Đồng tiền không liền khúc ruột

Diệu Thuần |

Họ là một gia đình từng thương yêu, đùm bọc, làm những điều đốt đẹp vì nhau, nhưng khi đứng trước tòa để tranh giành tài sản, họ chia làm hai phe đối lập. Một phe là cha và các con, phe kia là người mẹ đơn lẻ.

Đất chia đôi, người cũng chia đôi

“Không tình yêu nào vĩ đại như tình yêu của mẹ”, xưa nay người ta vẫn dành những từ thiêng liêng, cao cả nhất để nói về tình cảm, tình yêu thương, sự hy sinh to lớn của người mẹ dành cho các con của mình. Nhưng với gia đình bà N.T.P.D. (ở Gò Vấp, TP.HCM) thì chẳng còn điều đó nữa. Tình mẹ con của gia đình bà giờ chỉ là sự lạnh lùng, hờn trách, giống như những người xa lạ. Tình yêu của người mẹ dành cho các con của mình cũng chẳng được vĩ đại nữa. Trong phiên tòa xử tranh chấp tài sản sở hữu chung do bà D. là nguyên đơn, ông H.H.M. (chồng cũ của bà D.) là bị đơn, hai người con của bà là người liên quan, thể hiện rất rõ điều đó.

Năm 1985, ông M. và bà D. nên nghĩa vợ chồng. Họ có hai người con chung (một trai, một gái) đã trưởng thành. Hơn 24 năm sống cùng nhau, họ trải qua không biết bao nhiêu cung bậc cảm xúc. Yêu thương, trân trọng, làm mọi điều vì nhau, nắm tay nhau đi qua những khó khăn, thử thách trong cuộc sống. Những hờn giận, cãi vã cũng được đổi bằng niềm yêu thương, hạnh phúc. Vợ chồng thương yêu nhau, ba mẹ thương yêu, chở che cho các con. Năm 2009, hai ông bà đưa nhau ra tòa ly hôn. Nguyên nhân chỉ vì không tìm được tiếng nói chung trong hôn nhân nữa. Lúc đó, người con gái đã trưởng thành, người con trai còn nhỏ ở với cha. Người mẹ mang hết đồ đạc về nhà bố mẹ mình sống. Mảnh đất vợ chồng tạo dựng trong hôn nhân chia đôi. Ông một nửa, bà một nửa.

Ông M. có vợ mới. Các con xây nhà trên phần đất của mẹ để ở. Bà D. muốn tách đôi phần đất của mình để bán, nhưng không được ông M. đồng ý nên kiện ra tòa. Bà cho rằng, đất là do bà và ông M. cùng tạo lập trong thời kỳ hôn nhân, có giấy tờ hợp lệ, nên khi chia bà có quyền bán. Trường hợp bà không được bán thì những người đang ở trong mảnh đất (hai người con và ông M.) phải trả cho bà gần 1,2 tỉ đồng. Ông M. cho rằng, đất là của ông, do ông bán bộ tranh gia bảo của gia đình để mua. Khi chia tài sản lúc ly hôn, bà D. đã ký cam kết với ông là chỉ xây nhà ở trên đất, không được bán, thế chấp hay cầm cố. Nếu bà D. không có chỗ ở, ông sẽ hỗ trợ một ít tiền xây nhà, các con sẽ hỗ trợ tiền nuôi mẹ. Vì ông muốn giữ đất lại cho các con và làm kỷ niệm của gia đình.

Xử sơ thẩm, TAND quận Gò Vấp đã chấp nhận đơn của bà D., yêu cầu cha con ông M. phải đưa cho bà gần 1,2 tỉ đồng. Ông M. kháng cáo yêu cầu hủy án sơ thẩm. Những người liên quan kháng cáo xin được xem xét chỗ ở.

Mẹ con thành người dưng

Hôm rồi, ngày 7.7, TAND TP.HCM đưa vụ án ra xử phúc thẩm, bà D. một mình lủi thủi đến tòa. Ngược lại, ba cha con ông M. vui vẻ nắm tay nhau, xem bà như người xa lạ. Các con không chào mẹ lấy một câu mà nhìn bằng ánh mắt lạnh lùng. Ông M. nhìn vợ cũ bằng cái nhìn xem thường. Trong suốt phiên tòa, dù ngồi chung hàng ghế nhưng giữa họ có một khoảng cách mà chẳng ai muốn đưa tay kéo gần nó lại.

Ba cha con ông M. ngồi trò chuyện, tươi cười với nhau. Trông họ như một gia đình đang hạnh phúc. Ngược lại, bà D. ngồi một mình, mặt buồn xo. Nhìn cảnh đó, ai cũng nghĩ họ là người dưng, chứ không phải là một gia đình, có quan hệ mẫu tử thiêng liêng. Bà D. trình bày gì với tòa, ông M. cũng lắc đầu rồi cười khỉnh, tỏ thái độ khinh thường. Vị chủ tòa phải nhắc, ông mới giữ im lặng.

Bà D. trình bày, bà đã phải rất khổ cực để vượt qua mặc cảm buồn tẻ khi cứ phải chứng kiến cha con ông M. vui vẻ cùng nhau. “Ông ấy lôi kéo các con về phía mình. Tài sản của tôi, quyền lợi của tôi, tôi phải đòi lại. Tụi nhỏ là con ông, ông phải lo, sao tôi phải lo điều đó?”. Ông M. phản bác: “Tôi không phải là người cha xúi các con hận mẹ. Chúng như thế là do bà ấy. Sau khi ly hôn, bà ấy mang hết đồ đạc đến nhà bố mẹ mình ở, hai đứa con bà ấy để mặc. Bà cứ về xây nhà ở đi, chứ đất thì không được bán đâu”. Tòa hỏi: “Sao là mẹ mà để bố lôi kéo các con?”. Bà D. chỉ đứng lặng thinh. Vị chủ tọa khuyên bà: “Bây giờ, các con bà đang xây nhà trong phần đất bà đang tranh chấp, nếu bà đòi lại ắt chúng sẽ phải đi thuê chỗ ở, vì ông M đã có gia đình riêng. Bà có thể về ở với các con. Chẳng nhẽ bà lại muốn cắt đi tình mẫu tử của mình”. Bà D. nhất định không đồng ý, yêu cầu tòa phải bác kháng cáo của ông M.

Vụ án lương tâm

Vị đại diện viện kiểm sát nói với bà D. rằng: “Vụ án này gọi là vụ án lương tâm chứ không phải là vụ án tranh chấp tài sản. Các đương sự nên xem lại lương tâm, tình cảm của mình đi. Một gia đình từng rất hạnh phúc, một người mẹ cực khổ sinh con, dành cho con bao nhiêu tình yêu thương, giờ chỉ vì tiền mà rũ bỏ tất cả. Mấy đứa con cũng chẳng còn tôn trọng mẹ mình nữa. Bà thử đặt câu hỏi xem, mình đã làm gì cho các con, mình có đóng góp gì trong tài sản tranh chấp”. Bà D. đáp: “Cuộc sống của tôi bây giờ rất khó khăn, tình cảm của tôi sứt mẻ lắm rồi. Tôi có công đi làm sổ hồng là đủ rồi”.

Tòa nhận định, vụ án còn nhiều tình tiết chưa đúng mà cấp sơ thẩm chưa làm rõ nên chấp nhận kháng cáo của ông M., trả hồ sơ, yêu cầu cấp sơ thẩm xét xử lại. Ông M. vui vẻ ra về. Hai người con lạnh lùng nhìn mẹ rồi ra sân tòa cười nói vui vẻ với ba. Bà D. lại thui thủi một mình.

Nhìn họ, tôi cứ đặt ra câu hỏi, sao vì đồng tiền mà họ chấp nhận chia rẽ tình mẫu tử thiêng liêng của mình như vậy? Trong khi đó, ngoài kia có bao nhiêu hoàn cảnh, mẹ con muốn gần nhau nhưng thật khó. “Không còn tình nghĩa vợ chồng thì còn tình mẫu tử thiêng liêng”. Rồi đây, mẹ con bà D. lại phải ra tòa. Những tranh luận, phán quyết của pháp luật nhất định làm tình cảm mẹ con họ thêm sứt mẻ. Tôi nhớ đến một câu nói cảm động về gia đình: “Không một gia đình nào là hoàn hảo... vẫn có cãi vã, vẫn có tranh luận, thậm chí là sự lạnh lùng trong một thời gian rất dài, nhưng cho đến cuối cùng, gia đình vẫn là gia đình... nơi tình yêu luôn luôn hiện hữu”. Tôi mong rằng, mẹ con bà D. sẽ nghĩ đến điều đó.


Diệu Thuần
TIN LIÊN QUAN

Đầu tư chứng khoán dài hạn có hiệu quả hơn gửi tiết kiệm?

LÂM ANH |

VN-Index kết năm 2022 giảm gần 33% dẫn đến tỉ suất sinh lời của các nhà đầu tư trên kênh này bị kéo tụt đáng kể. Trong khi đó, cuộc đua tăng lãi suất tiền gửi đang ngày một nóng lên khiến kênh đầu tư chứng khoán đang ngày càng lép vế hơn trong cuộc đua hút dòng tiền.

Người dân lỉnh kỉnh hành lý về quê ăn Tết, có chặng xe về miền Tây hết vé

Chân Phúc |

Lượng khách tăng đột biến tại Bến xe Miền Tây (quận Bình Tân) trong sáng ngày 19.1. Một số chặng từ TPHCM đi các tỉnh miền Tây đã rơi vào tình trạng hết vé.

Người lao động Việt Nam ở nước ngoài: Luôn khắc khoải nỗi nhớ Tết quê nhà

Vương Trần |

Tết Nguyên đán Quý Mão đến nhưng ở nơi xa xứ, nhiều lao động Việt Nam vẫn đang ngược xuôi, mưu sinh với công việc. Xa quê, nơi xứ người, nhiều lao động không khỏi bồi hồi, nhớ hương vị Tết quê.

Interactive: Bạn có hiểu đúng về cách bày mâm ngũ quả 3 miền?

Nhóm PV |

Bày mâm ngũ quả ngày Tết là nét văn hóa lâu đời của người Việt Nam. Tùy theo vùng miền, mâm ngũ quả lại được bài trí với nhiều loại quả khác nhau. Vậy mâm ngũ quả mỗi miền gồm những quả gì và ý nghĩa của nó là gì, cách chưng ra sao? Tham gia chương trình truyền hình tương tác của Báo Lao Động bằng cách theo dõi câu hỏi, bấm vào phương án trả lời mà bạn cho là đúng ngay trên màn hình video tương tác dưới đây.

Những người lính canh giữ mùa xuân biển cả

Tạ Quang |

Kiên Giang - Trong những ngày Tết, khi người dân được vui vầy sum họp bên gia đình thì những cán bộ, chiến sĩ, tàu cảnh sát biển 9003, Hải đội 401-Bộ tư lệnh Vùng cảnh sát biển 4, lại lên đường làm nhiệm vụ trực Tết trên biển, vì nhiệm vụ bảo vệ biển, đảo của Tổ quốc.

Người Việt chi hàng trăm triệu đồng nuôi mèo quý tộc

ANH HUY |

Mặc dù có giá lên tới hàng trăm triệu đồng song những con mèo quý tộc có nguồn gốc từ Châu Âu vẫn được giới sành chơi Việt săn đón, đặc biệt là trong năm Quý Mão 2023.

Bóng đá Việt Nam 2022: Vui, buồn lẫn lộn

TAM NGUYÊN |

Bóng đá Việt Nam năm 2022 nhiều tin vui nhưng cũng không ít chuyện buồn…

Giúp việc ngày Tết: Làm vài ngày bằng lương cả tháng

TUỆ NHI |

Người giúp việc về quê ngày Tết, không có người chăm sóc bố mẹ, trông nom con cái, dọn dẹp nhà cửa khiến cho nhiều gia đình vô cùng khó khăn. Chính vì thế, không ít ông bố, bà mẹ đã mạnh tay chi tiền triệu để giữ chân hoặc thuê người hỗ trợ việc nhà trong mấy ngày Tết.