nói chuyện ông vừa tếu táo, “giả sử như mình đây nếu không chơi đàn khéo bệnh tật đầy người nhưng vì sống tươi trẻ như bây giờ, trông người trẻ hẳn ra, buồn có thể chơi để khỏa nỗi buồn vui thì rạo rực để tăng niềm vui” nói xong Dỵ vỗ vai tôi và bảo “cậu chơi như thế nào thì nó sẽ trả lời tâm trạng của anh như thế nên cảm thấy yêu đời thì cứ chơi, buồn cũng chơi, ngoài chơi đàn còn nghe nhạc thật nhiều nữa để cho cuộc sống tươi trẻ”.

Hiện tại trong tuần ông mở lớp dạy học cho các học trò một tuần. Ngoài việc dạy đàn thì còn dạy nhận thức về cuộc sống, thời buổi kinh tế thị trường người ta cũng chọn thầy học cho con mình, người ta muốn con tốt thì chọn thầy xịn. Nhưng nếu ai muốn học nghệ sỹ Văn Dỵ thì đầu tiên là phải có một cây đàn tương đối tốt mới được nhận.

Với ông những chiếc đàn tốt chính là một công cụ để phát triển, như một công cụ sản xuất lao động, công cụ sản xuất lao động tốt thì phương thức mới tốt cộng với lực lượng lao động sản xuất mới tốt được, nếu có đàn tốt học thầy tốt thì mới có thể đánh được, ở đây anh mua cây đàn càng tốt hoặc học càng lâu thì học phí càng giảm.

Ngồi tâm sự về lớp trẻ, ông cảm thấy ít người bồi dưỡng bản thân bằng liều thuốc tinh thần đúng cách, ông nghĩ tinh thần rất quan trọng, ví sao con gà chỉ vài trăm nghìn nhưng có bông hoa cả tiền triệu, có đĩa nhạc cả trăm đô, có khi còn vô giá? nên ông muốn khuyên các bạn trẻ rằng nên bồi dưỡng con người bằng tinh thần, bằng tâm hồn, vật chất nuôi con người tồn tại, còn để nuôi con người tồn tại lâu hơn, tròn trĩnh hơn thì đó là tinh thần, ngay bây giờ có điều gì vui hơn khi ngồi đọc báo, trước mặt là một lọ hoa, âm nhạc đâu đó vang lên du dương, tinh thần tao nhã,...

Tuy nhiên không phải hoa nào cũng phù hợp với lọ, âm nhạc cũng vậy, bạn có tính tình như thế nào thì tìm đến với nhạc cụ đó, thể loại nhạc đó ví dụ người có trí tuệ triết học, sâu lắng người ta tìm đến loại nhạc chính thống có giá trị, nghe nhạc có thể đoán được sở thích, tình cách của con người, thậm chí quan sát anh nghe nhạc ông có thể nhận ra anh là người thiện, người xấu hoặc là người ác và người tử tế hay không khi nghe một bản nhạc, anh rạo rỡ hay cau có để đoán ra tâm trạng, tính cách.

Quả đúng như vậy, lật lợi chút lịch sử thời chiến quốc nhà Tàu, trong Tam quốc, khi mà Tư Mã Ý đến chiếm thành của Khổng Minh, Khổng Minh mang đàn ra đánh, ông đánh tuyệt vời đến mức cổng thành mở toang, mà trong nhà không có ai, nhưng Tư Mã Ý nghe tiếng đàn như trong nhà có gươm, có đao, có máu chảy đầu rơi... rồi thất thủ dưới tiếng đàn ấy. 

Năm mới - sách mới của nghệ sỹ “đánh đàn vắt sau lưng “

Hiện giờ, cảm thấy có tuổi, nên chỉ mong muốn đặt nền tảng cho các thế hệ sau, không có nhu cầu đi biểu diễn đâu xa, mặc dù có nhiều nơi mời như ở Huế, Tp.Hồ Chí Minh, ông chủ yếu là giảng dạy cho các em học sinh. Ngày nay, phong trào ghita đang nở rộ, học sinh đến học rất đông, giờ nếu đi, bỏ vài ngày đi thì thấy các em bơ vơ nên không nỡ. Vừa rồi có đại sứ quán Xi-ri-lan-ca mời nhưng ông cũng đã từ chối.

Dù bận rộn với công việc nhưng hằng ngày ông vẫn học, viết sách, và dạy ghita, soạn những ca khúc mình yêu thích cho ghita. Người nghệ sỹ “đánh đàn vắt sau lưng” luôn cảm thấy hiện nay ở Việt Nam ít có những tác phẩm chuyển soạn hay nên trong ông luôn đau đáu ý định trong năm 2014 sẽ chuyển soạn một số tác phẩm những ca khúc Việt Nam cho ghita; ví dụ như bài Làng quan họ quê tôi của Nguyễn Trọng Tạo, bài Người lái đò trên sông Poco, Cô gái vót chông...

Đây là ý tưởng và đang trong quá trình thực hiện, và đặc biệt là có những bài có sức nặng, tầm cỡ lớn như Người Hà Nội, Bình Trị Thiên khói lửa… những điều này đã được ông ấp ủ từ lâu, ông bảo “để làm được thì không phải ai cũng làm được, phải cần có thời gian, phải sắp xếp việc riêng tư, việc gia đình để đầu tư cho những tác phẩm ấy.

Bên cạnh đó, bản thân cũng muốn viết những bản nhạc không lời cho ghita, những bản tình ca, những khúc roman nho nhỏ hoặc những tiểu phẩm, những gì hay cũng muốn viết cho ghita”.

Rồi ông thấy hiện giờ chưa có sách nào dạy riêng cho các em thiếu nhi về guitar mà chỉ dạy chung chung theo kiểu người lớn. Hiện tôi đang nghiên cứu lứa tuổi để làm sao cho ra sách phù hợp với lứa tuổi.

Và ông sẽ cho ra đời “cuốn phương pháp học ghita Văn Dỵ”, tổng hợp, nghiên cứu những gì đã học ở nước ngoài, nghiên cứu tổng hợp những gì học và biết những kiến thức chung về guitar ở Việt Nam sao cho dễ học nhất, nhưng có lẽ phải mất 1-2 năm, bởi lẽ khó nhất là nghiên cứu phương pháp giảng dạy cho con người Việt Nam vì phải nghiên cứu sao cho phù hợp với con người Việt Nam do đó cần có phải kết hợp. Còn nếu viết theo kiểu kiến thức châu Âu thì ông có sẵn bên mình.

Trong năm, ông sẽ dành thời gian viết sách cho các thế hệ sau, sao cho dễ hiểu, dễ đọc do vậy năm 2014 mình rất bận rộn. Vừa tập đàn, vừa biên soạn, vừa viết cuốn sách... ít thời gian dành cho bạn bè hơn. Nhiều người cũng hỏi rằng, anh bận rộn như vậy thì không có thời gian giải lao à... thì ai cũng có thời gian nghỉ ngơi, tôi có thói quen là nghe nhạc, vừa nghe nhạc, vừa đọc sách khoảng 3-4 tiếng, chủ yếu là nhạc chuyên ngành, nhạc danh cho ghita dàn nhạc giao hưởng Việt Nam, Anh, Mỹ, Pháp, CH Séc cảm giác thấy thích, kiểu như chữa bệnh.

Ông cũng nhận định: “Tôi đi tham dự festival 3, 4 lần thấy trình độ của ta còn lạc hậu nhiều so với thế giới, nhất là châu Âu, ở ta một số người cứ bảo là đi biểu diễn ở quốc tế và đạt giải thì tôi cho rằng nhưng thực sự là không phải, thi piano quốc tế thì mọi người đánh chung một cây đàn, còn guitar thì khác, mỗi người chơi một loại khác nhau, ở Việt Nam nói về nhạc cụ chắc chắn không có cái nào tương xứng với châu Âu.

Những người bảo đi đáng ở nước ngoài, làm giảng viên ở này nọ thực sự chỉ là quan tếu không có chuyện ấy, Việt Nam lạc hậu so với họ khoảng 50 năm đổ ra. Đi thi quốc tế không phải là đùa được, đi không chỉ cho mình mà còn là danh dự của quốc gia”.

Bây giờ học thật chính quy thì mới mong theo được họ, ở nước ngoài người ta tập 6-8 tiếng/ ngày, còn với Văn Dỵ bản thân là nghệ sỹ guitar chuyên nghiệp, trước dạy ở trường Âm nhạc Việt Nam, nay là Học viện âm nhạc Quốc gia Việt Nam.

“Nghề được đào tạo chính quy ở châu Âu về, thì đương nhiên là mình không bỏ, phải theo nghề, yêu nghề và theo nghề đến khi nào không còn cầm đàn đánh được nữa thì thôi”, nghệ sỹ cho nói.

Xem Văn Dỵ vắt guitar sau gáy chơi “Tiếng chày trên Sóc Bom Bo” 

Thành An
TIN LIÊN QUAN

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Tất bật ngược xuôi giao hàng, shipper vẫn lo không có Tết

Thiện Nhân-Tùng Giang |

Nhiều shipper giao hàng chia sẻ, những ngày giáp Tết Nguyên đán dù đơn hàng tăng cao nhưng thu nhập thực tế vẫn chưa đạt như kỳ vọng.

Phố cây cảnh vắng khách, sức mua chỉ bằng 30% so với năm ngoái

Thiện Nhân - Thùy Dương |

Theo nhiều nhà vườn, năm nay cây cảnh được giá nhưng tiêu thụ chậm hơn mọi năm, sức mua của người dân chỉ khoảng 30% so với năm ngoài.