Giáo dục thể chất trong trường học chưa tương xứng

Công Thắng |

Tầm vóc và thể lực của học sinh, sinh viên Việt Nam còn hạn chế so với các nước trong khu vực, thiếu và yếu kỹ năng tập luyện thể thao, chăm sóc sức khỏe, phòng tránh tai nạn thương tích. Nhưng những năm qua, công tác giáo dục thể chất, thể dục, thể thao trong trường học chưa tương xứng với vị trí, vai trò, hiệu quả hoạt động chưa cao. Đó là báo cáo của Bộ Giáo dục và đào tạo (GDĐT) tại buổi làm việc của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam với lãnh đạo Bộ GDĐT, Bộ VHTTDL về công tác giáo dục thể chất và thể thao trong trường học diễn ra chiều 21.2.

Đánh giá từ báo cáo của Bộ GDĐT cho thấy: Tính đến năm 2016, cả nước có trên 95% số trường học thực hiện chương trình giáo dục thể chất chính khóa, 75% số trường có hoạt động thể dục, thể thao ngoại khóa với 71% trong tổng số 14,9 triệu học sinh phổ thông tham gia.

Các hoạt động thể dục, thể thao còn mang tính phong trào, chưa chú trọng vào việc rèn luyện kỹ năng, thói quen luyện tập thể thao thường xuyên của số đông học sinh. Môn học thể dục còn cứng nhắc, chưa đáp ứng theo sở thích, năng khiếu của học sinh, sinh viên. Cơ sở vật chất phục vụ hoạt động tập luyện thể dục, thể thao còn thiếu thốn, chưa được quan tâm đầu tư. Hiện chỉ có 6,3% trường phổ thông có nhà tập hoặc nhà thi đấu thể thao; 0,4% có bể bơi; 15% có sân tập. Đội ngũ giáo viên thể dục trong trường phổ thông có trên 76.000 người, trong đó chuyên trách chiếm 74%.

“Giáo dục là toàn diện Đức-Trí-Thể-Mỹ. Chúng ta đang đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông, bên cạnh phần kiến thức thì giáo dục thể chất phải có vị trí tương xứng. Cách dạy, cách học môn thể dục phải thay đổi để không còn là giờ học nhàm chán”, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nêu vấn đề.

Theo Bộ trưởng Bộ GDĐT Phùng Xuân Nhạ, nội dung chương trình, sách giáo khoa phổ thông mới đã xác định vai trò phù hợp của hoạt động giáo dục thể chất, thể thao từ thời lượng, đến phương pháp tổ chức, đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất. Môn thể dục sẽ thay đổi rất căn bản. Giáo dục thể chất phải tạo hứng thú, hấp dẫn và phù hợp, linh hoạt thay vì hình thức, thậm chí khiến thể dục đáng lẽ phải là môn giảm tải cho học sinh thì lại đang gây áp lực lớn cho các em.

Các đại biểu đã tập trung phân tích những bất cập, hạn chế và giải pháp để đổi mới căn bản, toàn diện công tác giáo dục thể chất trong trường học. Cụ thể, công tác soạn thảo và xây dựng chương trình môn học giáo dục thể chất chưa cân đối, nhiều nội dung, yêu cầu dành cho người tập thể thao chuyên nghiệp, mang nặng tính kỹ thuật, chưa phù hợp với học sinh. Hoạt động thể thao trong trường còn đơn điệu, cơ sở vật chất nghèo nàn.

Các ý kiến cho rằng, để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trên cần tập trung giải quyết 3 vấn đề: Chương trình, nội dung học; rà soát, kiện toàn đội ngũ giáo viên; đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị; đặc biệt là cần thay đổi cách đánh giá học sinh trong môn này.

GS. Nguyễn Minh Thuyết - Tổng chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông cho biết, cùng với việc tăng thêm thời lượng cho môn giáo dục thể chất, thay đổi quan trọng nhất là ngoài phần kiến thức, kỹ năng cơ bản thì học sinh được tự chọn môn thể dục, thể thao yêu thích ngay từ lớp 1. Tinh thần đánh giá học sinh qua sự nỗ lực của chính các em chứ không phải là kết quả, thành tích.

Trả lời câu hỏi của Phó Thủ tướng về việc đưa các môn thể thao như bóng đá, võ thuật, bơi lội... vào trường học, đại diện Liên đoàn Bóng đá Việt Nam, Liên đoàn Võ cổ truyền Việt Nam, Liên đoàn Judo Việt Nam… khẳng định, sẵn sàng và có kế hoạch cụ thể, phối hợp với ngành giáo dục để hình thành các câu lạc bộ thể thao trong trường học mà không sử dụng đến ngân sách nhà nước.

Phó Thủ tướng đặt vấn đề: Cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên là rất quan trọng, nhưng chính yếu nhất là phương pháp, cách làm. Giả sử, nếu có quy định cụ thể yêu cầu đối với trường đạt chuẩn quốc gia phải đạt tỷ lệ 100% học sinh biết bơi thì sẽ khác đi. Ở nông thôn, người dân ở một xã hoàn toàn có thể góp công, góp sức để các cháu có chỗ đá bóng, tập bơi, chơi thể thao... Còn ở thành phố, các trường có thể kêu gọi xã hội hóa, sự hỗ trợ, hợp tác của các liên đoàn, hiệp hội, câu lạc bộ thể thao.

“Đầu tư cơ sở vật chất cho giáo dục thể chất cần tận dụng linh hoạt chứ không phải chỉ là xây các công trình tập luyện chuyên nghiệp. Các cuộc thi mang tính phong trào trong giáo dục, ví dụ như hội khỏe Phù Đổng cũng cần phải thay đổi theo tinh thần kết hợp với các giải thi đấu toàn quốc, lựa chọn những môn thực sự mang tính phong trào, vui, khỏe, không ganh đua về thành tích để thể thao không còn là bắt buộc mà là sở thích của mỗi em học sinh. Công tác giáo dục thể chất phải được coi là công việc của toàn xã hội”, Phó Thủ tướng nói.

Bộ trưởng Bộ GDĐT cho biết thêm, trong thời gian tới, Bộ sẽ tiến hành tổng rà soát đội ngũ giáo viên để có phương án đào tạo, bồi dưỡng, chuẩn hóa kỹ năng với sự tham gia của cả các trường sư phạm và trường thể thao.

Kết luận cuộc làm việc, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đồng tình với một số giải pháp được nêu ra và nhấn mạnh đổi mới giáo dục thể chất cần theo xu hướng thế giới như thời lượng cơ bản phải bằng mức trung bình của thế giới; nội dung có phần bắt buộc chỉ là những kỹ năng rất căn bản, còn lại phải mở rộng thêm các môn tự chọn cho học sinh.

Hoạt động đánh giá học sinh phải đổi mới căn bản. Ngoài những kỹ năng căn bản, thì việc đánh giá chủ yếu dựa trên sự cố gắng của bản thân học sinh chứ không phải chấm điểm theo thành tích. Đồng thời kết hợp các cuộc thi có tính phong trào, tạo hứng khởi cho học sinh tham gia rèn luyện sức khỏe, tập luyện thể thao.

Quan trọng nhất là tinh thần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo phải được đưa vào môn giáo dục thể chất.

Cùng với đó Bộ GDĐT, Bộ VHTTDL tính toán về cơ sở vật chất, lực lượng giáo viên trên tinh thần không chỉ bồi dưỡng, tăng cường giáo viên cơ hữu của nhà trường mà chủ yếu tạo điều kiện cho những người làm công tác thể thao bên ngoài được tham gia vào; huy động các nguồn lực xã hội; khơi dậy các phong trào thể thao trong trường học.

Công Thắng
TIN LIÊN QUAN

Rét buốt 13 độ C, người dân vẫn chen chân đến chợ hoa Quảng An ngày cận Tết

Minh Hà - Việt Anh |

Mặc dù Hà Nội đang rét buốt, nhiệt độ về đêm giảm sâu dưới 13 độ C nhưng chợ hoa Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội) vẫn tấp nập, nhộn nhịp người bán, kẻ mua trong những ngày cận Tết Nguyên đán 2023.

Giờ thứ 9: Điếng người khi biết con nuôi của chồng chính là con riêng (P1)

Nhóm PV |

Trong cuộc sống hiện đại, quan niệm "con nào cũng là con" được rất nhiều người ủng hộ. Và dù rằng là con trai hay gái cũng được yêu thương, chăm sóc như nhau. Tuy nhiên, vẫn có những người còn giữ những tư tưởng cổ hủ, lạc hậu, mong muốn có một cậu con trai để nối dõi và để hương hỏa cho ông bà tổ tiên. Vì lí do đó, nhiều người đã đánh mất niềm hạnh phúc của gia đình và những đứa con của chính họ.

Chương trình Giờ thứ 9 do NSND Khải Hưng là đạo diễn. Giọng đọc: NSND Minh Hòa – NSƯT Phú Thăng. Âm nhạc: Xuân Phương.

Bạn đang có những câu chuyện riêng muốn chia sẻ với độc giả của Báo Lao Động? Hãy liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ email: media@laodong.vn.

Bản tin dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai 19.1

NHÓM PV |

Dự báo thời tiết mới nhất 19.1: Khu vực Nam Bộ ngày mai có mây, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng, đêm không mưa.

Hà Nội: Tết vẫn chưa về đến... làng chài

Kim Sơn |

Hà Nội - Những ngày này không khí xuân đã tràn ngập khắp phố phường, người người nhà nhà ra đường sắm Tết. Tuy nhiên, ở làng chài Văn Đức (Gia Lâm) người dân vẫn đang tất bật mưu sinh, kiếm con tôm con cá cho bữa ăn hàng ngày.

Nhiều lý do để trừ, cắt thưởng Tết của người lao động

Bảo Hân |

Vụ việc một công ty tại Bạc Liêu có thông báo về việc cắt thưởng cuối năm do không like, share bài của giám đốc đang thu hút sự chú ý của dư luận.

Khổ luyện để trở thành kỳ nữ Mai hoa thung

Tạ Quang |

Để có thể biểu diễn Mai hoa thung, các vận động viên phải khổ luyện, thành thạo múa lân truyền thống và bắt buộc là phải biết võ thuật. Những chú lân bay nhảy trên dàn cọc sắt, cao từ 1m đến 3m, kết hợp với các động tác tung hứng mạo hiểm, tạo nên những pha thót tim.

Giải cứu thành công người đàn ông ở dưới giếng sâu 25m trong 4 ngày

BẢO TRUNG |

Ngày 18.1, Công an huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk thông tin, đã phối hợp với phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ Công an tỉnh giải cứu thành công một người đàn ông sau 4 ngày rơi xuống giếng sâu 25m trong rẫy vắng.

Cựu Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội nhận 10.000 USD cảm ơn

Việt Dũng |

Ngoài chỉ đạo cấp dưới thương thảo, đàm phán nhà thầu "hỗ trợ" 2-5% giá trị gói thầu, cựu Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội Nguyễn Quang Tuấn còn nhận "cảm ơn".