Chương trình đổi mới giáo dục 80 triệu USD: Nhằm nâng cao kết quả học tập của học sinh

VƯƠNG TRẦN |

Bộ GDĐT và Ngân hàng Thế giới đã tổ chức lễ khởi động chương trình đổi mới giáo dục phổ thông (GDPT) với tổng kinh phí lên tới 80 triệu USD. Dự án này tác động toàn hệ thống giáo dục quốc dân từ đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông đến hơn 15 triệu học sinh tiểu học, THCS, THPT và hàng trăm ngàn giáo viên trên toàn quốc.

Thực hiện chương trình GDPT đổi mới

Chương trình này được đặt ra trong bối cảnh đổi mới giáo dục là nhân tố quan trọng giúp Việt Nam thực hiện khát vọng trở thành nước thu nhập trung bình sau một thế hệ nữa.

Ông Đoàn Văn Ninh - Giám đốc dự án - cho biết: “Mục tiêu của dự án là nâng cao kết quả học tập của học sinh thông qua xây dựng và thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới theo hướng tiếp cận dựa trên năng lực, nâng cao hiệu quả giảng dạy bằng việc biên soạn, thực hiện sách giáo khoa phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới và đổi mới đánh giá giáo dục học sinh”.

Theo đó, dự án đổi mới GDPT sẽ tác động lên toàn hệ thống giáo dục quốc dân mà cụ thể là 15 triệu học sinh tiểu học, THCS, THPT toàn quốc được học chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới; 860.000 giáo viên, cán bộ quản lý trường phổ thông được tập huấn, bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu giảng dạy theo chương trình, sách giáo khoa mới; 8.000 giáo viên cốt cán trường phổ thông được tập huấn, bồi dưỡng về phát triển chương trình giáo dục của nhà trường.

Đáng chú ý, học sinh có hoàn cảnh khó khăn sẽ được mượn sách giáo khoa mới để sử dụng trong năm học, học sinh tiểu học dân tộc thiểu số (dân tộc có chữ viết) sẽ được sử dụng sách giáo khoa song ngữ một số môn học.

Cũng theo ông Đoàn Văn Ninh - Giám đốc Ban quản lý Dự án chương trình GDPT mới - dự án này có tổng mức đầu tư của dự án lên tới 80 triệu USD, trong đó nguồn vốn vay của Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA) - Ngân hàng Thế giới là 77 triệu USD, nguồn vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam là 3 triệu USD.

Chân dung người công dân toàn diện sau đổi mới GDPT

GS Nguyễn Minh Thuyết - Tổng Chủ biên chương trình GDPT mới - cho hay, về mục tiêu hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh trong chương trình GDPT mới sẽ được thực hiện theo triết lý Thực học - thực nghiệp (cụ thể là học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn, phân luồng và hướng nghiệp) và triết lý Dân chủ (cụ thể là lấy người học làm trung tâm, tích cực hoá hoạt động học tập, kết hợp giáo dục nhà trường với xã hội, chương trình mở, bảo đảm quyền tự chủ của người học, bảo đảm quyền chủ động của địa phương, cơ sở và bảo đảm không gian sáng tạo cho người viết sách giáo khoa và giáo viên...).

Theo GS Thuyết, chương trình GDPT mới phải đảm bảo sự kết nối chặt chẽ giữa các cấp học, lớp học, kế thừa, phát triển các chương trình GDPT đã có, tiếp thu có chọn lọc chương trình GDPT của các nước có nền GD phát triển, sự liên thông với GD mầm non, GD nghề nghiệp, GDĐH.

Theo đó, chân dung của người công dân mới cần hình thành, phát triển ở học sinh 8 phẩm chất chính và 8 năng lực cốt lõi. Tám phẩm chất chính là: Nhân ái - Khoan dung, Chuyên cần - Tiết kiệm, Trách nhiệm - Kỷ luật, Trung thực - Dũng cảm.

Chương trình GDPT mới cũng xác định 8 năng lực cốt lõi nêu trong dự thảo chương trình tổng thể là những năng lực mà bất kỳ người nào cũng cần có để sống và làm việc. Trong đó 3 năng lực chung mà môn học và hoạt động giáo dục nào cũng cần và có thể hình thành, phát triển cho học sinh, gồm: Năng lực tự chủ, năng lực hợp tác và năng lực sáng tạo. Năng lực tự chủ được thể hiện trong mối quan hệ của mỗi người với bản thân. Năng lực hợp tác được thể hiện trong mối quan hệ của mỗi người với người khác. Năng lực sáng tạo được thể hiện trong mối quan hệ của mỗi người với công việc.

Nhóm thứ hai là những năng lực đặc thù do một hoặc một vài môn học kiến tạo thành, bao gồm: Năng lực sử dụng ngôn ngữ (gắn với các môn ngữ văn, ngoại ngữ), năng lực thẩm mỹ (gắn với các môn nghệ thuật), năng lực tính toán (gắn với noán và các môn khoa học tự nhiên), năng lực tin học và năng lực thể chất. Bên cạnh các năng lực cốt lõi, dự thảo chương trình tổng thể cũng khẳng định nhiệm vụ phát hiện, bồi dưỡng những học sinh có năng lực chuyên biệt nhất định (năng khiếu).

VƯƠNG TRẦN
TIN LIÊN QUAN

Gia tăng hoạt động giết mổ heo lậu vào dịp Tết

Nhóm PV |

TPHCM - Mặc dù đã được Báo Lao Động nhiều lần phản ánh về tình trạng giết mổ heo lậu, sau đó cơ quan chức năng đã vào cuộc xử lý, nhưng các điểm giết mổ lậu trên địa bàn phường 12, Quận Gò Vấp (TPHCM) vẫn tái vi phạm, hoạt động giết mổ heo lậu càng nhộn nhịp hơn vào những ngày cận Tết.

Nghề trông thú cưng ngày Tết ở Trung Quốc đắt khách trở lại

Thanh Hà |

Tại khách sạn của Zhou Tianxiao ở ngoại ô phía bắc Bắc Kinh, lượng đặt phòng đang tăng nhanh khi Trung Quốc nới lỏng quy định ngừa COVID-19 làm bùng nổ du lịch.

Trà Cổ: Làng biển hơn 500 năm tuổi nơi địa đầu tổ quốc

Đoàn Hưng |

Quảng Ninh - Nằm ở mũi Sa Vĩ, làng biển Trà Cổ, TP. Móng Cái  tính đến nay đã hơn 500 năm tuổi. Kể từ khi về đây lập làng, người dân nơi đây đời nối tiếp đời đã viết lên câu chuyện của chính mình với những trầm tích văn hóa đặc sắc.

Chủ tịch Hà Nội kiểm tra trận địa pháo hoa khu vực hồ Hoàn Kiếm

PHẠM ĐÔNG |

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã đến kiểm tra công tác ứng trực lực lượng làm nhiệm vụ tại trận địa pháo hoa phục vụ nhân dân đêm Giao thừa tại khu vực Hồ Hoàn Kiếm.

Một ngày dạo vòng quanh TPHCM - thành phố không ngủ

Chí Long |

Được mệnh danh là "thành phố không ngủ" của Việt Nam, thành phố Hồ Chí Minh ẩn chứa vô vàn điều bất ngờ, thú vị chờ du khách khám phá.

Trận địa pháo hoa sẵn sàng cho đêm giao thừa

NHÓM PV |

11 giờ sáng ngày 30 tháng Chạp, mọi công tác chuẩn bị tại điểm bắn pháo hoa số 5 (Đảo Dừa công viên Thống Nhất, Hai Bà Trưng, Hà Nội) đã dần hoàn thiện đến những khâu cuối cùng. Với sự tham gia của 200 người thuộc 17 lực lượng, trận địa pháo tại điểm công viên Thống Nhất  đã sẵn sàng phục vụ người dân ngắm pháo hoa vào giao thừa.

Mỹ Tâm, Trịnh Kim Chi và sao Việt quây quần bên nồi bánh chưng ngày 30 Tết

DI PY |

Ngày 30 Tết, các nghệ sĩ như NSƯT Trịnh Kim Chi, ca sĩ Mỹ Tâm, hoa hậu Hà Kiều Anh... dành thời gian bên gia đình, gói bánh chưng, bánh tét.

Người lao động xa quê: Nỗi nhớ được gói kín lại vì một tương lai tốt hơn

KHÁNH LINH - ANH TÚ |

TPHCM - Nhiều năm xa quê hương vào Nam lập nghiệp, sinh sống, đã dần quen với những cái Tết xa quê hương, thiếu đi những giờ phút quây quần sum họp ngày Tết, những người lao động xa quê luôn mang trong mình niềm khắc khoải nhớ nhà.