Doanh nghiệp đầu tư Dự án Khu dân cư đô thị Miếu Nổi, TP.HCM: 18 năm khốn cùng không lối thoát

Linh Đan |

Từ ngày được Chính phủ giao đất thực hiện dự án Khu dân cư Miếu Nổi (phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM) đến nay đã hơn 18 năm nhưng đơn vị thực hiện dự án là Công ty cổ phần Tư vấn đầu tư và phát triển Đô thị vẫn loay hoay không tìm được lối thoát. Dự án được đầu tư 90% các hạng mục công trình nhưng từ đó đến nay vẫn bị “tắc” chưa thể hoàn thành vì vướng phải những kiến nghị “không giống ai”, đẩy doanh nghiệp vào cảnh khốn cùng.
“Tắc” vì hai hộ dân không chịu di dời

Dự án Khu dân cư đô thị Miếu Nổi diện tích 6,9ha được Chính phủ giao đất cho Công ty cổ phần Tư vấn Đầu tư và Phát triển Đô thị (tiền thân là Cty Đầu tư và Phát triển Đô thị thuộc Bộ Xây dựng, từng đổi thành Cty Cổ phần đầu tư Miền Nam) vào năm 1997, có phương án đền bù được UBND TP.HCM phê duyệt. Từ những quyết định thông qua đồ án quy hoạch chi tiết 1/500, Cty đã đầu tư hàng trăm tỉ đồng để làm hạ tầng đường giao thông, làm công viên, trường học, xây nhà, giải phóng mặt bằng, có 642 hộ dân trong ranh giới dự án đã di dời. Khu dân cư Miếu Nổi đã “lột xác”. Từ một vùng đất trồng rau muống, sình lầy, xen lẫn những căn nhà “ổ chuột”, doanh nghiệp này đã biến nó thành một khu dân cư sầm uất, những căn nhà phố tuyệt đẹp với trục đường giao thông thoáng, trở thành khu dân cư đắt giá nhất của quận Bình Thạnh lúc bấy giờ, đưa giá trị sử dụng đất lên cao gấp hàng chục lần.

Thế nhưng, đã hơn 18 năm từ ngày triển khai, dự án bị “tắc” do vướng hai hộ dân không di dời là bà Nguyễn Thị Nội và ông Lưu Văn Ngự. Bà Nguyễn Thị Nội đã bị cưỡng chế thu hồi đất năm 2002 và sau đó tái lấn chiếm. Còn hộ ông Lưu Văn Ngự, năm 1997, đã nhận tiền đền bù 593m2 đất sân vườn thuộc quy hoạch đường giao thông của dự án. Còn lại phần đất 1.251m2 (địa chỉ 87/140 Đinh Tiên Hoàng, phường 3, quận Bình Thạnh) thuộc quy hoạch 18 lô nền nhà liên kế 1 trệt 3 lầu của dự án, ông Ngự không chịu nhận tiền đền bù. Từ năm 1997 đến năm 2013, ông Ngự đã có gần 100 đơn khiếu nại gửi khắp các cơ quan chức năng “đề nghị cấp giấy chứng nhận cho nhà đất hiện hữu vì không nằm trong ranh thu hồi của dự án Miếu Nổi”.

Chính quyền địa phương trả lời đơn khiếu nại của ông Lưu Văn Ngự như thế nào? Ngày 4.8.2011, UBND quận Bình Thành đã có văn bản (số 1294/UBND) gửi UBND TP.HCM và Thanh tra TP.HCM khẳng định việc ông Lưu Văn Ngự đề nghị giải quyết cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất tại số 87/140 Đinh Tiên Hoàng, phường 3, quận Bình Thạnh là chưa đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận vì hoàn toàn nằm trong quy hoạch thu hồi và giao đất theo Quyết định số 273/TTg ngày 28.4.1997 của Thủ tướng Chính phủ. Việc bồi thường sẽ áp dụng theo các chính sách bồi thường như các hộ dân khác của dự án. Theo yêu cầu giải quyết đơn khiếu nại cho ông Lưu Văn Ngự của Thủ tướng Chính phủ, ngày 28.9.2011, UBND TP.HCM đã có công văn (số 4859/UBND-PCNC) do Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Hữu Tín ký, gửi Thủ tướng Chính phủ khẳng định nhà đất của ông Lưu Văn Ngự nằm hoàn toàn trong ranh giới thu hồi và giao đất cho Cty Đầu tư Phát triển Đô thị thực hiện dự án Khu dân dư đô thị Miếu Nổi nên không có cơ sở cấp giấy chủ quyền và việc đền bù để di dời thực hiện theo các chính sách bồi thường như các hộ dân còn lại của dự án.

Không thể thương lượng được

Ông Nguyễn Trọng Hiệp - Chủ tịch HĐQT Cty cổ phần Tư vấn Đầu tư và Phát triển Đô thị - bức xúc: “Do chúng tôi đã làm hạ tầng đường giao thông và nhiều hạng mục dự án nên khu dân cư trở nên đẹp, đất tăng giá gấp hàng chục lần. Chúng tôi đã nhiều lần gặp gỡ ông Lưu Văn Ngự thương lượng bồi thường để mong ông ấy di dời cho chúng tôi thực hiện dự án, có cả chính quyền địa phương tham dự nhưng bất thành”. Sau một thời gian dài thương lượng bất thành, dự án bất đắc dĩ phải tạm dừng để chờ giải quyết.

Ngày 30.12.2011, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản gửi UBND TP.HCM truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, đồng ý với kiến nghị như trên của UBND TP.HCM về trường hợp giải quyết đơn khiếu nại của hộ ông Lưu Văn Ngự đồng thời chỉ đạo UBND TP.HCM có văn bản trả lời cho gia đình ông Lưu Văn Ngự biết, chấm dứt việc xem xét, giải quyết đối với vụ việc này. Nhận được văn bản này, ngày 14.02.2012, UBND TP.HCM đã có văn bản chỉ đạo UBND quận Bình Thạnh khẩn trương lập ngay thủ tục bồi thường, hỗ trợ thiệt hại và tái định cư cho hộ ông Lưu Văn Ngự và các trường hợp còn lại thuộc dự án Khu dân cư Đô thị Miếu Nổi và giao Thanh tra TP.HCM kiểm tra, theo dõi việc thực hiện. Tuy nhiên, mọi việc vẫn dậm chân tại chỗ. Ngày 29.03.2012, Văn phòng UBND TP.HCM tiếp tục có văn bản yêu cầu UBND TP.HCM khẩn trương thực hiện chỉ đạo của UBND TP.HCM, ưu tiên lập thụ tục bồi thường nhà, đất cho ông Lưu Văn Ngự để hạn chế phát sinh khiếu nại, báo cáo kết quả thực hiện lên Thủ tướng Chính phủ.

Ông Lưu Văn Ngự tiếp tục khiếu nại, ngày 9.4. 2012, UBND TP.HCM có văn bản trả lời ông Lưu Văn Ngự, khẳng định không có cơ sở để xét cấp giấy chứng nhận vì nhà đất của ông nằm trong ranh quy hoạch dự án Khu dân cư Miếu Nổi và việc bồi thường nhà đất theo quy định. Thế nhưng, việc giải phóng mặt bằng để giao cho Cty vẫn không được thực hiện. Doanh nghiệp vẫn phải ngóng cổ chờ, lãi vay ngân hàng ngày một phình to, Cty rơi vào cảnh khó khăn về tài chính. Ngày 10.8.2012, Văn phòng UBND TP.HCM có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Hữu Tín yêu cầu UBND quận Bình Thạnh nghiêm túc rút kinh nghiệm trong việc thực hiện chỉ đạo của UBND TP.HCM và chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.

Dù UBND TP.HCM đã chỉ đạo gắt như thế nhưng mọi việc vẫn như cũ, ông Lưu Văn Ngự vẫn tiếp tục gửi đơn khiếu nại. Ngày 27.3.2013, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Minh Trí đã có văn bản (số 75/TB-UBND) thông báo về việc chấm dứt thụ lý giải quyết vụ việc khiếu nại của ông Lưu Văn Ngự vì các cơ quan chức năng đã giải quyết đúng pháp luật. Vụ việc đã được UBND TP.HCM và Thanh tra Chính phủ thống nhất phương án giải quyết, do đó kể từ ngày ban hành thông báo này, các cơ quan hành chính Nhà nước chấm dứt thụ lý giải quyết đối với vụ việc khiếu nại của ông Lưu Văn Ngự, yêu cầu ông Ngự chấp hành và thực hiện theo văn bản trả lời của UBND TP.HCM như trên. Thế nhưng, mọi việc vẫn không thay đổi.

Tiền hậu bất nhất

Trong văn bản gửi các cơ quan chức năng, ông Nguyễn Văn Tùng - Tổng giám đốc Cty CP Tư vấn Đầu tư và Phát triển Đô thị - nói rõ về trường hợp của bà Nguyễn Thị Nội, đã cưỡng chế thu hồi đất năm 2002 nhưng sau đó tái lấn chiếm. Tại thời điểm tái lấn chiếm xong thì Thanh tra Chính phủ có văn bản yêu cầu TP.HCM phải giữ nguyên hiện trạng đã tái chiếm, việc giữ nguyên hiện trạng này đã dẫn đến việc bà Nội xây dựng trái phép trên 380m2 đất trong ranh quy hoạch của dự án.

Vì sao UBND TP.HCM đã giải quyết khiếu nại cuối cùng mà hộ ông Lưu Văn Ngự vẫn không bị cưỡng chế thi hành, hộ bà Nguyễn Thị Nội tái lấn chiếm vẫn an nhiên như không hề có chuyện gì xảy ra? Vụ việc khiếu nại của ông Lưu Văn Ngự đã được Chính phủ, Thanh tra Chính phủ và UBND TP.HCM chấm dứt xem xét. Tuy nhiên, gần đây không hiểu vì sao Cục III - Thanh tra Chính phủ lại đề xuất tiếp tục giải quyết khiếu nại cho ông Lưu Văn Ngự, đi ngược lại chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhưng không hiểu vì sao ông Huỳnh Phong Tranh vẫn đồng ý. Đó là đề xuất UBND TP.HCM thu hồi dự án, không cho Cty tiếp tục thực hiện nữa. Sau đó, ngày 21.10.2015, Văn phòng UBND TP.HCM có văn bản khẩn cho biết sẽ thu hồi dự án để giải quyết cấp giấy chủ quyền cho các hộ dân chưa được giải tỏa và kêu gọi đầu tư. Có điều gì khuất tất đằng sau quyết định trái ngược hoàn toàn với quyết định đã giải quyết?

Quá bức xúc, Cty đã làm đơn kiến nghị việc thu hồi dự án không đúng quy định pháp luật, không đúng với tinh thần nghị quyết 16/2012/NQ - HĐND của HĐND TP.HCM là chỉ thu hồi dự án triển khai dưới 50% hạng mục công trình trong khi Cty đã thực hiện dự án đến 90% hạng mục, chỉ còn vướng một số hộ dân không chịu di dời. Từ kiến nghị của công ty, UBND TP.HCM đã rút lại việc thu hồi dự án, chỉ ra quyết định thu hẹp diện tích đối với phần diện tích mà công ty chưa thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng.

Theo đó, ngày 23.11.2015, UBND TP.HCM đã có quyết định, không phải thu hồi, mà giảm diện tích dự án đối với phần diện tích mà Cty chưa thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng và xem xét cấp giấy chủ quyền cho các hộ dân chưa di dời này!

Trong khi đó, công ty đã nộp tiền trước bạ, tiền sử dụng đất, xây dựng xong hạ tầng cơ sở trên diện tích đất Thủ tướng đã giao đầu tư xây dựng theo quyết định số 273/TTg ngày 28.4.1997. Tuy nhiên, trong quyết định số 6457/QĐ-UBND của UBND TP.HCM khi thu hẹp diện tích dự án lại không đề cập đến một số hộ dân được cấp sổ đỏ phải có nghĩa vụ về tiền sử dụng đất, tiền xây dựng cơ sở hạ tầng cho công ty. “Chúng tôi đã đóng tiền sử dụng đất toàn bộ dự án với số tiền rất lớn từ năm 1997, đã làm đường giao thông, làm cho giá đất khu đô thị tăng lên rất cao nhưng khi thu hẹp diện tích dự án, chúng tôi chỉ được biết qua truyền hình và chẳng ai đả động gì đến những thiệt thòi của chúng tôi khi đã đầu tư vào dự án. Việc thu hẹp diện tích dự án khiến Cty chúng tôi thiệt hại hơn 200 tỉ đồng và rơi vào hoàn cảnh hết sức khó khăn”, ông Nguyễn Trọng Hiệp bức xúc.

Có vấn đề gì khuất tất đằng sau sự đồng ý đề xuất của ông Huỳnh Phong Tranh? Vì sao lại có chuyện “tiền hậu bất nhất” đẩy doanh nghiệp vào thế khốn cùng, chịu nhiều thiệt thòi trong hơn 18 năm qua?

Linh Đan
TIN LIÊN QUAN

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Cổ động viên tuyển Việt Nam mang cúp vô địch mô hình sang Thái Lan

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Hàng ngàn cổ động viên Việt Nam đã đi quãng đường gần 1000km, mang cúp tới Thái Lan cổ vũ cho thầy trò huấn luyện viên Park Hang-seo ở trận chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.