Văn hóa văn nghệ thế giới:

Câu chuyện kỳ lạ đằng sau “nụ hôn” của Rodin

LAN PHƯƠNG (Theo BBC) |

“The Kiss” (Nụ hôn) là một trong những tác phẩm điêu khắc đã khắc hoạ giây phút thăng hoa trong tình yêu giữa người đàn ông và người đàn bà một cách sống động nhất, gợi cảm nhất và đương nhiên, được yêu thích nhất trong lịch sử nghệ thuật thế giới.

Trong cuộc đời của Auguste Rodin, có tới hơn 300 phiên bản lớn nhỏ, với các chất liệu khác nhau của “The Kiss”, nhưng chỉ có ba phiên bản được làm bằng đá cẩm thạch với kích cỡ lớn hơn kích cỡ người thật. Tác phẩm “The Kiss” đầu tiên hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Rodin hay còn gọi là Hôtel Biron, một toà lâu đài có từ thế kỷ 18, từng là studio của Rodin tại Paris cho đến tận khi ông qua đời vào năm 1917.

Đôi tình nhân bị nguyền rủa

Không nhiều người biết được rằng nguồn cảm hứng cho “The Kiss” lại là một tình yêu trái với luân thường, đạo lý. Năm 1880, khi Rodin bước vào tuổi 40 và đã đạt được những thành công nhất định trong sự nghiệp, ông nhận được đơn đặt hàng từ Chính phủ Pháp yêu cầu thiết kế phần cổng bằng đồng (sau này đã trở thành một trong những tác phẩm điêu khắc nổi tiếng nhất của Rodin, được biết dưới cái tên “Cánh cửa của địa ngục”) cho một bảo tàng nghệ thuật mới.

Rodin muốn thể hiện những hình ảnh được nhà thơ Dante (1265 - 1321) miêu tả trong “Inferno” (Địa ngục) thuộc tác phẩm “La Divina Commedia” trên cánh cổng. Trong số đó, có chuyện tình giữa Francesca và Paolo. Dante nhắc đến hai nhân vật này trong tầng địa ngục thứ hai; theo đó, hai người nảy sinh tình cảm với nhau sau những buổi cùng đọc chuyện tình yêu. Khi chồng của Francesca, đồng thời cũng là anh trai của Paolo biết chuyện, gã đã nổi điên và đâm chết cả vợ và em trai. Rodin chọn miêu tả khoảnh khắc đôi tình nhân trao cho nhau nụ hôn đầu tiên; và thực tế, nếu quan sát kỹ, người xem có thể nhìn thấy quyển sách tuột khỏi bàn tay trái của người đàn ông trong “The Kiss”.

Tác phẩm “Nụ hôn”.
Tác phẩm “Nụ hôn”.

Do kế hoạch của Chính phủ Pháp bị lùi lại, năm 1886, Rodin quyết định biến phần hoạ tiết trang trí về Paolo và Francesca thành một tác phẩm độc lập - và một năm sau đó, lại là Chính phủ Pháp đặt hàng ông sáng tác một phiên bản lớn hơn người thật và có chất liệu đá cẩm thạch cho nụ hôn này.

Tuy nhiên, trải qua một thập kỷ, phải đến tận năm 1898, Rodin mới quyết định ra mắt tác phẩm của mình trong một cuộc triển lãm định kỳ. Ngay lập tức, “The Kiss” nhận được sự yêu thích ngoài sức tưởng tượng. “Tác phẩm giống như một thỏi nam châm thu hút những niềm đam mê cháy bỏng của tuổi trẻ và sự lãng mạn”, Catherine Lampert, nhà nghiên cứu lịch sử nghệ thuật và cũng là một chuyên gia về Rodin cho biết.

Tác phẩm gây tranh cãi

Năm 1900, nhà sưu tầm nghệ thuật đồng tính nổi tiếng Edward Perry Warren đã trả 20.000 Franc, đặt hàng Rodin làm một phiên bản giống hệt bản gốc của “The Kiss”, ngoại trừ có kèm thêm một điều kiện “nho nhỏ” là… “phần bộ phận sinh dục của người đàn ông phải được khắc hoạ rõ ràng hơn, giống như trong các bức tượng của nghệ thuật điêu khắc Hy Lạp cổ điển”.

Sau khi hoàn thành vào năm 1904, tác phẩm được đưa đến tư dinh của Warren tại East Sussex (Anh), thế nhưng, điều hài hước là, do kích cỡ quá lớn, không thích hợp để trưng bày, phiên bản này đã bị cất vào kho trong một thời gian dài. Năm 1914, Warren đem “The Kiss” cho Toà thị chính thị trấn Lewes mượn trưng bày. Tuy nhiên, người dân nơi đây cho rằng, những gì được miêu tả quá trần trụi, có thể châm ngòi cho những hành vi xấu và quyết định dựng rào chắn xung quanh, thậm chí còn dùng vải che phủ bức tượng. Phải đến tận năm 1953, “The Kiss” của Warren mới được hệ thống Bảo tàng Tate của Anh mua lại và trở thành một trong những hiện vật được ưa thích nhất.

Trải qua hơn nửa thế kỷ, kiệt tác của Rodin lại một lần nữa gây sóng gió tại Anh khi vào năm 2003, nữ nghệ sĩ Cornelia Parker, trong cuộc triển lãm Tate Triennial đã quyết định quấn dây vài vòng quanh bức tượng. “Tôi cảm thấy, cho dù là tác phẩm điêu khắc nổi tiếng nhất của Tate, “The Kiss” quả thực có hơi nhàm chán. Tôi muốn làm sống lại những gì tác phẩm này muốn biểu hiện: Đó là các mối quan hệ có thể thực sự đau đớn, chứ không chỉ là cảm giác lãng mạn. Vì thế, sợi dây tượng trưng cho sự phức tạp trong tình yêu”, Parker giải thích về ý tưởng của mình. Tất nhiên, không phải tất cả mọi người đều đồng ý với bà. Bên cạnh một loạt những bài báo chê bai, một khách tham quan bảo tàng thậm chí còn đem theo kéo xén cỏ và lén cắt đứt dây trước khi bị lực lượng an ninh phát hiện.

 

“The Kiss” bị dây cuốn quanh của Cornelia Parker.
“The Kiss” bị dây cuốn quanh của Cornelia Parker.

Cũng theo Catherine Lampert, Rodin không chỉ sở hữu một trí tưởng tượng tuyệt vời, ông còn là một trong những nghệ sĩ đầu tiên muốn tìm hiểu về những trải nghiệm tình dục của người phụ nữ. Như trong “The Kiss”, người phụ nữ hoàn toàn đắm chìm trong những xúc cảm thăng hoa của tình yêu và niềm đam mê bạn tình mình đem lại (có nhiều ý kiến cho rằng nguồn cảm hứng cho nhân vật này chính là người tình của Rodin, Camille Claudel). Một ví dụ khác thậm chí còn ấn tượng hơn là tác phẩm “Iris, Messenger of the Gods” (Iris, Người truyền tin của Chúa trời) hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Rodin (Paris). Đó là một bức tượng không đầu, miêu tả một người phụ nữ đang “bay nhảy” giữa không gian trong một tư thế khiến người khác phải đỏ mặt, thể hiện một xúc cảm đam mê cháy bỏng.

LAN PHƯƠNG (Theo BBC)
TIN LIÊN QUAN

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Cổ động viên tuyển Việt Nam mang cúp vô địch mô hình sang Thái Lan

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Hàng ngàn cổ động viên Việt Nam đã đi quãng đường gần 1000km, mang cúp tới Thái Lan cổ vũ cho thầy trò huấn luyện viên Park Hang-seo ở trận chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.