Ký ức sống 61 ngày đêm cùng TP.HCM chiến đấu chống dịch COVID-19

Bác sĩ Nguyễn Ánh Siêu - Bệnh viện điều dưỡng phục hồi chức năng Trung ương |

Hai tháng trong tâm dịch COVID-19 TP.HCM những thời khắc dịch cam go nhất, từ tháng 8 - 10.2021, tôi đã chứng kiến những mất mát lớn lao không chỉ của người bệnh và của chính những đồng đội bên cạnh mình.

Ngày 6.8.2021, tạm gác công việc riêng, vợ, con và mẹ già 85 tuổi, với hành trang là mấy ấm lá xông vợ đã chuẩn bị sẵn, mấy lọ tỏi, ít lương khô, mật ong, những vật dụng thiết yếu cá nhân, tôi lên đường vào TP.HCM.

Ngày đầu đến Bệnh viện Dã chiến số 2, Quận 12, chúng tôi ai cũng cũng hồi hộp, lo âu, bỡ ngỡ. Do chưa nắm bắt được thông tin, một số người chưa mặc bảo hộ cũng đã tiếp cận các buồng bệnh. Rất may mắn sau đó không ai bị nhiễm.

Bác sĩ vận chuyển oxy và chăm sóc bệnh nhân thở ôxy
Bác sĩ vận chuyển oxy và chăm sóc bệnh nhân thở ôxy

Tôi được phân công làm việc khu điều trị. Ngày đầu tiên, tôi đã có một bệnh nhân nặng tím tái, khó thở, suy hô hấp, Spo2 chỉ còn 90%. Đó là một cụ già 67 tuổi có nhiều bệnh lý nền nên tình trạng rất nặng nên tôi đã mời hội chẩn thay đổi phác đồ điều trị, đồng thời yêu cầu theo dõi sát. Dịch căng thẳng, thuốc thì không được đầy đủ, các xét nghiệm hỗ trợ cũng hạn chế, đúng nghĩa là bệnh viện dã chiến, nên khó khăn trong điều trị. Bệnh nhân vẫn xuất hiện thêm nhiều triệu chứng như sốt, ho, tiêu chảy, đau ngực, khó thở tăng dần. Nhiều hôm tôi yêu cầu cụ phải nằm sấp để thở, hướng dẫn thở sâu, thở chậm nhịp nhàng và không được dừng thở. Cứ như thế, sang ngày thứ 8 tình trạng khó thở cải thiện dần, bệnh nhân đã tập cai thở oxy qua gọng kính rồi chuyển dần sang thở máy tạo oxy, cuối cùng là bỏ hẳn. Cụ nằm viện tổng cộng 36 ngày, đây cũng là bệnh nhân có thời gian điều trị dài nhất của tôi, nhưng rất may cụ đã qua khỏi. 

Trên thực tế, bệnh nhân khi có diễn biến nặng và suy hô hấp thường rất hoảng loạn, hoang mang. Buồng bệnh ồn ào đông đúc, cộng với nóng bức thiếu thốn cả về vật chất lẫn tinh thần, tâm trạng của họ càng bi quan hơn. Cùng ở bệnh viện dã chiến 24/24h, chúng tôi rất hiểu điều đó nên vừa động viên mình, vừa phải tạo niềm tin để người bệnh hợp tác điều trị. Có những người dỗ dành không được, tôi phải xài đến cách bất đắc dĩ là gắt gỏng và doạ rằng “nếu bác không chịu thở oxy, không chịu nằm sấp để thở thì chỉ có con đường chết”. Với người thầy thuốc, nói câu đó với bệnh nhân là điều tối kỵ nhưng đó lại là sự thật để có thể điều trị lúc đó.

 
Bác sĩ Nguyễn Ánh Siêu khám bệnh, chăm sóc cho bệnh nhi 4 tháng tuổi ngày 23.9.2021

Điều ám ảnh chúng tôi nhất là khi trực đêm nghe chuông điện thoại hoặc tin nhắn trong nhóm Zalo, đó là tín hiệu có bất thường. Cả nhóm trực trong tư thế sẵn sàng chuẩn bị mặc áo bảo hộ lên buồng bệnh ngay. Điều ngại nhất là bệnh nhân hết Oxy trong đêm. Nhiều hôm chúng tôi phải loay hoay vất vả mới vần được bình oxy từ đầu cầu thang đến buồng bệnh dài vài trăm mét. Đặt bình nghiêng xuống để kéo cũng khó, đặt nghiêng đẩy thì kêu chói tai. Cuối cùng chúng tôi kê dưới đáy bình tấm bìa cát tông, đẩy thấy nhẹ nhàng và không phát ra tiếng động. Mọi người thường đùa nhau đây là phát minh đáng đồng tiền. 

Chúng tôi làm việc không biết ngày nghỉ, ngày lễ. Hầu như sáng nào cũng có mặt ở buồng bệnh. Những ngày cao điểm, tôi khám và xử lý thuốc cho từ 210 – 230 F0 với bộ bảo hộ mặc liên tục từ 2 -5h giờ đồng. Mồ hôi nhễ nhại, tay nhợt nhạt do nước ứ đọng trong găng, cổ họng khát khô. Có lần Điều dưỡng Bùi Trí Tuệ ở Bộ phận chống nhiễm khuẩn thu gom rác thải trong bộ đồ bảo hộ kín mít bảo mình ngột ngạt không thở được, cảm giác choáng ngất và ngừng thở. Giữa giây phút sinh tử đó, anh cũng phải chọn con đường sống nên “liều mình” mở khẩu trang ra thở lấy vài phút trước khi đến buồng thay đồ bảo hộ. Cũng may là sau đó anh không bị nhiễm bệnh. Nhưng cẩn thận thế nào, cũng khó tránh được, đã có 6 thành viên trong nhóm bị mắc COVID-19.

 

Một bác sĩ cũng phải làm tất cả từ A – Z trong bệnh viện dã chiến. Cập nhật các phác đồ điều trị COVID-19 điều trị cho bệnh nhân, hội chẩn cùng lãnh đạo Bệnh viện, xử trí bệnh nhân diễn biến nặng, khám bệnh, nhận xét hồ sơ bệnh án, cho thuốc, lấy mẫu xét nghiệm PCR cho bệnh nhân, vận chuyển oxy cùng điều dưỡng, cho bệnh nhân cao tuổi ăn uống và làm cả những công việc của điều dưỡng, hộ lý. Gian nan, vất vả, mệt nhọc thế nào cũng không ai phàn nàn, kêu ca, đùn đẩy hay trốn tránh trách nhiệm. Bên nhau những ngày ấy, chúng tôi càng thấm thía tình yêu thương, tinh thần trách nhiệm của đồng đội.

Suốt quá trình chống dịch, ai trong chúng tôi cũng mang nhiều cung bậc cảm xúc: Buồn vui, hồi hộp, lo lắng, và khó tránh cả nỗi sợ hãi… Nỗi đau, mất mát xung quanh dồn dập hiện hữu mà tôi thì quá nhỏ bé, không giúp được nhiều cho họ. Có người mẹ tử vong tại phòng hồi sức cấp cứu, con thì đang điều trị trên tầng 5 không xuống đưa tiễn mẹ được.

Trải qua 61 ngày đêm nơi tuyến đầu chống dịch, tuy mệt mỏi, vất vả, thiếu thốn cả vật chất lẫn tinh thần nhưng tôi cũng như các đồng đội lúc nào cũng cảm thấy trách nhiệm của người thầy thuốc lạc quan, với niềm tin tất thắng là dịch bệnh sẽ được dập tắt. Không gian, con người Sài thành và chuyến công tác đã để lại cho tôi nhiều kỷ niệm và cảm xúc trong 8 bài thơ tôi sáng tác trong thời gian này.

Khi tôi trở về từ TP.HCM, vợ tôi Nguyễn Thị Hằng là điều dưỡng cùng cơ quan cũng vào Trà Vinh chống dịch theo điều động của Bộ Y tế. Tôi cũng đã kịp tham gia dự tại Đại học Y Hải Phòng và trúng tuyển.

Nhập học khoảng 1 tuần, cuối cùng tôi mắc COVID-19. Một mình cơm nước cho 2 người dương tính và hai người chưa mắc COVID-19 ở cùng, tôi chợt nghĩ mình còn khỏe, không có triệu chứng nặng, còn phục vụ được mình và xã hội là may mắn rồi. Biết bao người, bao gia đình đã mất mát, chia lìa trong cuộc chiến chống dịch cam go đó.

Giờ đây công việc và cuộc sống của tôi đã trở lại bình thường. Nhưng ký ức về những ngày thành phố mang tên Bác cam go gồng mình chống dịch là những trải nghiệm không bao giờ quên trong cuộc đời tôi. Mong dịch bệnh sớm chấm dứt để chúng ta lại được sống trong môi trường mới an toàn, yên lành như bài thơ “Thành phố chiều mưa” tôi đã sáng tác “Ngày mai trong ánh bình minh/ Dập tan dịch bệnh quê hương xum vầy”.

Bác sĩ Nguyễn Ánh Siêu - Bệnh viện điều dưỡng phục hồi chức năng Trung ương
TIN LIÊN QUAN

Bùng phát bệnh thông thường ở trẻ: Có phải do “hậu COVID-19”?

Thùy Linh |

Nhiều bậc phụ huynh hoang mang, lo ngại khi con em mình đồng loạt mắc các triệu chứng bệnh đường hô hấp, tiêu hóa... khiến nhiều cháu phải nhập viện điều trị. PGS.TS Trần Đắc Phu - nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế - cho biết: Thời tiết miền Bắc đang trong thời điểm giao mùa nên trẻ em dễ mắc các bệnh trên. Hơn nữa, do dịch COVID-19, trẻ em sau một thời gian dài không được đi ra ngoài, vì thế miễn dịch đối với các bệnh đó kém đi.

Số ca mắc COVID-19 trên cả nước giảm mạnh, chỉ còn gần 900 ca

Thùy Linh |

Theo Bộ Y tế, từ 16h ngày 28.5 đến 16h ngày 29.5, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 890 ca nhiễm mới, đều là các ca ghi nhận trong nước (giảm 224 ca so với ngày trước đó) tại 39 tỉnh, thành phố.

Số ca COVID-19 giảm còn hơn 1.100 ca, không ghi nhận F0 tử vong

Thùy Linh |

Theo Bộ Y tế, từ 16h ngày 27.5 đến 16h ngày 28.5, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 1.114 ca nhiễm mới, đều là các ca ghi nhận trong nước (giảm 125 ca so với ngày trước đó) tại 44 tỉnh, thành phố. Hôm nay không ghi nhận F0 tử vong.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Bùng phát bệnh thông thường ở trẻ: Có phải do “hậu COVID-19”?

Thùy Linh |

Nhiều bậc phụ huynh hoang mang, lo ngại khi con em mình đồng loạt mắc các triệu chứng bệnh đường hô hấp, tiêu hóa... khiến nhiều cháu phải nhập viện điều trị. PGS.TS Trần Đắc Phu - nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế - cho biết: Thời tiết miền Bắc đang trong thời điểm giao mùa nên trẻ em dễ mắc các bệnh trên. Hơn nữa, do dịch COVID-19, trẻ em sau một thời gian dài không được đi ra ngoài, vì thế miễn dịch đối với các bệnh đó kém đi.

Số ca mắc COVID-19 trên cả nước giảm mạnh, chỉ còn gần 900 ca

Thùy Linh |

Theo Bộ Y tế, từ 16h ngày 28.5 đến 16h ngày 29.5, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 890 ca nhiễm mới, đều là các ca ghi nhận trong nước (giảm 224 ca so với ngày trước đó) tại 39 tỉnh, thành phố.

Số ca COVID-19 giảm còn hơn 1.100 ca, không ghi nhận F0 tử vong

Thùy Linh |

Theo Bộ Y tế, từ 16h ngày 27.5 đến 16h ngày 28.5, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 1.114 ca nhiễm mới, đều là các ca ghi nhận trong nước (giảm 125 ca so với ngày trước đó) tại 44 tỉnh, thành phố. Hôm nay không ghi nhận F0 tử vong.