Chuyện nghề họa sĩ trình diễn tranh cát động đầu tiên của Việt Nam

Trọng Thịnh |

Trong phần thi thi áo dài của đêm chung kết Hoa hậu Việt Nam 2012, khán giả khắp cả nước ngỡ ngàng không chỉ bởi nhan sắc 39 thiếu nữ duyên dáng và lung linh trong tà áo Việt mà còn bởi những bức tranh cát được chuyển động liên tục trên màn hình led. Người hoạ sĩ tạo lên các bức tranh liên hoàn sống động và có hồn đó là hoạ sĩ Trí Đức - người tiên phong cho tranh cát động Việt Nam.

Đón đọc ấn phẩm Lao Động & Đời sống số 27

Ông “thợ đụng” đa nghề 
Trí Đức tự nhận mình là “thợ đụng”, nghĩa là đụng cái gì thì làm cái đấy. Tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật TPHCM, nhưng một thời gian dài, Trí Đức lại đi làm... nghề múa rối. Một vài đạo diễn ca nhạc sau khi xem nhiều chương trình rối của Trí Đức thấy có những chiêu trò khá lạ đã mời anh làm hiệu ứng cho các chương trình ca nhạc. Đó là các hiệu ứng mang tính kỹ thuật như đốt lửa, làm dây cho ca sĩ bay trên sân khấu, tạo khói trắng như làn sương mờ ảo...
Tuy nhiên dù yêu thích và gắn bó với nghề rối, nghề đạo cụ sân khấu nhưng Đức Trí vẫn phải chọn một công việc khác ổn định để tồn tại: Đó là làm hoạ sĩ trình bày, minh hoạ cho sách. Gần 10 năm làm hoạ sĩ tại NXB Trẻ, Trí Đức đã minh hoạ, trình bày không biết bao nhiêu cuốn sách. Ngày làm viên chức, tối đi diễn rối hay làm đạo cụ, Trí Đức tưởng như đã hoàn toàn an phận với những gì đã có. Cho tới một ngày, Trí Đức bất ngờ được xem một video clip - một video clip đã làm thay đổi con người anh.
Người tiên phong tranh cát động Việt Nam
“Tôi nhớ đó là vào khoảng năm 2008, khi tôi xem một video clip trên Youtube. Đó là video quay phần trình diễn của Ferenc Cakó - một hoạ sĩ kiêm đạo diễn phim hoạt hình của Hungary. Đây là lần đầu tiên tôi được biết về tranh cát động và tôi hoàn toàn bị chinh phục bởi nghệ thuật này. Tôi xem đi xem lại video clip này nhiều lần và tự nghĩ mình cũng có thể làm được. Thế là bắt tay vào làm thử”, Trí Đức kể lại.
Không có tài liệu, không có người hướng dẫn, Trí Đức tự mày mò tìm kiếm trên mạng rồi tự chế tạo dụng cụ để vẽ thử. Ban đầu thì dùng cát xây dựng nhưng cát này sắc quá, tập một lát 2 bàn tay lại đầy vết xước nên lại chuyển qua cát biển. Nhưng cát biển lại quá trơn nên cứ bị trôi tuột đi, không thể định hình theo ý muốn. Loay hoay mãi, cuối cùng Trí Đức cũng tìm ra bột cát xay mịn có thể phù hợp nhất với công việc. 
Cái bàn kính cũng làm Trí Đức mất bao nhiêu thời gian. Kính micar thì chỉ một thời gian ngắn là bị xước hết làm cho tranh bị mờ, kính dày quá thì làm phản quang lệch hình đi mà mỏng quá thì lại dễ vỡ. Nhưng đó mới chỉ là 2 khó khăn đầu tiên, tiếp đến cái camera để quay cũng có nhiều khó khăn khi có loại thì tự động thay đổi lấy nét liên tục khiến bức tranh đang vẽ cứ hết sáng lại mờ, loại thì nửa phút lại tự động tắt, loại thì không đủ zoom để chiếu toàn bức tranh. Cứ mua cứ thử, mãi đến cái camera thứ 8 Trí Đức mới có thể hài lòng.

Nhưng khó nhất vẫn là kỹ thuật vẽ. Tranh cát động vẽ bằng cả bàn tay, bao gồm cả mười ngón tay lẫn lòng bàn tay, mu bàn tay, thậm chí có lúc còn dùng cả khuỷu tay. Rồi làm sao san cát có đủ độ dày, độ mỏng để thể hiện nét đậm, nét nhạt cho bức tranh.

Trí Đức tâm sự: “Nói thật công việc làm tranh cát động không phải là vẽ tranh với cát nữa mà phải là trình diễn với cát. Phải có sự cảm nhận của đôi bàn tay với cát, lướt nhẹ với cát trên mặt kính sao cho muốn cát đi theo bao nhiêu thì đi, muốn cát dừng lại bao nhiêu thì dừng. Ngày nào tôi cũng tập cả chục tiếng đồng hồ, mệt lắm. Tay chân đầu óc mỏi nhừ, mắt thì thì mờ đi vì bụt cát bay vào. Có những lúc mệt quá, tôi tính bỏ cuộc, nhưng lại nghĩ người ta làm được thì mình cũng phải làm được. Thế là lại bắt tay vào tập luyện”. 

Công luyện tập không phụ người có chí, sau hơn 1 năm thử nghiệm với hàng ngàn bức tranh đủ kiểu, Trí Đức đã thành công khi những bức tranh cát động đã được định hình. May mắn cho Trí Đức, trong một lần giới thiệu màn hình led của một hãng điện tử họ yêu cầu có một hoạ sĩ tranh cát động để thể hiện bức tranh cát trên màn hình và họ đã tìm đến Trí Đức. Buổi trình diễn đã thành công ngoài mong đợi. 

Nhưng là một người làm nghệ thuật, Trí Đức hiểu rằng đó mới chỉ là bước đầu của sự thành công. Môn nghệ thuật nào muốn đạt tới đỉnh cao thì cần phải có sự đầu tư, đặc biệt đặc biệt là đầu tư về chất lượng nghệ thuật. “Tôi nghỉ việc tại nhà xuất bản để tập trung cho tranh cát động. Cứ tự vẽ, quay video rồi lại sửa, lại vẽ. Nhiều tới mức nhắm mắt tôi cũng có thể vẽ chính xác từng nét của bức tranh trên cát” - anh nói.

Giấc mơ nghệ thuật tranh cát động

Đầu năm 2010, Trí Đức được mời làm MC cho chương trình Duyên dáng Việt Nam. Đây là một sự sáng tạo đầy mới mẻ và táo bạo của đạo diễn Đinh Anh Dũng khi mời hoạ sỹ tranh cát động dẫn chương trình bằng tranh cát động. Cứ sau một tiết mục, người hoạ sĩ lại dẫn chuyện bằng một bức tranh cát. 

Những bức tranh nối từng tiết mục tạo thành chuỗi liên hoàn cho tổng thể đã giúp chương trình thành công và nhận được sự ủng hộ của khán giả. Cũng từ chương trình này, Trí Đức được mời tham gia nhiều chương trình nghệ thuật lớn khác, trong đó có chương trình Hoa hậu Việt Nam 2012.

Anh kể: “Đây là lần đầu tiên tôi được mời tham dự cuộc thi người đẹp lớn nhất cả nước nên rất hồi hộp. Tôi đã phải chuẩn bị rất kỹ để những bức tranh của tôi hoà nhập được với tổng thể cuộc thi, nhưng cũng làm tôn vinh thêm cho tà ào dài của những thí sinh trên sân khấu. Thật tuyệt vời bởi sau đó tôi đã nhận được nhiều lời khen ngợi của mọi người”. 

Cũng trong thời gian này, nhà biên kịch Nguyễn Quang Vinh đã lựa chọn tranh cát động và đưa Trí Đức vào vở kịch “Âm binh” của mình. Anh vừa ngồi vẽ tranh cát vừa hoá thân thành một gốc phi lao già lặng lẽ, như một nhân chứng sống cho các diễn biến của vở kịch. Vở kịch đã nhận được Huy chương Bạc còn riêng Trí Đức nhận được Huy chương Vàng. 

Trí Đức còn làm minh hoạ tranh cát động cho cả phim tài liệu, bộ phim “Đoàn tàu không số” là phim đầu tiên có sự tham gia của Trí Đức với hơn 100 bức tranh được thể hiện. Anh còn tham gia các show diễn ở nước ngoài, trong đó có tiết mục biểu diễn về Nữ hoàng Anh Elizabeth II... 

Đặc biệt video clip ca khúc “Nhật ký của mẹ” (sáng tác Nguyễn Văn Chung -thể hiện Hiền Thục) với toàn bộ phần clip là sự trình diễn tranh cát của Trí Đức đã nhận được rất nhiều like ủng hộ và trở thành ca khúc xếp hạng nhất suốt một thời gian dài trong chương trình Bài hát yêu thích. Nhiều bạn trẻ cũng đã tìm đến Trí Đức để “tầm sư học đạo”... Tranh cát động của Trí Đức đã có “đất” để tung hoành. 

“Tiếc là vẫn chưa có ai công nhận đây là một bộ môn nghệ thuật. Nhiều người vẫn coi tranh cát động chỉ là một trò giải trí đơn thuần. Vì thế, tôi chỉ mong sẽ có nhiều người ủng hộ để đưa tranh cát động trở thành một môn nghệ thuật, được giảng dạy trong các trường mỹ thuật”, anh chia sẻ. Trí Đức thừa nhận để phát triển bộ môn này thì các thành viên sẽ còn phải cố gắng rất nhiều, nhưng với cái hay cái đẹp từ tranh cát động, anh tin bộ môn này sẽ có chỗ đứng xứng đáng trong làng nghệ thuật.

Mời các bạn cùng xem clip tranh cát động Bonjour VietNam của Trí Đức:

Trọng Thịnh
TIN LIÊN QUAN

Rét buốt 13 độ C, người dân vẫn chen chân đến chợ hoa Quảng An ngày cận Tết

Minh Hà - Việt Anh |

Mặc dù Hà Nội đang rét buốt, nhiệt độ về đêm giảm sâu dưới 13 độ C nhưng chợ hoa Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội) vẫn tấp nập, nhộn nhịp người bán, kẻ mua trong những ngày cận Tết Nguyên đán 2023.

Giờ thứ 9: Điếng người khi biết con nuôi của chồng chính là con riêng (P1)

Nhóm PV |

Trong cuộc sống hiện đại, quan niệm "con nào cũng là con" được rất nhiều người ủng hộ. Và dù rằng là con trai hay gái cũng được yêu thương, chăm sóc như nhau. Tuy nhiên, vẫn có những người còn giữ những tư tưởng cổ hủ, lạc hậu, mong muốn có một cậu con trai để nối dõi và để hương hỏa cho ông bà tổ tiên. Vì lí do đó, nhiều người đã đánh mất niềm hạnh phúc của gia đình và những đứa con của chính họ.

Chương trình Giờ thứ 9 do NSND Khải Hưng là đạo diễn. Giọng đọc: NSND Minh Hòa – NSƯT Phú Thăng. Âm nhạc: Xuân Phương.

Bạn đang có những câu chuyện riêng muốn chia sẻ với độc giả của Báo Lao Động? Hãy liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ email: media@laodong.vn.

Bản tin dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai 19.1

NHÓM PV |

Dự báo thời tiết mới nhất 19.1: Khu vực Nam Bộ ngày mai có mây, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng, đêm không mưa.

Hà Nội: Tết vẫn chưa về đến... làng chài

Kim Sơn |

Hà Nội - Những ngày này không khí xuân đã tràn ngập khắp phố phường, người người nhà nhà ra đường sắm Tết. Tuy nhiên, ở làng chài Văn Đức (Gia Lâm) người dân vẫn đang tất bật mưu sinh, kiếm con tôm con cá cho bữa ăn hàng ngày.

Nhiều lý do để trừ, cắt thưởng Tết của người lao động

Bảo Hân |

Vụ việc một công ty tại Bạc Liêu có thông báo về việc cắt thưởng cuối năm do không like, share bài của giám đốc đang thu hút sự chú ý của dư luận.

Khổ luyện để trở thành kỳ nữ Mai hoa thung

Tạ Quang |

Để có thể biểu diễn Mai hoa thung, các vận động viên phải khổ luyện, thành thạo múa lân truyền thống và bắt buộc là phải biết võ thuật. Những chú lân bay nhảy trên dàn cọc sắt, cao từ 1m đến 3m, kết hợp với các động tác tung hứng mạo hiểm, tạo nên những pha thót tim.

Giải cứu thành công người đàn ông ở dưới giếng sâu 25m trong 4 ngày

BẢO TRUNG |

Ngày 18.1, Công an huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk thông tin, đã phối hợp với phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ Công an tỉnh giải cứu thành công một người đàn ông sau 4 ngày rơi xuống giếng sâu 25m trong rẫy vắng.

Cựu Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội nhận 10.000 USD cảm ơn

Việt Dũng |

Ngoài chỉ đạo cấp dưới thương thảo, đàm phán nhà thầu "hỗ trợ" 2-5% giá trị gói thầu, cựu Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội Nguyễn Quang Tuấn còn nhận "cảm ơn".