Xuống biển cắt "lộc trời", người dân xã đảo Quảng Nam kiếm tiền triệu mỗi vụ

Văn Trực |

Từ sáng sớm, nhiều ngư dân làng chài thôn Thuận An (xã đảo Tam Hải, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam) đã tất bật đi khai thác rong mơ ở vùng biển Bàn Than. Dọc bờ biển Bấc của xã đảo Tam Hải, rong mơ được phơi trải dài như tấm thảm trên cát, tiếng cười nói của những người phơi rong mơ nhộn nhịp cả một vùng.

Giữa tháng 4 âm lịch là thời điểm rong mơ vào mùa vụ chính, sản lượng khai thác nhiều đem lại nguồn thu nhập lớn cho người dân từ hàng chục năm nay. Thời gian này, nhiều ngư dân làng chài Thuận An dừng việc đánh bắt hải sản để tranh thủ khai thác rong mơ vào mùa.

Xuống biển khai thác rong mơ từ rạng sáng và trở về khi mặt trời đứng bóng, ông Huỳnh Trọng Kim (thôn Thuận An, xã Tam Hải) cho biết, hằng ngày vợ chồng ông cùng với con trai ra biển từ 5h sáng.

Sau khi neo thuyền, ông cùng con trai lặn xuống để cắt và chờ cho rong nổi lên mặt nước, vợ ông sẽ dùng lưới gom cho vào thúng, sau đó đem phơi khô khi bán cho thương lái.

“Bình quân, mỗi ngày vợ chồng tôi cắt được 4 thúng rong tươi, sau khi phơi khô thì được khoảng 2,5 tạ, đem về khoảng 2 triệu đồng. Nghề tuy cực nhưng đem lại nguồn thu nhập khá, hơn nữa nếu không khai thác ở giai đoạn này thì rong mơ cũng tự tàn và chết đi”, ông Kim cho biết.

“Bình quân mỗi ngày vợ chồng tôi cắt được 4 thúng rong tươi, sau khi phơi khô thì được khoảng 2,5 tạ, đem về khoảng 2 triệu đồng. Nghề tuy cực nhưng đem lại nguồn thu nhập khá, hơn nữa nếu không khai thác ở giai đoạn này thì rong mơ cũng tự tàn và chết đi”, ông Kim cho biết.
Rong mơ tươi được đưa lên bờ phơi khô và bán với giá 7.000 đồng/kg. Ảnh: Văn Trực

Rong mơ sinh trưởng và tập trung nhiều ở độ sâu từ 3-5 mét trên vùng biển Bàn Than nên người dân phải dùng thuyền, thúng để ra biển hái rong. Để hái được rong đòi hỏi ngư dân phải biết các kĩ năng lặn, ngụp và sử dụng mặt nạ dưỡng khí trong quá trình khai thác.

Mỗi thúng mơ tươi bình quân đem về cho ngư dân khoảng 1- 1,5 tạ rong khô.

Theo người dân địa phương, những năm gần đây, sản lượng rong mơ có dấu hiệu giảm đi nên ngư dân cũng rất có ý thức trong quá trình khai thác. Để bảo tồn nguồn lợi mơ tự nhiên, người dân chọn khai thác đúng mùa vụ và đúng cách.

Cứ đến mùa rong mơ, cả gia đình 4 người nhà bà Nguyễn Thị Hoa (thôn Thuận An, xã Tam Hải) lại hứng khởi cùng nhau tham gia đi cắt.

"Gia đình tôi hành nghề cũng đã hơn chục năm nay, đây là nguồn thu nhập chính của gia đình vào mùa hè. Đây cũng là lộc trời mà thiên nhiên ban tặng nên chúng tôi vừa khai thác vừa giữ gìn. Đối với rong mơ đủ tuổi khai thác, chúng tôi chỉ cắt ngọn, để gốc cho rong phát triển những mùa vụ sau. Đặc biệt là không khai thác rong mơ non", bà Hoa nói.

Mùa mơ sẽ kéo dài từ tháng 4 đến tháng 6 Âm lịch hằng năm.

Những thảm mơ khô được trải dài dọc bờ biển Bấc thôn Thuận An.
Những thảm rong mơ khô được trải dài dọc bờ biển Bấc (thôn Thuận An, xã Tam Hải). Ảnh: Văn Trực
Nếu trời nắng gắt rong mơ sẽ phơi trong vòng 24 tiếng là vừa đủ để bán cho thương lái.
Nếu trời nắng gắt, rong mơ sẽ được phơi trong vòng 24 tiếng là vừa đủ để bán cho thương lái. Ảnh: Văn Trực
Nếu trời nắng gắt rong mơ sẽ phơi trong vòng 24 tiếng là vừa đủ để bán cho thương lái. Ảnh: Văn Trực
Ngoài ra, người dân còn phải thường xuyên đảo qua lại để rong mơ khô đều và đề phòng cả trời mưa dông. Ảnh: Văn Trực
Nghề hái rong mơ còn giúp giải quyết việc làm cho hàng chục người lao động ở trên đảo, chủ yếu là những người già và phụ nữ thất nghiệp. Với công việc phơi thuê, mỗi ngày người dân được trả công từ 200 - 300 ngàn đồng.
Nghề hái rong mơ còn giúp giải quyết việc làm cho hàng chục người lao động ở trên đảo, chủ yếu là những người già và phụ nữ thất nghiệp. Với công việc phơi thuê, mỗi ngày người dân được trả công từ 200.000 - 300.000 đồng.
Nghề hái rong mơ đòi hỏi người lao động phải có sức bền, chịu khó vì mùa rong mơ cũng chính là mùa nắng nóng đỉnh điểm nhất ở xã Tam Hải. Ảnh: Văn Trực
Nghề hái rong mơ đòi hỏi người lao động phải có sức bền, chịu khó vì mùa rong mơ cũng chính là mùa nắng nóng đỉnh điểm nhất ở xã Tam Hải. Ảnh: Văn Trực
 
Dưới nền nhiệt cao của mùa hè, người dân dựng những chiếc chòi nhỏ trên bãi biển để tránh nắng khi phơi rong mơ. Ảnh: Văn Trực
Sau khi phơi khô, người dân sẽ cho rong mơ vào bao và đem cân trước khi bán cho thương lái. Rong mơ sau đó sẽ được dùng để nấu nước thảo mộc. Ảnh: Văn Trực
Sau khi phơi khô, người dân sẽ cho rong mơ vào bao và đem cân trước khi bán cho thương lái. Rong mơ sau đó sẽ được dùng để nấu nước thảo mộc. Ảnh: Văn Trực
Hiện nay, ở xã Tam Hải có hơn 100 hộ dân tham gia khai thác rong mơ. Vào mùa rong mơ, trung bình mỗi gia đình thu về hơn 50 triệu đồng. Ảnh: Văn Trực
Hiện nay, ở xã Tam Hải có hơn 100 hộ dân tham gia khai thác rong mơ. Vào mùa rong mơ, trung bình mỗi gia đình thu về hơn 50 triệu đồng mỗi vụ. Ảnh: Văn Trực
Văn Trực
TIN LIÊN QUAN

Săn “lộc trời” giữa những cánh rừng nguyên sinh

THANH TUẤN |

Những ngày này, nhiều người dân ở huyện Kbang, tỉnh Gia Lai lại khăn gói rủ nhau vào rừng để săn “lộc trời” là những tổ ong nằm vắt vẻo trên cành cây cao. Sản vật từ rừng giúp họ có thêm thu nhập chút đỉnh để trang trải cuộc sống.

Người dân đổ xô ra biển vớt “lộc trời" đầu năm mới

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - Vài ngày nay, sò dạt vào rất nhiều ở bờ biển thuộc xã Kỳ Phú (huyện Kỳ Anh) nên người dân đổ xô ra vớt “lộc” cho thu nhập khá những ngày đầu năm mới Quý Mão.

Đội mưa, hái “lộc trời” trên ghềnh đá chênh vênh

Văn Trực |

Cứ đến độ tháng 11-12 âm lịch hằng năm, sau những đợt mưa kéo dài, người dân làng chài Nam Ô (phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng) lại rủ nhau đổ ra khu vực ghềnh đá ven biển để hái rong biển (dân quanh vùng vui gọi là lộc trời). Trời tờ mờ sáng, tiếng í ới gọi nhau, tiếng cạo rong như át cả tiếng sóng.

Tiền đổ vào cổ phiếu sau màn nhảy dưới mưa của Chủ tịch ACB Trần Hùng Huy

Anh Kiệt |

Song hành với độ nóng trên mạng xã hội của Chủ tịch ACB Trần Hùng Huy, dòng tiền đổ vào cổ phiếu của ngân hàng này cũng sôi động thấy rõ.

U20 nữ Việt Nam để thua ở lượt trận cuối vòng loại giải U20 nữ châu Á 2024

HOÀNG HUÊ |

U20 nữ Việt Nam để thua 0-2 trước U20 nữ Australia ở lượt trận cuối vòng loại giải U20 nữ châu Á 2024, qua đó bước vào vòng chung kết với vị trí nhì bảng A.

Trả hồ sơ, yêu cầu điều tra bổ sung vụ cháy quán karaoke chết 32 người

ĐÌNH TRỌNG |

Bình Dương - Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Dương đã hoàn tất kết luận điều tra, đề nghị truy tố ba bị can vụ cháy quán karaoke làm 32 người chết. Tuy nhiên, Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Bình Dương trả hồ sơ, yêu cầu điều tra bổ sung.

Mẹ chưa hết sốc, con gái vẫn hôn mê sâu trong vụ ôtô tông loạt xe máy

ĐÌNH TRỌNG |

Bình Dương - Liên quan đến vụ tài xế xe có nồng độ cồn lái xe ôtô tông hàng loạt xe máy dừng chờ đèn đỏ, hiện 1 nạn nhân là thiếu nữ vẫn bị hôn mê sâu. Công an tỉnh Bình Dương chỉ đạo củng cố hồ sơ, khởi tố vụ án để điều tra.

Tin 20h: Dự báo số lượng bão và áp thấp nhiệt đới từ tháng 6 - 8 năm 2023

Nhóm PV |

Tin 20h ngày 7.6: Quán ăn bị cắt điện đột ngột, nhân viên dùng bìa cát tông quạt cho khách; EVN lý giải việc tăng giá điện trong khi công ty con có tiền gửi ngân hàng; Dự báo số lượng bão và áp thấp nhiệt đới từ tháng 6 - 8 năm 2023...

Săn “lộc trời” giữa những cánh rừng nguyên sinh

THANH TUẤN |

Những ngày này, nhiều người dân ở huyện Kbang, tỉnh Gia Lai lại khăn gói rủ nhau vào rừng để săn “lộc trời” là những tổ ong nằm vắt vẻo trên cành cây cao. Sản vật từ rừng giúp họ có thêm thu nhập chút đỉnh để trang trải cuộc sống.

Người dân đổ xô ra biển vớt “lộc trời" đầu năm mới

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - Vài ngày nay, sò dạt vào rất nhiều ở bờ biển thuộc xã Kỳ Phú (huyện Kỳ Anh) nên người dân đổ xô ra vớt “lộc” cho thu nhập khá những ngày đầu năm mới Quý Mão.

Đội mưa, hái “lộc trời” trên ghềnh đá chênh vênh

Văn Trực |

Cứ đến độ tháng 11-12 âm lịch hằng năm, sau những đợt mưa kéo dài, người dân làng chài Nam Ô (phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng) lại rủ nhau đổ ra khu vực ghềnh đá ven biển để hái rong biển (dân quanh vùng vui gọi là lộc trời). Trời tờ mờ sáng, tiếng í ới gọi nhau, tiếng cạo rong như át cả tiếng sóng.