Đại biểu quốc hội: "Không ai dám công bố hết dịch COVID-19 ở thời điểm này"

Nhóm PV |

Để công bố Việt Nam hết dịch, đại biểu quốc hội cho rằng "phải rất thận trọng". Bởi theo đánh giá ngành y tế và các chuyên gia y tế, dịch COVID-19 vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ phức tạp, với nhiều biến chủng khác, chưa lường hết được.

Quan trọng là phải củng cố hệ thống y tế

Mới đây, trong nghị trường Quốc hội, đại biểu Nguyễn Lân Hiếu - Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đề nghị cần tuyên bố kết thúc giai đoạn đại dịch COVID-19.

Ông Hiếu nêu rõ: "Chúng ta cần phải kết thúc để chuyển sang giai đoạn phòng, chống dịch khác. Trong thực tế chúng ta đã giảm mức độ phòng dịch, thậm chí nhiều nơi đã coi như hết dịch. Bằng chứng là tỉ lệ đeo khẩu trang, xét nghiệm COVID-19 hay các đơn vị điều trị COVID-19 hiện nay ngày càng giảm xuống".

Ông Hiếu đề xuất Chính phủ cần tuyên bố chuyển giai đoạn chống dịch với các quy định cụ thể, để hạn chế tốn kém nguồn lực cũng như sẵn sàng nếu bùng dịch hay dịch khác xuất hiện. Đồng thời, các thuốc và vật tư tiêu hao dự phòng đều có hạn sử dụng, do đó cần ra quyết định để chuyển nguồn sử dụng sang điều trị bệnh lý khác.

Tuy nhiên, trao đổi với Lao Động bên hành lang quốc hội, đại biểu Phạm Khánh Phong Lan - Trưởng ban Quản lý an toàn thực phẩm TPHCM; Chủ tịch Hội Dược học cho biết, trường hợp xảy ra tình huống xuất hiện biến chủng nCoV mới nguy hiểm hơn có khả năng làm giảm hiệu quả vaccine, hoặc giảm miễn dịch, khiến ca nặng hoặc tử vong tăng lên, lúc đó rất khó trở tay.

Bởi khi công bố hết dịch, các cơ chế, chính sách đặc thù trong phòng chống dịch sẽ không được áp dụng. Chính vì vậy, ngành y tế vẫn phải đề cao cảnh giác, chưa thể công bố hết dịch.

Bà Phạm Khánh Phong Lan. Ảnh: PV
Bà Phạm Khánh Phong Lan. Ảnh: PV

Theo bà Lan, việc công bố hết dịch hay không hết dịch không ảnh hưởng đến tiến độ các dự án, hợp đồng kinh tế đang triển khai hay vấn đề thanh toán tiền bạc. Bởi, hiện chúng ta đã bình thường hoá trở lại, mở cửa du lịch, phục hồi các hoạt động sản xuất kinh doanh.

Nữ đại biểu cũng nêu quan điểm hiện không đơn vị hay cá nhân nào "dám" công bố hết dịch. Nếu công bố hết dịch mà sau đó lại có biến chủng mới, lây lan cao, nguy hiểm hơn - có thể sẽ bị xử lý kỷ luật. "Điều quan trọng hiện tại là phải củng cố hệ thống y tế bằng các giải pháp thiết thực, bài bản, căn cơ", bà Lan nói.

Công bố hết dịch dẫn tới tâm lý chủ quan

Đồng quan điểm, đại biểu quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga cho rằng, Việt Nam đã bình thường hoá các hoạt động kinh tế - xã hội, du lịch mở cửa hoàn toàn; không có một hoạt động nào bị hạn chế bởi dịch COVID-19.

Tuy nhiên, để công bố Việt Nam hết dịch, bà Nga cho rằng "phải rất thận trọng". Bởi theo đánh giá ngành y tế và các chuyên gia y tế, dịch COVID-19 vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ phức tạp, với nhiều biến chủng khác, chưa lường hết được.

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nam. Ảnh: PV
Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (đoàn Hải Dương). Ảnh: PV

"Nếu công bố hết dịch rất có thể dẫn tới tâm lý chủ quan, mà bất cứ sự chủ quan nào cũng sẽ để lại hậu quả đáng tiếc. Cho nên, tôi nghĩ rằng, thận trọng là điều hết sức cần thiết, cần nghiên cứu kỹ lưỡng", bà Nga nói.

GS.TS Phan Trọng Lân - Cục trưởng Y tế Dự phòng nhận định tình hình COVID-19 chưa ổn định và khó dự đoán, nếu tuyên bố hết đại dịch Việt Nam sẽ gặp thách thức lớn như bị động khi xuất hiện biến chủng nguy hiểm, tâm lý chủ quan.

Có hai thách thức Việt Nam sẽ gặp nếu công bố hết dịch. Thứ nhất, trường hợp xảy ra tình huống xuất hiện biến chủng COVID-19 mới nguy hiểm hơn có khả năng làm giảm hiệu quả vaccine hoặc giảm miễn dịch, khiến ca nặng hoặc tử vong tăng lên. Khi ấy dịch có nguy cơ bùng phát mạnh, trên diện rộng, vượt quá năng lực của hệ thống y tế.

"Khi công bố hết dịch, các cơ chế, chính sách đặc thù trong phòng chống dịch sẽ không được áp dụng như nghiên cứu, sản xuất hoặc mua, tiếp nhận, cấp phép, sử dụng vaccine, trang thiết bị y tế, thuốc và sinh phẩm y tế, phương tiện phòng hộ cá nhân... trong tình trạng khẩn cấp, ảnh hưởng đến triển khai các biện pháp phòng chống", ông Phan Trọng Lân nói.

Thứ hai, việc huy động chính quyền các cấp, tổ chức, đoàn thể, doanh nghiệp, người dân tham gia phòng chống dịch sẽ không còn được quan tâm đúng mức. Như vậy, người dân có thể có tâm lý chủ quan, lơ là. Việc kích hoạt áp dụng trở lại các biện pháp hành chính, xã hội khi cần sẽ bị động.

Trong khi đó, tình hình dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp trên thế giới, chưa ổn định và khó dự đoán. Miễn dịch đáp ứng do mắc phải hoặc tiêm chủng giảm dần theo thời gian.

Đồng thời, COVID-19 liên tục có sự biến đổi với các biến chủng mới, biến chủng phụ của virus tiềm ẩn khả năng lây lan nhanh, tránh được miễn dịch, giảm hiệu quả điều trị, không loại trừ khả năng làm tăng nặng, tử vong.

Vì những diễn biến khó lường này, Ủy ban Khẩn cấp của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tổ chức họp định kỳ 3 tháng một lần để đánh giá tình hình dịch trên toàn cầu và có những khuyến cáo đối với các quốc gia thành viên.

Trên thực tế, dịch đang được kiểm soát, các biện pháp phòng chống cơ bản đã trở về trạng thái bình thường mới, tạo thuận lợi cho người dân trong hoạt động đi lại, lao động, sản xuất, kinh doanh.

Nhóm PV
TIN LIÊN QUAN

Số ca mắc COVID-19 tăng hơn 300 ca, 1 F0 tử vong tại Cần Thơ

Thùy Linh |

Theo Bộ Y tế, số ca mắc COVID-19 ghi nhận được tại các tỉnh thành trên cả nước ngày 26.10 là 816 ca, tăng 302 ca so với hôm qua (514 ca). Hôm nay ghi nhận 1 ca tử vong tại Cần Thơ.

Khảo sát tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ dưới 5 tuổi ở TPHCM

Tuệ Nhi |

TPHCM - Sở GDĐT TPHCM yêu cầu các cơ sở giáo dục mầm non thực hiện khảo sát ý kiến tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ em.

Mỗi ngày, 30-40 bệnh nhân mắc COVID-19 tại Hà Nội phải nhập viện

Hương Giang |

Theo Sở Y tế Hà Nội, hiện trung bình mỗi ngày ngành y tế thành phố tiếp nhận khoảng 30-40 bệnh nhân COVID-19 phải nhập viện, tỉ lệ bệnh nhân nặng dưới 0,05%.

Những cách bài trí không gian sống đón Tết thú vị của sao Việt

DI PY, ẢNH: Nghệ sĩ cung cấp. |

Nhiều sao Việt như Ngọc Diễm, Đàm Thu Trang, Đàm Vĩnh Hưng bài trí tổ ấm đón Tết theo nhiều phong cách khác nhau.

Dự báo thời tiết 16.1: Miền Bắc rét đậm mưa vài nơi, nhiệt độ giảm sâu hơn

AN AN |

Dự báo thời tiết hôm nay 16.1.2023, Bắc Bộ trời rét đậm, vùng núi rét hại. Nhiệt độ thấp nhất ở Bắc Bộ phổ biến từ 9 - 12 độ C, khu vực vùng núi Bắc Bộ phổ biến 6 - 9 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 3 độ C.

Chứng khoán: Thiếu sự đồng thuận của dòng tiền để bứt phá

Gia Miêu |

Với nhiều thông tin hỗ trợ thị trường chứng khoán, nhà đầu tư kỳ vọng chỉ số VN-Index có thể sẽ sớm vượt mức kháng cự 1.067 điểm và hướng về gần mức 1.100 điểm trong tuần giao dịch cuối cùng trước khi nghỉ Tết.

Thực phẩm online ngày Tết tiềm ẩn nhiều rủi ro

Ngọc Chi - Đức Trung |

Cận Tết, việc mua sắm thực phẩm online tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Để có một cái Tết trọn vẹn và bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình, hãy là người tiêu dùng thông minh.

So sánh đội hình tuyển Việt Nam vs Thái Lan chung kết AFF Cup 2022

Bảo Bình - Dương Anh |

So sánh đội hình tuyển Việt Nam vs Thái Lan AFF Cup 2022. Với lợi thế sân nhà, có 44,51% lượt bình chọn trên sofascore tin rằng Thái Lan giành chiến thắng, 28,38% dự đoán kết quả hoà và 27,11% nhận định đoàn quân của HLV Park Hang-seo sẽ nâng cao chức vô địch.

Số ca mắc COVID-19 tăng hơn 300 ca, 1 F0 tử vong tại Cần Thơ

Thùy Linh |

Theo Bộ Y tế, số ca mắc COVID-19 ghi nhận được tại các tỉnh thành trên cả nước ngày 26.10 là 816 ca, tăng 302 ca so với hôm qua (514 ca). Hôm nay ghi nhận 1 ca tử vong tại Cần Thơ.

Khảo sát tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ dưới 5 tuổi ở TPHCM

Tuệ Nhi |

TPHCM - Sở GDĐT TPHCM yêu cầu các cơ sở giáo dục mầm non thực hiện khảo sát ý kiến tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ em.

Mỗi ngày, 30-40 bệnh nhân mắc COVID-19 tại Hà Nội phải nhập viện

Hương Giang |

Theo Sở Y tế Hà Nội, hiện trung bình mỗi ngày ngành y tế thành phố tiếp nhận khoảng 30-40 bệnh nhân COVID-19 phải nhập viện, tỉ lệ bệnh nhân nặng dưới 0,05%.