Cần trang bị đủ kỹ năng để vào rừng không bị lạc

Tường Minh |

Việc 5 sinh viên từ TPHCM đi lạc ở núi Lang Biang, lần nữa dấy lên lo ngại về việc người dân thiếu kỹ năng cơ bản khi khám phá rừng núi.

Liên tục những vụ trẻ con, sinh viên, người lớn ở nhiều địa phương bị lạc trong rừng những ngày gần đây.

Mới nhất là vụ 5 sinh viên ở TPHCM dừng xe máy bên đường, vào núi Lang Biang ở huyện Lạc Dương (tỉnh Lâm Đồng) để chơi thì không may bị lạc đường và đã được cơ quan chức năng giải cứu.

Những vụ lạc ở rừng ở nhiều lứa tuổi gần đây cho thấy, một bộ phận lớn người dân Việt Nam hiện nay thiếu kiến thức và kỹ năng cơ bản khi vào rừng.

Núi rừng luôn tiềm ẩn những nguy cơ bất ngờ, và không phải ai cũng nắm rõ được các kỹ năng để đối phó. Việc không biết cách định hướng, sử dụng bản đồ, hay đơn giản là không biết cách tìm nguồn nước và thực phẩm trong rừng có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, như bị lạc, mất nước, suy kiệt sức lực, hoặc thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng.

Thực tế đã chứng minh, việc thiếu kỹ năng khi vào rừng không chỉ gây nguy hiểm cho chính bản thân người đi, mà còn tạo ra gánh nặng và phiền toái cho các cơ quan chức năng.

Việc huy động lực lượng tìm kiếm cứu nạn là rất tốn kém và mất nhiều thời gian. Trong khi đó, các lực lượng này vốn đã phải đối mặt với nhiều nhiệm vụ khác, từ cứu hộ cứu nạn đến giữ gìn trật tự an toàn xã hội.

Mỗi lần tổ chức cứu hộ, cứu nạn, không chỉ là sự hy sinh thời gian, công sức, mà đôi khi chính các lực lượng cứu hộ cũng gặp phải nguy hiểm không kém.

Thực trạng một bộ phận lớn người dân Việt Nam hiện nay thiếu kiến thức và kỹ năng cơ bản khi vào rừng, trước hết xuất phát từ việc thiếu đào tạo, giáo dục về kỹ năng sống cần thiết trong trường học hoặc các chương trình cộng đồng.

Ở nhiều quốc gia, kỹ năng đi rừng, sinh tồn, sơ cứu, và xử lý tình huống khẩn cấp đã trở thành một phần quan trọng trong chương trình giảng dạy. Tuy nhiên, ở Việt Nam, các kỹ năng này dường như chưa được quan tâm đúng mức.

Ngoài ra, tâm lý chủ quan của người dân cũng là một phần nguyên nhân. Nhiều người coi việc vào rừng, leo núi là một cuộc dạo chơi đơn giản mà không ý thức được những nguy hiểm tiềm ẩn.

Họ thường đi theo cảm hứng, không có chuẩn bị kỹ càng, không mang theo các thiết bị cần thiết, hay không hề có kiến thức về định hướng. Kết quả là, chỉ cần một lần lạc hướng, nguy cơ mất tích là điều khó tránh khỏi.

Cần nhấn mạnh rằng, việc vào rừng không phải là trò đùa. Đó là một trải nghiệm đầy thách thức và nguy hiểm nếu thiếu kiến thức và kỹ năng cơ bản. Nếu không được trang bị đủ kỹ năng, chúng ta nên cân nhắc việc tham gia các hoạt động này, hoặc ít nhất phải có người hướng dẫn có kinh nghiệm đi cùng.

Muốn vào rừng, trước hết người dân cần trang bị cho mình những kỹ năng sinh tồn cơ bản. Bởi rừng không phải là nơi để thể hiện sự phiêu lưu mạo hiểm. Sự an toàn của chính bản thân, tránh gây phiền hà cho cộng đồng và cơ quan chức năng, mới là điều đáng được ưu tiên thay vì liều lĩnh!

Tường Minh
TIN LIÊN QUAN

Kỹ năng sinh tồn nhìn từ vụ em bé 5 ngày lạc trong rừng

Hoàng Văn Minh |

Vụ em bé 6 tuổi sống sót thần kỳ sau 5 ngày bị lạc trong rừng cho thấy giá trị của việc gần gũi với thiên nhiên trong phát triển các kỹ năng sinh tồn cơ bản.

Hành trình tìm cháu bé lạc trong rừng 5 ngày ở Yên Bái

Đinh Đại |

Sau 5 ngày tìm kiếm, cháu bé 6 tuổi đi lạc trong rừng ở Văn Yên (Yên Bái) đã được tìm thấy cách khu vực mất tích khoảng 10km, trong điều kiện sức khoẻ ổn định.

Tìm thấy 3 du khách đi lạc trong rừng sâu ở Lâm Đồng

Mai Hương |

Lâm Đồng - Các lực lượng chức năng ở huyện Lạc Dương vừa kịp thời giải cứu thành công 3 du khách đi lạc trong rừng.

Bệnh viện 220 tỉ đồng ở Lào Cai chậm cả năm chưa hoàn thiện

Đinh Đại |

Dù đã chậm tiến độ hoàn thành đến 18 tháng nhưng BVĐK huyện Mường Khương (Lào Cai) vẫn chưa làm xong đường dẫn khiến người bệnh đi lại khó khăn.

Cận cảnh hậu quả ở nơi đầu tiên chịu ảnh hưởng của bão Yagi

Thanh Hà - Hữu Chánh (Nguồn: AFP) |

Ít nhất 14 người chết tại Philippines khi bão Yagi mang theo gió mạnh, mưa lớn và gây gián đoạn trên diện rộng ở quốc đảo này.

Ấn tượng chợ cá Cồn Gò lúc bình minh

TRẦN TUẤN |

Chợ cá Cồn Gò ở ven đê biển xã Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) là nơi giao thương mua bán hải sản giữa ngư dân với các tiểu thương, cư dân địa phương.

Đội tuyển Việt Nam với bài học lớn từ châu Âu

TAM NGUYÊN |

Thay vì đòi hỏi một điều gì đó quá xa vời về mặt kết quả, người hâm mộ Đội tuyển Việt Nam cũng như thầy trò huấn luyện viên Kim Sang-sik nên hướng đến trận gặp đội tuyển Nga như một cơ hội để học hỏi từ nền bóng đá mạnh ở châu Âu.

Mỏ dầu lớn nhất Trung Quốc lập kỷ lục mới

Thanh Hà |

Mỏ dầu Bột Hải - cơ sở sản xuất dầu thô ngoài khơi lớn nhất Trung Quốc - đạt sản lượng dầu thô hằng ngày cao kỷ lục.

Kỹ năng sinh tồn nhìn từ vụ em bé 5 ngày lạc trong rừng

Hoàng Văn Minh |

Vụ em bé 6 tuổi sống sót thần kỳ sau 5 ngày bị lạc trong rừng cho thấy giá trị của việc gần gũi với thiên nhiên trong phát triển các kỹ năng sinh tồn cơ bản.

Hành trình tìm cháu bé lạc trong rừng 5 ngày ở Yên Bái

Đinh Đại |

Sau 5 ngày tìm kiếm, cháu bé 6 tuổi đi lạc trong rừng ở Văn Yên (Yên Bái) đã được tìm thấy cách khu vực mất tích khoảng 10km, trong điều kiện sức khoẻ ổn định.

Tìm thấy 3 du khách đi lạc trong rừng sâu ở Lâm Đồng

Mai Hương |

Lâm Đồng - Các lực lượng chức năng ở huyện Lạc Dương vừa kịp thời giải cứu thành công 3 du khách đi lạc trong rừng.