Người họa sĩ đầu tiên ký họa chân dung Bác Hồ trong 1 phút

Doãn Thành |

Năm 1948 họa sĩ Phan Kế An đang công tác ở Định Hóa, Thái Nguyên thì được lệnh cấp trên gấp rút sang căn cứ Nà Lừa để vẽ hình Bác Hồ. Vì công việc đòi hỏi ông phải làm nhanh nên ông đã làm nên một kỳ tích khi vẽ phác thảo chân dung Bác Hồ bằng bút sắt chỉ trong vòng một phút. Bức chân dung đó Bác Hồ thích vì nó rất giống cả về ngoại hình và tâm trạng của Người lúc bấy giờ và nó đã được Người chọn để đi đăng báo.

Vẽ chân dung Bác Hồ chỉ trong 1 phút

Ngôi nhà số 72 Phố Thợ Nhuộm từng là nơi tụ họp của nhiều người nổi tiếng trong giới văn nghệ sĩ cùng thời với ông để cùng nhau trao đổi về những chủ đề trong sáng tác. Giờ đây đã cũ và xuống cấp, nhưng vẫn là nơi ở gắn bó suốt bao năm nay của ông và gia đình - họa sĩ Phan Kế An người đầu tiên ký họa chân dung Bác Hồ tại chiến khu Việt Bắc vẫn coi ngôi nhà như một phần máu thịt.

Theo một cầu thang gỗ lên tới tầng hai là phòng làm việc của “cụ họa sĩ” nào là bút, mực, những bức tranh đã vẽ xong và cả những bức còn dang dở được treo trên tường, được dựa vào ghế... Trong phòng làm việc của ông không khi nào thiếu đi ba bức ảnh chụp cùng với ba người thày, một ảnh ông chụp với thày dạy tiểu học đó là cụ giáo Phùng Xuân Chường. Tấm khác, chụp bên danh họa Tô Ngọc Vân, người thầy đã dìu dắt ông theo con đường hội họa, bên cạnh là tấm ảnh ông chụp với thầy giáo Võ Nguyên Giáp. Còn ở trên cao nhất là bức ảnh mà cụ được đứng bên Bác Hồ khi nhận lệnh đến vẽ chân dung Bác.
Họa sĩ Phan Kế An sinh năm 1923 tại Sơn Tây nay thuộc Hà Nội. Trong một gia đình quan lại Nho học, là con trai của Khâm sứ đại thần Phan Kế Toại (người từng giữ nhiều chức vụ quan trọng Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa). Ngay từ khi còn nhỏ, ông đã được tiếp xúc với văn hóa bên ngoài thông qua việc học tiếng Pháp. Ông đã từng là học trò của người thày xuất sắc mà sau này là vị tướng tài ba của dân tộc đó là Đại tướng Võ Nguyên Giáp, hồi đó ông theo học ở trường Thăng Long, nơi mà thày Giáp dạy môn Lịch sử.
Chính thày Giáp là người đã giác ngộ những tư tưởng cho ông về tinh thần dân tộc, và tình thương đồng bào, những gì được nghe thày Giáp nói sau này khi đi theo kháng chiến ông mới nhận ra đó chính là tư tưởng cách mạng mà khi còn ngồi trên ghế nhà trường ông cũng chưa hiểu nó là gì.
Thông qua các bài giảng của mình về văn hóa, lịch sử nước Pháp, thày thường xen kẽ câu chuyện kể về những người nghèo khổ ở Việt Nam dưới sự đô hộ của Pháp và những người nghèo khổ ở Pháp trong cuộc cách mạng của công xã Paris. Học ở trường Thăng Long được một năm do có năng khiếu về hội họa nên ông được gia đình cho thi vào học tại một trường mỹ thuật, tạm xa ngôi trường với người thày đáng kính ông được đào tạo trong một môi trường mới, ở đó người ta đã dạy cho ông nhiều kiến thức được mang đến từ nước Pháp.
Trong thời gian còn là sinh viên, trước khi ra trường ông được điều lên Tây Bắc công tác với tư cách là phóng viên của báo Sự Thật. Tuy mới ở độ tuổi ngoài đôi mươi, nhưng tài năng hội họa của ông đã được nhiều người biết đến, đó chính là lý do ông được gặp Bác Hồ năm 1948.
Thời gian này ông còn đang ở Định Hóa – Thái Nguyên, theo sự chỉ đạo của đồng chí Trường Chinh ông phải sang căn cứ Nà Lừa để vẽ hình Bác Hồ đăng trên báo. Vì công việc gấp rút đòi hỏi ông phải làm nhanh, và ông đã làm nên một kỳ tích khi vẽ phác thảo chân dung Bác Hồ bằng bút sắt chỉ trong vòng một phút, bức chân dung đó Bác Hồ thích vì nó rất giống cả về ngoại hình và tâm trạng của Người lúc bấy giờ và nó đã được Người chọn để đi đăng báo.
Ông tâm sự: “Thời đó tôi còn rất trẻ, khi nhận được lệnh đến gặp Bác để vẽ chân dung Người, lúc đầu tôi cảm thấy rất lo lắng, mà công việc này được lệnh phải thực hiện ngay để đăng báo, vừa phải làm nhanh và vừa phải đảm bảo được chất lượng của bức tranh, nên khi đến gặp Bác tôi chỉ chào và xin phép bắt đầu ngay công việc. Lúc ở bên cạnh Bác tôi không còn cảm thấy run nữa chỉ tập trung cho công việc của mình”
Sau khi hoàn thành bức ký họa đầu tiên, ông được Bác Hồ cho phép ở lại sống và làm việc bên Bác thêm ba tuần, như cá gặp nước và như để thỏa ước mong bấy lâu trong lòng, chỉ trong thời gian ngắn ngủi ông đã vẽ được tổng cộng hơn hai mươi bức chân dung về Hồ Chủ tịch đáng kính.

 

Ông chia sẻ: “Vẽ chân dung Bác Hồ thực sự là rất khó, bởi vì Người không mấy khi ngồi yên, lúc nào cũng trăn trở, suy tư nên hình ảnh của Người luôn ở tư thế động. Bởi vậy, những lúc đó tôi phải phác họa thật nhanh để không bỏ mất đi những cảnh thực khi Người làm việc”.

"Nếu còn khỏe nhất định tôi sẽ lên Việt Bắc lần nữa"

Trong sự nghiệp sáng tác của mình, họa sĩ Phan Kế An chủ yếu tập trung vào hai thể loại là tranh sơn mài và tranh sơn dầu, với những tác phẩm nổi tiếng như: Nhớ một chiều Tây Bắc, Những đồi cọ, Bác Hồ làm việc ở lán Nà Lừa, Hà Nội tháng 12 năm 1972, Cánh đồng bản Bắc, Gác chuông, Bụi nứa miền xuôi… Trong thời gian còn tham gia sáng tác, những tác phẩm của ông thường được mang đi dự triển lãm ở Ở Liên Xô, 12 nước Xã hội Chủ nghĩa, Trung Quốc và Mông Cổ… Ở đó bạn bè quốc tế đánh giá cao về khả năng nghệ thuật của ông và không ngần ngại bỏ ra một khoản tiền lớn để mua lại những bức tranh ông vẽ.
Hiện nay rất nhiều những bức tranh của ông vẫn còn nguyên những giá trị về nghệ thuật và nó lại trở nên có giá trong giới những nghệ sĩ sành hội họa, nhưng ông lại quyết định tặng nó cho bảo tàng Hồ Chí Minh, hiện tại vẫn còn những bức tranh do ông kí tặng được trưng bày nơi đây.
Những bức tranh của ông đặc biệt là tranh vẽ về Bác Hồ có giá trị rất lớn về tinh thần. Bởi đó là những bức tranh được đánh giá là giống với hình ảnh của Người nhất, hơn nữa những bức tranh đó lại không vẽ theo một khuôn mẫu nhất định. Hầu hết những bức tranh đó đều được vẽ về cảnh làm việc của Người chứ không phải do ngồi mẫu vẽ, vì thế nó làm cho những bức tranh của ông có tính chất tự nhiên và đạt được giá trị cao về nghệ thuật.
Khi hòa bình lập lại ở miền Bắc, ông cùng các đồng chí trở về Hà Nội công tác, để lại biết bao nhiêu kỉ niệm với Việt Bắc từ những ngày đầu kháng chiến trường kỳ gian khổ của dân tộc. Bao nhiêu năm gắn bó với núi rừng, khi được lệnh điều về xuôi công tác ông có ý định xin ở lại để được tiếp tục gắn bó với nơi đây, nhưng lệnh cấp trên đã ký nên ông đành phải nghe theo.
Về Hà Nội, ông vẫn tiếp tục hoạt động trong lĩnh vực hội họa, và trong suốt thời kỳ kháng chiến chống Mỹ ở Hà Nội ông đã cho ra đời rất nhiều những tác phẩm có giá trị, đặc biệt là những chùm tranh đả kích và bức tranh Hà Nội 12-1972. Trong thời gian này và sau khi đất nước thống nhất ông còn giữ nhiều chức vụ quan trọng trong Hội đồng mỹ thuật Việt Nam và Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam.

Mặc dù hiện tại trong người mang rất nhiều bệnh, tay đã run không cầm được bút vẽ nữa, nói năng thì lại càng khó hơn nên ông rất hạn chế tiếp chuyện với nhiều người. Nhưng khi được hỏi về những tấm chân dung mà ông đã vẽ thì ông lại hào hứng kể lại tất cả, đặc biệt làm những tấm chân dung ông vẽ về Bác Hồ. Năm nay ông đã bước sang tuổi 92 và có tới hơn 60 năm hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật, được nở nụ cười mãn nguyện với những thành công, nhưng chưa khi nào ông quên đi hình ảnh của những ngày sống và làm việc tại Việt Bắc, đó là những ngày ý nghĩa nhất của đời ông. Ông hào hứng: “Nếu như còn khỏe nhất định tôi sẽ làm một chuyến đi lên Việt Bắc lần nữa”.

XEM VIDEO KHÁNH THÀNH TƯỢNG ĐÀI BÁC HỒ Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

 

Doãn Thành
TIN LIÊN QUAN

Tổng LĐLĐ Việt Nam dâng hương tưởng niệm đồng chí Nguyễn Đức Cảnh

TRUNG DU |

Sáng ngày 18.1, Đoàn công tác của Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam do đồng chí Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến dâng hương kính viếng, tưởng nhớ đồng chí Nguyễn Đức Cảnh tại TP Hải Phòng và tại quê nhà đồng chí ở tỉnh Thái Bình.

Giải cứu thành công người đàn ông ở dưới giếng sâu 25m trong 4 ngày

BẢO TRUNG |

Ngày 18.1, Công an huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk thông tin, đã phối hợp với phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ Công an tỉnh giải cứu thành công một người đàn ông sau 4 ngày rơi xuống giếng sâu 25m trong rẫy vắng.

Cựu Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội nhận 10.000 USD cảm ơn

Việt Dũng |

Ngoài chỉ đạo cấp dưới thương thảo, đàm phán nhà thầu "hỗ trợ" 2-5% giá trị gói thầu, cựu Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội Nguyễn Quang Tuấn còn nhận "cảm ơn".

Lái buôn quất cảnh: Tết năm nay không có bánh chưng

Thiều Trang |

Thẫn thờ nhìn bầu trời Hà Nội mang sắc xám, anh Trần Duy Toàn - lái buôn quất cảnh thở dài: "Năm nay gia đình tôi không có bánh chưng".

Đoàn tàu metro số 1 TPHCM chạy thử nghiệm với hệ thống bảo vệ tàu tự động

Phương Ngân |

TPHCM - Ngày 18.1, ông Nguyễn Quốc Hiển - Phó Trưởng ban Quản lý đường sắt đô thị TPHCM đã trực tiếp kiểm tra công tác chuẩn bị và chạy thử nghiệm 1 đoạn trên cao với hệ thống bảo vệ tàu tự động (ATP) của tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên).

Lịch nghỉ Tết của 19 trung tâm đăng kiểm xe trên địa bàn Hà Nội

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội thông báo lịch nghỉ Tết của 19 trung tâm đăng kiểm xe cơ giới trên địa bàn thành phố. Đáng chú ý, nhiều trung tâm đăng kiểm ở Hà Nội nghỉ Tết muộn để phục vụ người dân.

Mai vàng cổ 100 năm giá tiền tỉ đổ bộ chợ hoa Tết Quý Mão 2023 ở TPHCM

KHÁNH LINH - ANH TÚ |

TPHCM - Tại chợ hoa xuân Phú Mỹ Hưng (quận 7), nhiều cây mai vàng cổ được các nhà vườn bày bán tập trung tại khu vực lối đi chính khiến nhiều người phải trầm trồ. Đó là những cây mai vàng cổ cao 4-5 mét, đứng sừng sững giữa chợ hoa. Người bán cây cho biết có những cây có tuổi đời chừng 100 năm, giá bán có cây lên tới 4 tỉ đồng.