Xử lý dứt điểm tình trạng lấn chiếm trái phép đất rừng tại Đắk Lắk

BẢO TRUNG |

Với tình trạng người dân di cư tự do phá rừng, lấn chiếm trái phép đất rừng, cơ quan chức năng huyện Ea Súp (tỉnh Đắk Lắk) đang quyết liệt xử lý dứt điểm. Mục tiêu của việc này là đất rừng phải trả nợ cho rừng.

Tăng cường tuần tra, ngăn chặn nạn phá rừng

Anh Ha Lê Ha Ben, nhân viên kiểm lâm địa bàn xã Ia J’Lơi, huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk đang được giao nhiệm vụ quản lý, bảo vệ khoảng 1.000ha rừng và đất rừng. Từ trung tuần tháng 7 đến nay, đều đặn mỗi tuần 2 lần, anh Ha Ben đều lặn lội vượt tổng cộng 300km (cả đi lẫn về) đến địa bàn giáp ranh giữa huyện Ea H’Leo (tỉnh Đắk Lắk) và huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) nhằm tuần tra, bảo vệ rừng. Đây được cho là điểm nóng phá rừng, lấn chiếm đất rừng trong những năm qua.

Anh Ha Ben cho biết: "Với tinh thần trách nhiệm, tôi luôn xác định phải lội suối, băng rừng để đến hiện trường để kiểm tra định kỳ, đột xuất. Nhờ đó, trên địa bàn tôi quản lý khoảng 1 tháng qua chưa phát hiện trường hợp nào vi phạm Luật lâm nghiệp".

Thống kê của Hạt kiểm lâm huyện Ea Súp cho thấy, trong 6 tháng đầu năm 2024, trên địa bàn đã xảy ra 32 vụ phá rừng trái pháp luật, tổng diện tích bị thiệt hại lên đến hơn 7,79ha. Khối lượng lâm sản bị tịch thu vào khoảng 11m3 gỗ, phạt hành chính 47 triệu đồng.

Theo lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Đắk Lắk, tình trạng vi phạm lâm luật vẫn diễn biến phức tạp, còn tồn tại điểm nóng về phá rừng. Trong đó, vận chuyển, tàng trữ lâm sản trái phép và chống người thi hành công vụ còn diễn ra. Tuy nhiên, bên cạnh đó, trách nhiệm của một số chủ rừng và lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng chưa cao, tình trạng mất rừng vẫn diễn ra.

Nguyên nhân phá rừng chủ yếu là do các đơn vị chủ rừng không đủ lực lượng chuyên trách để bảo vệ rừng. Một số công ty lâm nghiệp một thành viên nợ lương kéo dài khiến cán bộ chuyên trách bảo vệ rừng xin nghỉ việc ngày một nhiều hơn...

Kiên quyết thu hồi đất rừng bị lấn chiếm

Cuối năm 2023, Báo Lao Động đã phán ánh tình trạng, tại tiểu khu 267 - 268 (xã Ea Bung) đã có nhiều đối tượng lén lút, cày xới phá rừng, lấn chiếm đất để trồng cây ngắn ngày, xây dựng nhà trái phép để cư trú.

Đối với vấn đề này, Chủ tịch UBND huyện Ea Súp Đỗ Xuân Dũng cho biết: "Đến đầu tháng 8.2024, cơ quan chức năng của huyện đã thu hồi được hơn 50% diện tích đất xâm canh, lấn chiếm trái phép của các đối tượng. Trong thời gian tới, quan điểm của chúng tôi là phải xử lý dứt điểm tình trạng này, thu hồi 100% diện tích đất, ngăn chặn không để tái diễn tình trạng người dân phá rừng, lấn chiếm đất làm rẫy, cư trú trái phép".

Mới đây hơn, vào tháng 7.2024, Báo Lao Động cũng đã đăng tải bài viết: “Nhức nhối tình trạng di cư tự do phá rừng để làm nương rẫy ở Đắk Lắk". Nội dung bài viết phản ánh, mặc dù các cơ quan chức năng đã nhiều lần tổ chức truy quét, xử lý, nhưng tình trạng người dân phá rừng, lấn chiếm đất đai để canh tác, phát triển sản xuất vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp ở huyện biên giới Ea Sup.

Theo lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đắk Lắk, lực lượng kiểm lâm ở các cơ sở đang chịu áp lực rất lớn từ dân di cư tự do, nhất là người đồng bào dân tộc thiểu số đang sinh sống trong rừng, gần rừng. Họ phá rừng để lấy đất ở, đất canh tác, khai thác, vận chuyển lâm sản trái pháp luật.

Ở góc độ địa phương, ông Đỗ Xuân Dũng - Chủ tịch UBND huyện Ea Súp - nhận định, bên cạnh việc nắm bắt thông tin báo chí phản ánh, Ban Thường vụ Huyện ủy, UBND huyện luôn theo dõi chặt chẽ, quan tâm đến những điểm "nóng" xảy ra tình trạng người dân di cư tự do phá rừng để làm nương rẫy.

Quan điểm của chính quyền địa phương đó là phải thu hồi lại diện tích đất rừng đã mất, xử lý nghiêm các trường hợp xâm canh, lấn chiếm đất lâm nghiệp trái phép. Thực hiện chỉ đạo của UBKT Trung ương, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh, huyện đã và đang quyết tâm xử lý các trường hợp vi phạm về quản lý bảo vệ rừng và quản lý đất đai.

Ngoài ra, huyện đã thành lập 2 đoàn kiểm tra thực địa tại địa bàn các xã đã xảy ra tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất trái phép nhằm xây dựng các phương án xử lý.

BẢO TRUNG
TIN LIÊN QUAN

Đắk Nông thu hồi 2,3ha đất rừng để bố trí định canh cho dân

Phan Tuấn |

Đắk Nông - Huyện Đắk Glong vừa thực hiện giải tỏa, thu hồi đất để bố trí tái định canh cho người dân thuộc diện bị giải tỏa khi thực hiện dự án thủy điện.

Cưỡng chế hộ dân chiếm đất rừng đặc dụng Phú Quốc xây nhà

NGUYÊN ANH |

Ông P đã chiếm hơn 971m2 đất rừng đặc dụng do Vườn Quốc gia Phú Quốc quản lý để xây nhà.

Tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng còn xảy ra tại tỉnh Lâm Đồng

Mai Hương |

Tại Kỳ họp Hội đồng Nhân dân (HĐND) tỉnh Lâm Đồng khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026, nhiều đại biểu lo ngại về tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng còn xảy ra tại địa phương.

Sở GDĐT Thái Bình xin lỗi thí sinh, phụ huynh về sai sót

TRUNG DU |

Đại diện lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Bình xin lỗi và mong thí sinh, phụ huynh, nhân dân thông cảm về sự cố sai sót điểm thi vào lớp 10.

Nữ tài xế lái xe PKL gây tai nạn có vi phạm tốc độ?

An Nhiên |

Yên Bái - Thời điểm xảy ra tai nạn, trên xe phân khối lớn (PKL) không có ổ đen ghi dữ liệu nên đến chưa xác định được tốc độ phương tiện gây tai nạn.

Cựu Chủ tịch Bắc Ninh nhận quà sinh nhật 1 tỉ đồng từ bà chủ AIC

Việt Dũng |

Ông Nguyễn Tử Quỳnh - cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh bị cáo buộc nhận hối lộ hàng tỉ đồng, trong đó có dịp sinh nhật được bà chủ AIC tặng quà 1 tỉ đồng.

Đại tá Nguyễn Hữu Hợp làm Giám đốc Công an tỉnh Quảng Nam

Hoàng Bin |

Đại tá Nguyễn Hữu Hợp - Giám đốc Công an tỉnh Quảng Bình - được Bộ trưởng Bộ Công an điều động sang làm Giám đốc Công an tỉnh Quảng Nam.

Doanh nghiệp chiếm đường của dân, chính quyền cơ sở bất lực

Việt Bắc |

Thái Nguyên - Đường đi chung tại tổ 7, thị trấn Trại Cau (Đồng Hỷ) bị doanh nghiệp quây tôn, dựng công trình trái phép, chiếm dụng lối đi hơn 1 năm nay.

Đắk Nông thu hồi 2,3ha đất rừng để bố trí định canh cho dân

Phan Tuấn |

Đắk Nông - Huyện Đắk Glong vừa thực hiện giải tỏa, thu hồi đất để bố trí tái định canh cho người dân thuộc diện bị giải tỏa khi thực hiện dự án thủy điện.

Cưỡng chế hộ dân chiếm đất rừng đặc dụng Phú Quốc xây nhà

NGUYÊN ANH |

Ông P đã chiếm hơn 971m2 đất rừng đặc dụng do Vườn Quốc gia Phú Quốc quản lý để xây nhà.

Tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng còn xảy ra tại tỉnh Lâm Đồng

Mai Hương |

Tại Kỳ họp Hội đồng Nhân dân (HĐND) tỉnh Lâm Đồng khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026, nhiều đại biểu lo ngại về tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng còn xảy ra tại địa phương.