eMagazine

Dấu ấn từ hành trình một thập kỉ của những sứ giả hòa bình mũ nồi xanh

AN AN - VŨ LINH |

Trong hành trình một thập kỉ vừa qua, tinh thần cống hiến, làm việc trách nhiệm, tận tụy của các chiến sĩ mũ nồi xanh Việt Nam mang màu cờ sắc áo đã làm tỏa sáng hình ảnh đất nước, con người Việt Nam yêu hòa bình, vì cộng đồng nhân loại thịnh vượng và phát triển, tạo dấu ấn trên bản đồ thế giới.

Người ươm những mầm xanh cho các gia đình hiếm muộn

Hương Giang |

Bác sĩ CKI Phạm Văn Hưởng – Phó Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội cứ mải miết cả ngày với “núi” công việc thăm khám, chữa bệnh, tư vấn điều trị cho các cặp vợ chồng hiếm muộn thực hiện phẫu thuật, thủ thuật,… và làm công tác quản lý. Để gặp được anh, tôi phải tranh thủ lúc anh ký xong tập hồ sơ bệnh án dày bằng cả 2 gang tay.

Những phiên đấu thầu vàng 11 năm qua và lý do "ế khách"

Nhóm pv |

Ngày 23.4.2024, phiên đấu thầu vàng đầu tiên đã được tổ chức trở lại sau 11 năm, nhưng "thiếu vắng" lực mua. Nhìn lại những phiên đấu thầu 11 năm qua, dù trải qua một hành trình dài, nhưng có một điểm chung là giá vàng liên tục biến động trước và sau các phiên đấu thầu.

Link duyệt bài:

https://static.laodong.vn/storage/newsportal/2024/4/23/1331257/documents/Index-03.html

Đi qua mùa hạn mặn

NHÓM PV |

Đồng bằng sông Cửu Long đang vào cao điểm mùa khô năm 2024 trong bối cảnh thiếu nước ngọt, hạn hán, sụp, sạt lở đất, xâm nhập mặn diễn ra gay gắt. Đi dọc các tỉnh ven biển miền Tây từ Bến Tre đến Cà Mau, những ngày này, nước ngọt đã được xem là nhu cầu xa xỉ. Tuy nhiên, bên cạnh những cánh đồng lúa khát nước, những vườn cây ăn trái héo lá, mùa hạn mặn năm nay đã lóe lên những mô hình sống khỏe từ sự kịp thời thích nghi, chuyển đổi của cư dân vùng đồng bằng châu thổ...

Hiệu quả chương trình bình ổn thị trường trong việc kiểm soát giá ở TPHCM

NGỌC LÊ |

Lượng hàng hoá và doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn thị trường tại TPHCM luôn chiếm tỉ lệ lớn, việc này đã giúp thành phố chủ động kiểm soát thị trường, bảo đảm cân đối cung - cầu hàng hóa.

Bài 3: Việt Nam cần ghi dấu trên bản đồ du học thế giới

Nhóm PV |

Việt Nam từng là một trong những nước “chảy máu USD” trong ngành giáo dục khi hàng năm các gia đình chi khoảng 4 tỉ USD cho con em đi du học nước ngoài. Tuy nhiên với đầy đủ những cơ hội như hiện tại, chúng ta đã sẵn sàng để thu hút ngoại tệ từ giáo dục. Không chỉ dừng ở những phương hướng riêng lẻ của từng trường, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có những sự quan tâm sát sao để tăng cường hội nhập quốc tế, dần đưa Việt Nam trở thành điểm đến của sinh viên quốc tế.

Bài 1: Trò nghèo vùng cao biến con chữ thành cơm no áo ấm

THẢO ANH - THIỀU TRANG - TƯỜNG VÂN |

Những em học sinh vùng cao học trải nghiệm nuôi cá trồng rau phục vụ chính bữa ăn bán trú của mình, những cô cậu cấp 2 cấp 3 sáng chế máy phát điện qua phương pháp giáo dục STEM với ước mơ thắp sáng bản xa… Khi kiến thức lý thuyết không chỉ nằm trên giấy mà gắn liền với thực hành thì lúc ấy con chữ cũng hoá thành “cơm no áo ấm”. Tuổi nhỏ làm việc nhỏ tuỳ theo sức của mình - nhưng có lẽ chính từ những việc nhỏ ấy đang dần tích tiểu thành đại, là nền móng cho sự chuyển mình của ngành giáo dục - đổi thay từ gốc.

Bài 2: Chạm tay tới giấc mơ xuất khẩu giáo dục và tiến xa hơn nữa

Nhóm PV |

Việc thu hút sinh viên quốc tế, hay còn gọi là xuất khẩu giáo dục từng được xem là một giấc mơ xa vời. Thế nhưng, điều kiện mới, bối cảnh mới đang đem đến cho chúng ta nhiều cơ hội để trở thành một điểm đến thu hút của sinh viên quốc tế.

Trên thực tế, các cơ sở giáo dục đại học tại Việt Nam đã và đang chạm tay tới việc xuất khẩu giáo dục với thống kê mỗi năm có hàng ngàn sinh viên quốc tế tới học tại các trường đại học của Việt Nam. Nhiều cơ sở giáo dục đại học cũng mở ra những chương trình hỗ trợ và đặc biệt là chất lượng giáo dục lọt top khu vực và quốc tế.

Bài 1: “Xin chào! Tôi là lưu học sinh tại Việt Nam”

Nhóm PV |

“Tôi là sinh viên đang học tập tại Việt Nam và tôi rất yêu đất nước này” – đó là câu nói bằng tiếng Việt được nhiều người nước ngoài hào hứng chia sẻ về những năm tháng trên giảng đường đại học Việt. Xuất khẩu giáo dục – hành trình được nhiều trường đại học theo đuổi đã không còn là câu chuyện xa vời khi nước ta đã đón hơn 45.000 lưu học sinh nước ngoài đến từ 102 quốc gia và vùng lãnh thổ đến học tập, nghiên cứu.

Lao động làm đa phương tiện: Từ chiếc máy quay cũ đến loạt sản phẩm dấu ấn

Nhóm PV |

Kể từ cuối năm 2019, khi Báo Lao động đẩy mạnh phát triển đa phương tiện, đã thổi luồng gió mới vào các sản phẩm báo chí. Từ đó đến nay, nhiều sản phẩm được đầu tư, có chất lượng liên tiếp ra đời, từ các phóng sự video, emagazine, visual cho đến những loạt bài điều tra được thực hiện hoàn toàn bằng video.

Quản lý đất bồi bãi sông Hồng: "Thuế" vào túi ai?

NHÓM PV |

Tít: Quản lý đất bồi bãi sông Hồng: “Thuế” vào túi ai? 

Dồn dập các lượt xe tải quần thảo, máy xúc đào bới san lấp ngày đêm đã biến bãi đất bồi ven sông Hồng có phù sa màu mỡ trở thành các lô đất nham nhở, điểm đổ phế thải hay thậm chí là tổ chức xây dựng, kinh doanh với quy mô hoành tráng để thu phí dịch vụ, ngay trước mắt các cơ quan quản lý Nhà nước.

Nơi “nghỉ dưỡng” giúp xoa dịu nỗi đau chiến tranh

MINH ÁNH - PHONG LINH |

Chiến tranh mang nhiều nỗi đau cho những người lính có thể là thể xác, có thể là tinh thần. Trở về thời bình, những nỗi đau ấy đang được xoa dịu bằng sự trân trọng, trách nhiệm và sự chăm sóc của thế hệ trẻ với những người lính năm xưa. Đó là câu chuyện tại Trung tâm Nuôi dưỡng và Điều dưỡng Người có công (ND&ĐD NCC) Hà Nội.

"Địa chủ" trên đất công và quy tắc "nhảy dù" đất tại làng không sổ đỏ

NHÓM PV |

Là những khu đất vàng, với vị trí đắc địa và khả năng sinh lời được ví như “gà đẻ trứng vàng”, nhiều năm nay, các vùng đất ven sông Hồng đã bị phân chia và sở hữu bởi các cá nhân theo nhiều cách khác nhau.

Bảo kê đổ phế thải và những lãnh địa "bất khả xâm phạm" ven sông Hồng

NHÓM PV |

Để “khắc họa” một cách rõ nét về tình trạng san lấp đất, đổ phế thải trái phép, bảo kê, lấn chiếm và sử dụng đất công sai mục đích tại bãi sông Hồng, trong thời gian dài, nhóm PV Báo Lao Động đã thâm nhập trực tiếp một trong những điểm đổ phế thải quy mô lớn tại bãi bồi ven sông Hồng, trên địa bàn phố Thạch Cầu, phường Long Biên, Hà Nội.

Chủ tịch Đỗ Vinh Quang: "Lợi thế người trẻ giống lứa ‘U’ trong bóng đá"

NHÓM PV |

Sau 2 năm nhận nhiệm vụ quản lý bóng đá, Chủ tịch CLB Hà Nội Đỗ Vinh Quang đã chia sẻ với Lao Động về những câu chuyện nghề cũng như dự định cá nhân.

Làn sóng y bác sĩ nghỉ việc: Học sinh giỏi còn dám chọn ngành Y?

NHÓM PV |

Nhiều y bác sĩ đã phải lên tiếng đầy chua xót rằng “xin đừng gọi họ là anh hùng” bởi họ cống hiến hết mình cho nghề nghiệp, cho sức khỏe của người dân nhưng họ vẫn phải lo cơm ăn áo mặc hàng ngày. Vì thế cho dù vì bất kì lý do và hoàn cảnh nào thì quyền lợi tối thiểu của y bác sĩ nhân viên y tế cần được đảm bảo. Nếu không ngăn chặn được làn sóng y bác sĩ nghỉ việc thì khi "cơn bão" đến người dân sẽ thiệt thòi!

Bài 2: Mũ nồi xanh Việt Nam ở Nam Sudan: Phương xa nhưng vẫn thật gần

Thanh Hà - Duy Hưng - Hoàng Minh |

Giữa bộn bề gian khổ khi làm nhiệm vụ vinh quang mà Liên Hợp Quốc giao phó, báo chí nước nhà trở thành món ăn tinh thần, nguồn động lực cho các chiến sĩ mũ nồi xanh Việt Nam. Cùng với việc thưởng thức các ấn phẩm, thông tin từ quê hương, chính những người lính mũ nồi xanh Việt Nam cũng trở thành những nhà báo, những chiến sĩ trên mặt trận thông tin, tích cực lan tỏa hình ảnh của lực lượng qua những áng văn thơ dạt dào xúc cảm.

Bài 1: Mũ nồi xanh Việt Nam ở Nam Sudan: Những "cánh chim" hòa bình

Thanh Hà - Duy Hưng - Hoàng Minh |

Tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc, Việt Nam truyền đi thông điệp về một đất nước yêu chuộng hòa bình, sẵn sàng chung tay giải quyết những vấn đề mà cộng đồng quốc tế đang đối mặt. Tận tụy chăm sóc người bệnh, dạy người dân địa phương trồng rau, tích cực tham gia bảo vệ môi trường… của những chiến sĩ Việt Nam trong lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc, trong đó có Bệnh viện Dã chiến Cấp 2 số 3 ở Nam Sudan, là những hình ảnh biết nói, tạo ấn tượng tốt đẹp về đất nước, con người Việt Nam.

Mua bán trứng người: Vi phạm pháp luật, đạo đức và chuẩn mực giống nòi

NHÓM PV |

Sau thời gian dài theo đuổi, tiếp cận để tìm ra sự thật cuối cùng về thị trường ngầm mua bán giống người, đẻ thuê, dễ thấy trong các lần tiếp xúc của phóng viên với các cò môi giới, bệnh viện là nơi cuối cùng luôn được nhắc đến. Bên cạnh những lỗ hổng của pháp luật những hành vi tiếp tay để kinh doanh trục lợi từ thân xác con người đang diễn ra.

Bài 5: Nhà khoa học nửa thế kỷ vượt núi, băng đèo, say sưa làm địa chất

Nguyễn Hà - Thảo Anh |

Nửa thế kỷ gắn bó với nghề địa chất, GS Tạ Hoà Phương đã dùng kết quả nghiên cứu của mình phục vụ cho các công tác địa chất, khoán sản nước nhà.