Hiu hắt Cửa khẩu quốc gia Thanh Thuỷ

Đặng Tiến |

Từ Quyết định số 136/QĐ-TTg, cửa khẩu Thanh Thủy (huyện Vị Xuyên, Hà Giang) đã chính thức trở thành KKT cửa khẩu có tầm cỡ quốc gia với kỳ vọng sẽ thay đổi và đánh thức văn hoá, KTXH của cả một vùng cực bắc. Tuy nhiên, hoạt động của cửa khẩu này thời gian qua đã không như kỳ vọng. Đến đây, nhiều người không khỏi ngỡ ngàng về sự hiu hắt, nghèo nàn, đơn điệu của cửa khẩu này.

Vắng lặng, đìu hiu

Từ thành phố Hà Giang, chúng tôi hăm hở vượt gần 30km trên con đường trải nhựa rộng phẳng về Cửa khẩu quốc gia Thanh Thủy với hy vọng được chứng kiến sự nhộn nhịp giao thương hàng hóa, khách du lịch qua lại giữa hai nước Việt – Trung. Thế nhưng, trái với hình dung ban đầu, khu vực cửa khẩu với nhà cửa khang trang, nhưng giao thương lặng như tờ.

Được chính thức công nhận là cửa khẩu quốc gia và được “nâng cấp” thành Khu kinh tế mở tháng 11.2001. Nhằm phát triển kinh tế địa phương và cả vùng, tỉnh Hà Giang đã có nhiều dự án và “trải thảm đỏ” mời gọi các nhà đầu tư đầu tư vào khu kinh tế mở này. Thế nhưng sau gần 13 năm, đến nay, cửa khẩu này vắng lặng như một chợ “cóc”. Tuy hạ tầng kinh doanh ở đây đã từng bước thay đổi bằng sự hiện diện của khu nhà 3 tầng cho giới thương gia hai nước đến làm ăn buôn bán, nhưng hiện chỉ lèo tèo vài ba kiốt chủ yếu vẫn là hàng của Trung Quốc.

Theo số liệu của Chi cục Hải quan cửa khẩu Thanh Thủy, trong tháng 1.2014 chỉ có 43 DN và tư thương tham gia hoạt động xuất nhập khẩu (XNK) qua cửa khẩu Thanh Thủy. Trong năm 2013, tình hình XNK tại cửa khẩu Thanh Thủy cũng rất ảm đạm.

Cũng theo số liệu thống kê của hải quan cửa khẩu Thanh Thủy, năm 2013 chỉ có 80 DN tham gia hoạt động XNK qua cửa khẩu Thanh Thủy. Trong đó, 42 DN trong tỉnh và 38 DN ngoài tỉnh (giảm 46 DN so với cùng kỳ năm 2012). Số lượng phương tiện vận tải xuất nhập cảnh khoảng 11.000 lượt (giảm trên 400 lượt so với cùng kỳ năm 2012). Tổng kim ngạch hàng hóa XNK năm 2013 đạt trên 284 triệu USD. Các mặt hàng XNK qua cửa khẩu này chủ yếu là hàng nông lâm sản, máy móc các loại.

Có mặt tại cửa khẩu Thanh Thủy ngày 22.2 vừa qua, ghi nhận của chúng tôi tại cửa khẩu Thanh Thủy, thỉnh thoảng mới có một xe tải chở hàng hóa và người qua lại qua cửa khẩu và số người làm thủ tục xuất nhập cảnh đếm trên đầu ngón tay.

Theo Chi cục phó Chi cục Hải quan Cửa khẩu quốc gia Thanh Thủy Nguyễn Hữu Tuyên thì nguyên nhân dẫn đến lượng hàng hóa qua lại tại cửa khẩu quốc gia Thanh Thủy ít do tình hình kinh tế và điều kiện đi lại của tỉnh và các địa phương lân cận. Các hoạt động của cửa khẩu theo quy chế chung của ngành hải quan, hiện nay đường sá đi lại cũng đã thuận tiện nhiều.

Cùng đó, Hà Giang là tỉnh miền núi biên giới còn nghèo, giao thông đi lại vẫn gặp nhiều khó khăn, Cửa khẩu quốc gia Thanh Thủy tiếp giáp với Châu Vân Sơn thuộc tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) cũng là địa phương miền núi nghèo, chưa phát triển nên giao thương hai bên còn nhiều hạn chế. Hàng hóa xuất khẩu chủ yếu vẫn là gỗ, sắn thái lát và sắn tươi, quả hồ đào và quả thanh long. Còn hàng nhập khẩu, “khủng” hơn hàng xuất nhiều với các loại như: Máy móc, máy sản xuất nông nghiệp cỡ nhỏ, điện năng lượng và các loại vật liệu phục vụ xây dựng.

Bao giờ KKT cửa khẩu được đánh thức?

Không như các Khu kinh tế Cửa khẩu Tân Thanh, Hữu Nghị (Lạng Sơn), Móng Cái (Quảng Ninh), Cầu Treo (Hà Tĩnh), Lao Bảo (Quảng Trị) – nơi mà các lực lượng chức năng đang ngày đêm phải căng mình ra để đối phó với tình trạng buôn lậu và lợi dụng chính sách ưu đãi biên mậu của cư dân biên giới để vận chuyển hàng hoá trốn thuế - thì tại khu vực cửa khẩu Thanh Thuỷ người ta lại rất hờ hững. Rất ít người dân có nhu cầu này và tình trạng vi phạm pháp luật cũng là khái niệm hết sức mơ hồ.

Hoạt động chống buôn lậu hầu như không có, vì người dân cũng chẳng biết là họ buôn lậu hàng hoá gì, chính sách cư dân biên giới dành cho họ được thực hiện đúng với tiêu chí là chỉ mua những hàng hoá và thực phẩm dùng hằng ngày.

Đếm nhanh trong KKT cửa khẩu này có khoảng trên dưới 30 gian hàng kéo dài theo đường. Ngoài mấy quán giải khát, dăm ba quán bán vài thứ hàng hóa chủ yếu là thuốc lá, hoa quả đóng hộp của 2 nước mà hàng TQ nhiều hơn hàng trong nước, quần áo vẫn là những mặt hàng được bày bán nhất ở đây. Nhưng mặt hàng quần áo được bày bán ở đây cũng đơn điệu, không thể hút được khách mua, hiếm có những quần áo chất lượng cao với giá tiền triệu.

Nhằm phấn đấu nâng giá trị hàng hóa XNK qua các cửa khẩu đạt trên 700 triệu USD/năm, trong giai đoạn từ năm 2014-2020, UBND tỉnh Hà Giang tập trung xây dựng và phát triển khẩu biên giới, phát triển kinh tế biên mậu, hội nhập kinh tế quốc tế. Đẩy mạnh XNK hàng hóa qua Cửa khẩu quốc gia Thanh Thủy; nâng cấp cửa khẩu Thanh Thủy thành cửa khẩu quốc tế để đẩy nhanh quá trình hội nhập, hợp tác quốc tế và các hoạt động XNK tại KKT cửa khẩu, nhằm phát huy được nhiều lợi thế trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh - quốc phòng. Bên cạnh đó, tỉnh cũng tập trung khai thác tối đa tiềm năng kinh tế biên mậu; thu hút vốn đầu tư vào các khu chức năng của KKT cửa khẩu Thanh Thủy... góp phần thúc đẩy tỉnh Hà Giang ngày càng phát triển, sớm thoát khỏi tỉnh nghèo, đặc biệt khó khăn.

Câu hỏi của chúng tôi là đến bao giờ Khu kinh tế cửa khẩu này mới “thức” theo đúng nghĩa?

 


Đặng Tiến
TIN LIÊN QUAN

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Cổ động viên tuyển Việt Nam mang cúp vô địch mô hình sang Thái Lan

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Hàng ngàn cổ động viên Việt Nam đã đi quãng đường gần 1000km, mang cúp tới Thái Lan cổ vũ cho thầy trò huấn luyện viên Park Hang-seo ở trận chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.