Cơm hàng cháo chợ...

Đỗ Phấn |

Thời chiến tranh bao cấp ở chợ chỉ cùng lắm có hàng bánh đúc ngô nhân lạc. Chẳng phải ai cũng có tiền để thưởng thức món quà chống đói ấy.
Mà quà bánh hàng ngày thời ấy cũng chỉ làm duy nhất một việc là chống đói. Nhưng chính thời ấy lại là lúc người ta có thể trông thấy hàng ngày những thửa ruộng trồng lúa ngút ngát xanh. Cây lúa năng suất thấp lúc bấy giờ hình như chỉ bận tâm đến việc cho màu xanh và rơm rạ. Gạo luôn thiếu trầm trọng. Ở thành phố phải chia ra làm nhiều hạng người có tiêu chuẩn lương thực khác nhau.

Ông nặng 90 cân với bà chỉ 35 ký có chung tiêu chuẩn gạo 13 cân một tháng nếu là lao động gián tiếp. Nhưng lại rất hiếm khi ông 90 cân cưới bà 35 cân nên chẳng thể bù trì. Những ông to xác thường là bị đói. Đã có ông đến cơ quan dặn các đồng nghiệp của mình rằng, nếu đang làm việc mà thấy tôi cứ xỉu dần đi thì đừng gọi xe cấp cứu. Tốt nhất cứ mua tôi bát cháo!

Thiếu gạo nên nhà nước có chính sách quản lý rất chặt chẽ. Không thể mang gạo ra nấu thành cơm mà đem bán ở chợ. Hàng cơm mậu dịch vào ăn phải trả bằng tem gạo 225gram. Bún phải dùng gạo để đổi, tuyệt đối không bán. Bánh phở, bánh cuốn làm chui pha phách thêm bột sắn ngang phè dính răng. Nấu rượu bằng gạo là tù như bỡn. Và bữa cơm gia đình là lựa chọn thiêng liêng duy nhất.

Ở Hà Nội, gia đình công chức sống trong nhà tập thể trải chiếc chiếu cũ xuống sàn nhà quây quần bên chiếc mâm không bao giờ có quá ba món kể cả nước mắm dầm sấu chấm rau luộc. Hôm nào có bốn món tức là có đến hai món “bi”. Bi lớn là cà pháo muối chua. Bi bé là lạc rang nước muối mặn chát. Ngã xe đạp đổ cặp lồng cơm trưa ngoài đường cũng thường xuyên thấy bi lớn bi bé ùa ra lăn lóc.

Cơm nhà Hà Nội ngày ấy đầm ấm và trang nghiêm nhất trong lịch sử ẩm thực. Phải chờ cho đủ tất cả mọi người. Trước khi bưng bát mời mọc râm ran. Nhường cho trẻ con và người già những gì ngon nhất có trong mâm. Ăn xong trẻ bé lấy tăm đưa cho ông bà bố mẹ bằng hai tay. Trẻ lớn hơn rửa chậu bát nhẹ tênh không mỡ màng. Hóa ra nghèo đói sinh lễ nghĩa chứ không phải phú quý.

Thị dân thành phố lớn bây giờ may lắm còn giữ được bữa chiều sum họp. Bữa trưa cơm hàng cháo chợ là chính. Bữa cơm chiều lèn chặt một mâm không phải vì quá sung túc. Chỉ là tinh thần dân chủ ẩm thực đã được nâng lên hết tầm của nó. Thằng cháu bảy tuổi mình nó ba món. Pa tê, mayonaise và trứng luộc. Hai hàm răng trắng bóng của cu cậu không chịu nhai những gì cứng hơn trứng luộc.

Bà và mẹ nó ăn kiêng mỗi người một cách. Bà cơm gạo lức muối vừng đen trệu trạo theo sách ăn kiêng xin của các bạn tổ hưu. Mẹ nó ăn rau sống và đầu cá nấu chua. Ông và bố nó nhấm nháp chén rượu ngâm chuối hột phòng bệnh sỏi thận, tiểu đường. Con vịt gầy luộc kỹ đưa cay. Nước luộc và cổ cánh nấu khoai sọ. Cơm mỗi người một bát. Một tháng cả nhà không ăn hết chục cân gạo. Lọ tăm để sẵn trên bàn ăn không ai phải lấy ra mời. Đó là những bữa chiều không thường xuyên. Dĩ nhiên ăn uống kiểu ấy ít khi chuyện trò. Bởi những món mà mình ăn chẳng biết chia sẻ với ai. Cũng không nỡ trách ai về tay nghề nầu nướng.

“Cơm hàng cháo chợ vợ ba xu” là thành ngữ dân gian cũ chỉ những người lao động chân tay nghèo khổ sống lắt lay trong thành phố. Giờ thì thị dân công chức cũng quay lại thường xuyên “cơm hàng cháo chợ” rồi. Chẳng biết “vợ…” thì bao nhiêu?    7.2013
Đỗ Phấn
TIN LIÊN QUAN

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023 (ngoài cùng, bên phải). Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Vì sao Đại học quốc gia Hà Nội giới hạn thi đánh giá năng lực 2 lần?

Linh Chi - Dương Anh |

Từ năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giới hạn mỗi thí sinh chỉ được đăng ký thi đánh giá năng lực tối đa 2 lần. Điều này được GS.TS Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐHQGHN lý giải là do muốn tạo công bằng cho các thí sinh.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Tranh luận trả lương tháng 13 và thưởng Tết nguyên đán

TUỆ NHI |

Dù đã 26 tháng Chạp nhưng nhiều người vẫn chưa được nhận lương tháng thứ 13 hay tiền thưởng Tết và đùa rằng với họ niềm vui xuân vẫn chưa về.

Chênh lệch sốc giữa tài sản 1% người giàu nhất thế giới và 99% còn lại

Song Minh |

1% người giàu nhất thế giới đã trở nên giàu có hơn rất nhiều, nhanh hơn rất nhiều so với 99% phần còn lại của thế giới.

Ghe chở hoa xuân rực rỡ, tấp nập về chợ hoa trên sông lớn nhất TPHCM

KHÁNH LINH - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Từ chiều nay 25 tháng Chạp (ngày 16.1), ghe hoa từ các tỉnh miền Tây đã tấp nập cập bến Bình Đông (quận 8, TPHCM), chợ hoa “Trên bến dưới thuyền” cũng chính thức khai mạc. Tết này, hoa về bến Bình Đông đa dạng về chủng loại, rực rỡ sắc màu, giá cả không tăng so với những Tết trước.